Một Số Chính Sách Mới Liên Quan đến Tiền Lương Và Sử Dụng Ngân ...
Có thể bạn quan tâm
Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công nhân, viên chức quốc phòng; Truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc Bộ Quốc phòng; quy định rút tiền từ ngân sách vượt mức phải đăng ký trước; Hỗ trợ tiền cho cán bộ kiểm tra hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính;…là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 4/2017.
Quy định mới về tiền lương, phụ cấp quốc phòng
Nghị định 19/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với công nhân quốc phòng và phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng. Nghị định có hiệu lực từ 15/4.
Cụ thể, mức lương thực hiện bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ. Hệ số lương được quy định chi tiết tại Bảng lương ban hành kèm theo Nghị định; trong đó, phân thành ba loại A, B, C với 4 nhóm đối tượng, 10 bậc lương, hệ số cao nhất lên đến 6.65 và thấp nhất là 2.70.
Ngoài ra, Nghị định quy định các loại phụ cấp, trợ cấp đối với công nhân quốc phòng gồm: Thâm niên vượt khung; Khu vực phụ cấp đặc biệt; độc hại nguy hiểm; trách nhiệm công việc; công vụ; công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Sẽ truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong Bộ Quốc phòng
Thông tư 37/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng ngày 16/2/2017 về hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong Bộ Quốc phòng; có hiệu lực kể từ ngày 2/4/2017.
Theo đó, BHXH Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc Bộ Quốc phòng trong một số trường hợp.
Thông tư áp dụng đối với tất cả người lao động trong Bộ Quốc phòng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; công nhân, viên chức quốc phòng, công chức, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn...
Đặc biệt, Thông tư của Bộ Quốc phòng nêu rõ, sẽ truy thu, truy đóng BHXH đối với các trường hợp: trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH cho người lao động; điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH cho người lao động; đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng. Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu. Riêng đối với trường hợp đóng bù và truy thu khi điều chỉnh tăng tiền lương thì số tiền truy thu sẽ không bị tính lãi chậm đóng.
Đơn vị sử dụng NSNN được đăng ký rút tiền mặt qua mạng; rút tiền từ ngân sách vượt mức phải đăng ký trước
Nội dung trên được quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/4/2017.
Theo đó, các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện giao dịch rút tiền mặt với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh từ 200 triệu đồng trở lên và 100 triệu đồng trở lên với cấp huyện phải đăng ký với Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trước ít nhất 1 ngày làm việc.
Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước khi giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt từ 1 tỷ đồng trở lên trong 1 lần thanh toán thì thực hiện rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc cấp huyện mở tài khoản.
Đơn vị phải làm thủ tục rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại ngay trong ngày được Kho bạc Nhà nước chuyển chứng từ rút tiền mặt sang ngân hàng thương mại. Trường hợp chưa rút được tiền mặt ngay trong ngày, đơn vị phải thông báo cho Kho bạc Nhà nước biết để phối hợp xử lý các chứng từ rút tiền mặt đã chuyển theo quy trình thanh toán song phương điện tử giữa Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại.
Hỗ trợ tiền cho cán bộ kiểm tra hồ sơ xử phạt VPHC
Thông tư 19/2017/TT-BTC ngày 28/02/2017 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước cho công tác quản lý Nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; có hiệu lực từ ngày 15/4.
Theo đó, cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, đánh giá các văn bản, tài liệu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính có nội dung phức tạp, phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng được hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/hồ sơ.
Ngoài ra, Thông tư còn hướng dẫn thêm một số khoản chi có tính chất đặc thù trong theo dõi thi hành pháp luật xử lý VPHC như: Chi tổ chức cuộc thi, hội thi công tác quản lý Nhà nước về thi hành pháp luật xử lý VPHC thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014; chi mua, thuê trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về thi hành pháp luật xử lý VPHC thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định số 58/201/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ...
Quản lý vốn địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội
Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2007.
Theo đó, nguồn vốn thực hiện chính sách trên bao gồm: Nguồn vốn còn lại tại thời điểm giải thể của Quỹ giải quyết việc làm địa phương thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Nguồn vốn ngân sách địa phương trích hàng năm ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định; Nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn ủy thác.
Cơ quan chuyên môn được UBND các cấp ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH các cấp. Cụ thể, đối với cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh; đối với cấp huyện, cơ quan chuyên môn ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện.
Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay (nếu có) do UBND cấp tỉnh quyết định.
Cổng TTĐT tỉnh (nguồn: các văn bản QPPL)
Từ khóa » Cách Tính Lương Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
-
Về Chế độ Tiền Lương Và Phụ Cấp đối Với Cán Bộ, Viên Chức Ngân ...
-
Thông Tư 09/2003/TT-BLĐTBXH Chế độ Tiền Lương Và Phụ Cấp Cán ...
-
HOT - Sơ Lược Về Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - VBSP | U&Bank
-
Hỏi đáp Chính Sách | Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - VBSP
-
Chi Tiết Bảng Lương Công Chức Ngân Hàng Mới Nhất - LuatVietnam
-
Chính Sách Tiền Lương Năm 2022 Và Những điểm Mới đáng Chú ý
-
Cải Cách Chính Sách Tiền Lương để Nâng Cao đời Sống Cho CBCCVC ...
-
Ngân Hàng CSXH Huyện: Người Sử Dụng Lao động Vay Vốn Tại Ngân ...
-
HỆ THỐNG VĂN BẢN - Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Phú ...
-
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Huyện Triển Khai Cho Vay Trả Lương ...
-
LÃI SUẤT CHO VAY - Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Hậu Giang
-
Trợ Cấp Thôi Việc Tính Theo Mức Lương Nào?
-
Lương Cơ Sở Là Gì? Cập Nhật Mức Lương Cơ Sở Năm 2022 Mới Nhất