Một Số đặc điểm Cơ Bản Của An Ninh Phi Truyền Thống

Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử

Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Ban công tác đại biểu

Lời mở đầu

An ninh phi truyền thống (Non – Traditional Security) là một khái niệm mới, một vấn để của thế giới hiện đại, xuất hiện trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp. Đặc biệt, kể từ sau sự kiện chấn động 11/9/2001 tại nước Mỹ, khái niệm xuất hiện nhiều và dần phổ biến. Trong bối cành hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, an ninh phi truyền thống là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng đề phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chi các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc, cộng đồng và sự ổn định của mỗi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác nhân, chủ thể phi nhà nước.

Đối với Việt Nam, nội hàm khái niệm và ý nghĩa của vấn đề an ninh phi truyền thống được nhận thức từ rất sớm. Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 17/12/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về chiến lược an ninh quốc gia đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức đối với an ninh quốc gia của Việt Nam trong đó có vấn đề an ninh phi truyền thống. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và từng bước đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp đối với an ninh phi truyền thống và gắn các chủ trương, đối sách đó với các quan điểm, tư duy đổi mới kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường quốc phòng – an ninh bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa … sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và an ninh mạng.

Đặc điểm nổi bật của an ninh phi truyền thống

Từ khái niệm an ninh phi truyền thống, mối liên hệ và sự khác biệt giữa an ninh phi truyền thống với an ninh truyền thống cho phép chỉ ra các đặc điểm mang tính nổi trội của phạm trù đã nêu mang tính thống nhất như sau[1]:

a) An ninh phi truyền thống được chia làm hai loại, có tính chất bạo lực và phi bạo lực An ninh phi truyền thống có tính chất bạo lực “mang tính phi quân sự” ví dụ như: tội phạm khủng bố, buôn lậu ma túy, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia… Còn an ninh phi truyền thống phi bạo lực này sinh và biểu hiện của vấn đề chưa có màu sắc hoạt động bạo lực như: ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài chính, tiền tệ, bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm hoành hành …

b) An ninh phi truyền thống có đặc điểm mở rộng, lan tràn và có tính xuyên quốc gia. Đó là tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt một vấn đề là thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống hay là vấn đề lĩnh vực an ninh quốc gia của riêng một nhà nước mà không mang tính quốc tế. Rõ ràng, thiếu hụt tài nguyên, bùng nổ dân số, môi trường sinh thái xấu đi, xung đột tôn giáo dân tộc, khủng hoàng kinh tế và tài chính tiền tệ, chủ nghĩa khủng bổ, tấn công mạng thông tin, phố biến vũ khí giết người hàng loạt, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, nạn di dân kinh tế và di dân bất hợp pháp, lan tràn dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm cướp biển, rửa tiên phi pháp… đều ít nhiều mang tính xuyên quốc gia. Đặc trưng đó cho thấy, vấn đề an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng và tác dụng quan trọng đối với quan hệ giữa các quốc gia, khu vực và quan hệ quốc tế.

c) An ninh phi truyền thống đe dọa, uy hiếp đối với sinh mệnh, đời sống xã hội của công dân các nước và an ninh quốc gia, an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu, nhưng phương thức, mức độ, thời gian và hậu quả gây ra khác nhau. An ninh phi truyền thống không chi tác động ảnh hưởng đến sinh mệnh, đời sống của quốc gia bị chi phối, mà nó còn ảnh hưởng đến các quốc gia, vùng lãnh thổ lân cận trong khu vực lân cận và thậm chi toàn thế giới. Nhiều nội dung của an ninh phi truyền thống còn ảnh hưởng đến tất cả các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Ví dụ: vấn đề an ninh môi trường, vấn đề các loại dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm … nó không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia nào mà có thể lan tràn, ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia khác. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và tác động đến các quốc gia, các vùng lãnh thổ theo các phương thức, mức độ, thời gian và hậu quả khác nhau, có nước, khu vực bị tác động, ảnh hưởng nhiều, có nước, khu vực bị ảnh hưởng ít, tùy thuộc vào các yếu tố khác, cũng như vị trí địa lý. Vì vậy, giải quyết và đưa ra giải pháp đối phó vấn đề an ninh phi truyền thống không chỉ có một quốc gia đơn lẻ nào thực hiện mà là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.

d) Các vấn đề của lĩnh vực an ninh phi truyền thống có tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vấn đề an ninh ở một phương diện nào đó có thể dẫn đến hoặc kích thích bùng phát vấn đề an ninh khác và khiến cho ảnh hưởng và nguy hại mà nó tạo ra xuất hiện hiệu ứng nâng cấp lớn hơn, rộng hơn và nhanh hơn như sự nghèo đói, xung đột bộ tộc ở khu vực hồ lớn ở châu Phi liên quan đến vấn đề dân tị nạn; các hoạt động tội phạm và chủ nghĩa khủng bố cũng như tin tặc dưới nhiều hình thức câu kết lẫn nhau, buôn lậu ma túy và rửa tiền phi pháp, kinh tế ngầm, tội phạm có tổ chức và di dân bất hợp pháp, môi trường sinh thái xấu đi vì dân tị nạn và môi trường đều có liên hệ với nhau[2].

