Một Số Chú ý Trong Kỹ Thuật Bón Phân

Ảnh minh họa (s/t)

1. Bón phân phải đúng đất

Đất giàu đạm, màu mỡ  giảm bớt lượng đạm. Trên những vùng đất cát, khả năng rửa trôi phân bón cao thì nên chia phân ra làm nhiều lần để sử dụng, cũng như tăng thêm lượng phân. Ngược lại với đất nhiều sét thì có thể giảm số lần bón.

Trên ruộng lúa nên thực hiện bón ít ở những nơi trũng. Điều cần thiết là cần tính toán chỗ ít, chỗ nhiều ngay từ ban đầu và lên phương án sử dụng máy móc hoặc rải tay sao cho đều trên ruộng. Biện pháp bón phân vá áo, tăng thêm lượng phân ở chỗ lúa xấu và giảm lượng phân ở chỗ lúa tốt cũng được khuyến cáo sử dụng để tạo độ đồng đều cho cây.

2.  Bón phân phải đúng loại cây trồng

Các cây họ đậu cần ít đạm hơn lân và kali. Vì rễ cây họ đậu có các vi sinh vật sống cộng sinh cố định đạm khí trời cung cấp cho cây, làm giàu cho cây và đất. Đối với ngô thì bón đạm sunfat (SA) tốt hơn Ure, vì lưu huỳnh trong SA cũng là chất dinh dưỡng mà ngô rất cần. Kali được coi là loại phân rất cần thiết cho những cây trồng lấy củ còn đối với những cây trồng để lấy lá như bắp cải,,,thì đòi hỏi bón nhiều phân đạm. Bắp cải sẽ không cuốn thành bắp nếu thiếu đạm, mặt khác nếu dư đạm thì có thể làm bắp cuốn không chặt và bị thối bên trong và làm giảm nhanh phẩm chất bắp cải trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

3. bón phân phải đúng thời kỳ sinh trưởng của cây

- Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng cần một nguồn dưỡng chất khác nhau. Vì vậy phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực, và trong mỗi thời kỳ lại chia làm 2 hay nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm

+ Giai đoạn sau cây cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi trung lượng.

- Ví dụ: Cây lúa: Đạm có thể được chia ra bón nhiều lần, kể cả lúc đã trổ bông, song đối với lân thì phải bón lót thì mới có hiệu quả. Đối với kali cần bón lót và bón sau trỗ để giúp cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt tốt hơn hoặc bón lúc có bộ lá lớn nhất cần thiết cho quá trình quang hợp.

Giai đoạn nào cũng không nên bón quá mức nhu cầu của cây nên bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách cân đối.

4. Bón phân phải đúng liều lượng

Để phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, đúng tỷ lệ cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón thúc để bón lót và ngược lại,  người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.

Ảnh: Hướng dẫn sử dụng phân bón trên sản phẩm

Ví dụ: Lượng đạm bón cho lúa ở vụ Mùa ít hơn ở vụ đông Xuân, vì vụ Mùa nắng nóng nhiệt độ cao hơn vụ đông xuân, do vậy các chất dinh dưỡng giải phóng từ trong đất dễ dàng và nhiều hơn.

Căn cứ vào năng suất cây trồng chọn lượng phân bón: Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì lượng phân càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả có đủ dưỡng chất để làm quả to.

5. Bón phân theo tỷ lệ giữa các loại phân

Tỉ lệ giữa các loại phân tạo nên sự cân đối theo yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, từng giống, từng mùa vụ, từng loại đất.

 

Loại đất

Đạm

Lân

Kali

Loại phân có tác dụng

Đất phù sa ngọt, sông Hồng

3

1

0

DAP, lân super

Đất chua

2

1

0,5

DAP, lân super, lân nung chảy

Đất bạc màu, đất xám

2

1,5

1

DAP, lân super, lân nung chảy

Đất phèn

1

1

0,3

DAP, lân super, lân nung chảy

Đất úng, kém thoát nước

1

1

0

DAP, lân super

Hình: Tỷ lệ đạm, lân,  kali (N, P2O5, K2O) bón cho lúa trên những vùng đất chính

 6. Những điều cần lưu ý khi trộn phân

Có những loại phân trộn được với nhau và khi bón cho cây các nguyên tố dinh dưỡng trong hỗn hợp đều phát huy được tác dụng tốt. Tuy vậy, có những loại phân không trộn lẫn với nhau được, bởi vì khi trộn, loại phân này có thể làm mất hoặc giảm các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong loại phân kia, hoặc tạo thành các chất có hại cho cây, làm xấu đất.

Khi trộn, cũng như khi bón cho cây phải chú ý đến độ đồng đều, tránh hiện tượng phân tầng, hạt nhỏ rơi tầng dưới nhiều hơn sẽ gây hiện tượng ngộ độc cho cây nếu thừa hoặc cây sinh trưởng phát triển kém nếu thiếu dinh một yếu tố dinh dưỡng nào đó. Khuyến cáo nên trộn mỗi đợt với số lượng nhỏ.

Phải nắm vững đặc tính của các loại phân, cách tính số lượng phân đơn cần thiết để pha đúng theo tỷ lệ mong muốn.

 

Loại phân

Sunfat amon, Clorua amon, Photphat amon

Nitrat amon

Ure

Super lan

Lân nung chảy

Phân Kali

Vôi, tro

Phân hữu cơ

Sunfat, Clorua amon

x

x

x

+

0

x

0

0

Nitrat amon

x

x

+

+

0

+

0

0

Ure

+

+

x

+

+

+

+

+

Super lan

+

+

+

x

+

+

0

x

Lân nung chảy

0

0

+

+

x

+

x

0

Phân Kali

x

+

+

+

+

x

+

x

Vôi, tro

0

0

x

0

x

+

x

0

Phân Hữu cơ

0

0

+

x

0

x

0

x

 

Hình:Khả năng phối hợp của các loại phân

Chú thích:       X:  Trộn được ;

                      +:   Chỉ trộn trước khi dùng

                       0:   Không được trộn

Để sử dụng phân bón hiệu quả, hợp lý đối với mỗi loại cây trồng cần có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng.

Phân bón có nhiều loại mỗi loại có một đặc điểm riêng. Có loại thích hợp cho loại đất này, không thích hợp cho loại đất kia hoặc bón tốt cho loại cây trồng này nhưng không nên bón cho loại cây trồng kia vì vậy hiểu được từng loại phân là cơ sở cho việc bón phân hợp lý nâng cao hiệu quả phân và bảo đảm duy trì độ phì nhiêu của đất.

Từ khóa » Trồng Luồng Mà Bỏ Urê