Trong một số vấn để đã hình thành “chuỗi xích” của “vấn đề – khủng hoảng – xung đột”, có thể kích thích lẫn nhau và tạo thành hiệu ứng nguy hại mang tính “dây chuyền” với phạm vi lớn hơn, đồng thời tạo thành uy hiếp” song trùng hoặc nhiều hơn đối với an ninh quốc gia và an ninh quốc tế như vấn đề tôn giáo dân tộc, vấn đề chủ nghĩa khủng bố … [3]

e) Vấn đề an ninh phim truyền thống thường là quá trình tích lũy tiềm tàng, dần dần hình thành phố (Như vấn đề môi trường sinh thái, tôn giáo dân tộc; có những vấn đề mở rộng, lan tràn tạo thành như bệnh dịch, khủng hoàng tài chính tiền tệ, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma túy)… Điều đó chủ yếu là chỉ vấn đề an ninh phi truyền thống có đặc tính “lan tòa” hoặc “chảy máu trong”, bệnh dịch SARS là một ví dụ. Chủ nghĩa khủng bố, do hoạt động của nó và sự thẩm thấu của quốc tế hóa khiến cho những quốc gia vốn không tồn tại vấn đề chủ nghĩa khủng bố lại xuất hiện. Ngoài ra, vấn đề an ninh phi truyền thống thường là bùng phát đột xuất dưới hình thức khủng hoảng, từ đó phát triển mà tạo thành mối uy hiếp nghiêm trọng và trực tiếp đối với an ninh quốc gia[4], Chẳng hạn, khủng hoảng tiền tệ ở khu vực Đông Á tháng 7/1997, bệnh dịch SARS hoành hành ở Hồng Kông (Trung Quốc) tháng 7/2003 hay sự kiện khủng bố 11/9/2001 đều có những đặc trưng như vậy.

Tóm lại, một điểm cần chú ý ở đây là giới định vấn đề liệu có thuộc về uy hiếp an ninh phi truyền thống” hoặc “uy hiếp an ninh mới” hay không hết sức quan trọng đối với việc tính toán và hoạch định chiến lược chính sách an ninh quốc gia. Tiêu chuẩn giới định quá hẹp có thể khiến cho quốc gia không hề có sự chuẩn bị khi xuất hiện một số vấn đề uy hiếp an ninh mới, tiêu chuẩn giới định quá rộng thì lại dễ khiến cho quốc gia không thể xác định thứ tự trước sau của mục tiêu chiến lược, chính sách an ninh quốc gia và sử dụng các loại tài nguyên ứng phó một cách hiệu quả. Do đó, giải pháp ứng phó trước thách thức an ninh phi truyền thống hướng tới là coi trọng vấn đề hợp tác song phương hoặc đa phương.

– Bên cạnh đó, gắn riêng và tiếp cận dưới góc độ khoa học luật hình sự, đặc điểm an ninh phi truyền thống gắn với các loại tội phạm phi truyền thống có tính xuyên quốc gia, có tổ chức mà sẽ được đề cập trong các bài viết cùng nhóm chủ đề này của Trung tâm Bồi dưỡng. Tuy nhiên, có thể được thể hiện qua ba đặc điểm chính sau đây:

Một là, an ninh phi truyền thống là trạng thái an ninh trong đó đòi hỏi việc bảo đàm sự an toàn, ổn định của mỗi con người, cũng như các quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế khỏi sự nguy hiểm gây ra;

Hai là, những mối hiểm nguy, những mối đe dọa hay thách thức được thể hiện dưới dạng là các tội phạm phi truyền thống có nguồn gốc phi quân sự từ bất kỳ tác nhân, chủ thể phi nhà nước nào;

Ba là, việc xử lý vấn đề an ninh phi truyền thống (nếu tiếp cận dưới góc độ khoa học luật hình sự) đòi hỏi Nhà nước có các biện pháp về phương diện pháp lý hình sự (sửa đổi quy định của Bộ luật Hình sự), kết hợp với tổng thể các biện pháp khác (chính trị, ngoại giao, quân sự, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa…) để xử lý hiệu quả vấn đề này (trên bình diện thực tiễn)./.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hưởng: An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

2. Đàm Trọng Tùng: Bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, Luận án tiến sĩ Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2016

[1] Xem Nguyễn Văn Hưởng: An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam, Sđd, tr.36-38.

[2] Xem Nguyễn Văn Hưởng: An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đổi phó ở Việt Nam, Sđd, tr.38. 13

[3] Xem Đảm Trọng Tùng: Bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, Luận án tiến sĩ Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2016, tr.35-36 14

[4] Xem Nguyễn Văn Hưởng: An ninh phi truyền thống: Nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam, Sđd, tr.38.

Từ khóa » Phi Truyền Thống Là Gì