Một Số đặc điểm Của Thai Nhi 29 Tuần Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua

1. Tại sao mẹ bầu nên theo dõi sự phát triển của thai nhi?

Niềm hạnh phúc của các bậc làm cha, làm mẹ đó là được chứng kiến sự phát triển từng ngày của thai nhi. Bên cạnh đó, việc theo dõi sự thay đổi của em bé trong bụng là vô cùng cần thiết. Như vậy, bạn sẽ biết con có phát triển bình thường, ổn định như bao em bé khác hay không?

thai nhi 29 tuần

Chúng ta không nên bỏ qua việc theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Nếu như có bất kỳ vấn đề bất thường nào, chúng ta có thể phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho bé. Đó là lý do vì sao trong khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu luôn đi khám thai định kỳ.

Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ dành cho người phụ nữ mang thai những lời khuyên bổ ích, xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp. Điều này góp phần giúp thai nhi phát triển ổn định, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé, tránh tình trạng dị tật hoặc các biến chứng nguy hiểm.

2. Một số đặc điểm của thai nhi 29 tuần tuổi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý theo dõi quá trình thay đổi của thai nhi ở một số thời điểm. Đó chính là dấu mốc phát triển cực kỳ quan trọng chúng ta không nên bỏ qua. Đặc biệt, khi thai nhi 29 tuần tuổi, bạn sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi thú vị.

thai nhi 29 tuần có kích thước thay đổi rõ rệt

Đối với thai nhi 29 tuần tuổi, kích thước và cân nặng có sự thay đổi rõ rệt.

2.1. Kích thước và cân nặng

Vấn đề đầu tiên thai phụ cần quan tâm đó là kích thước và cân nặng của em bé. Thông thường, thai nhi ở tuần thứ 29 sẽ dài tầm 35 - 40cm, đây là chiều dài tính từ đầu đến chân. Bên cạnh đó cân nặng của bé trong khoảng 1.4kg.

Nhìn chung, trong giai đoạn này kích thước của thai nhi tương đương với một quả bí ngô dài. Nếu bé nhà bạn có những chỉ số xấp xỉ như trên, mẹ bầu có thể yên tâm rằng con đang phát triển khá tốt.

2.2. Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể

Trong những vậy, đây là thời điểm các cơ quan bắt đầu có sự thay đổi khá rõ rệt. Lúc này, cơ bắp, phổi và hệ xương khớp đang dần dần phát triển và hoàn thiện hơn, có thể nói cơ thể của thai nhi bắt đầu trở nên cứng cáp hơn hẳn.

Đồng thời, não cũng là bộ phận phát triển cực kỳ nhanh chóng trong giai đoạn này, bạn nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng nhé. Kèm theo đó, đầu của em bé cũng gia tăng kích thước để phù hợp với sự phát triển của não bộ. Thông thường, thai nhi 29 tuần tuổi sẽ hướng đầu về phía tử cung và nằm dọc theo bụng mẹ bầu.

thai nhi 29 tuần có não bộ phát triển nhanh chóng

Đây là giai đoạn não bộ của bé phát triển nhanh chóng.

Đặc biệt, ở tuần thứ 29, mí mắt của thai nhi đã hoàn toàn hoàn thiện và em bé có thể nhắm, mở mắt. Biết được điều này, chắc hẳn các bậc phụ huynh rất vui và tự hào về sự phát triển từng ngày của con. Ngoài ra, toàn cơ thể sẽ được bao bọc bởi lớp lông tơ mềm, bảo vệ thai nhi khỏi những ảnh hưởng.

Bởi vì thai nhi có xu hướng phát triển và lớn dần lên cho nên lượng nước ối bắt đầu có dấu hiệu giảm đi. Nhờ vậy, thai nhi có nhiều không gian ở trong tử cung để phát triển.

3. Thai nhi 29 tuần tuổi biết làm những hành động gì?

Chắc hẳn cha mẹ rất tò mò không biết lúc này thai nhi có thể thực hiện những hành động đơn giản nào? Thậm chí, mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng một số cử động của bé. Các bậc phụ huynh rất thích thú theo dõi cử động của con, đó như là cách để họ trao đổi, trò chuyện với em bé.

Như đã phân tích ở trên thai nhi 29 tuần tuổi có kích thước lớn và chiếm khoảng không gian phù hợp trong tử cung. Vì thế, tần suất thai nhi đạp vào bụng mẹ tăng lên nhiều so với trước đây. Mẹ bầu có thể cảm nhận từng cú huých vào bụng, bạn hãy thử đếm số lần bé đạp vào bụng mình, rất thú vị đấy.

thai nhi 29 tuần hiếu động hơn và thường hay đạp vào bụng mẹ

Khi được 29 tuần tuổi, thai nhi trở nên hiếu động hơn, thường đạp vào bụng mẹ.

Thời gian này, não bộ phát triển cực kỳ nhanh chóng, đó là lý do vì sao em bé cảm nhận và phản ứng được với tiếng động hoặc ánh sáng. Để não phát triển tốt nhất, chúng ta nên dành thời gian trò chuyện cùng con, cho em bé nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn. Những lúc như vậy, thai nhi thường phản ứng bằng cách gò lên bụng của mẹ. Đây chính là cách cha mẹ giao tiếp với em bé, thật tuyệt vời!

Bên cạnh đó, em bé hoàn toàn có khả năng di chuyển tay: mút ngón tay hoặc là biểu lộ cảm xúc, ví dụ như cười hoặc nhăn mặt, chớp mắt,…

4. Những thay đổi của mẹ bầu trong thời gian này

Không chỉ thai nhi 29 tuần mà mẹ bầu cũng có khá nhiều sự thay đổi ở cơ thể cũng như tâm trạng. Bởi vì kích thước của thai nhi khá lớn, người phụ nữ thường gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, thông thường sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ tự biến mất và không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe và thẩm mỹ.

Kích thước của thai lớn cũng tác động, chèn ép với bàng quang khiến mẹ bầu rất hay đi vệ sinh. Đây là một hiện tượng khá phổ biến, bạn hãy cố gắng vượt qua trong khoảng thời gian mang bầu.

thai nhi 29 tuần mẹ có tâm trạng nhạy cảm

Mẹ bầu có tâm trạng khá nhạy cảm, người thân nên động viên họ thường xuyên.

Đặc biệt, tâm trạng của phụ nữ mang thai khá nhạy cảm và dễ thay đổi. Người thân nên hiểu điều này và thông cảm mỗi lúc họ vui buồn vô cứ, luôn động viên để họ bớt cảm giác tủi thân.

5. Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Vậy khi thai nhi 29 tuần tuổi, bạn nên bổ sung những dưỡng chất nào để đảm bảo sự phát triển ổn định của em bé?

Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ mang thai trong giai đoạn này cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi và sắt. Như vậy, em bé sẽ trở nên cứng cáp hơn đồng thời người mẹ không rơi vào tình trạng thiếu máu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con.

Bạn đừng quên bổ sung DHA cho cơ thể nhé, đây là những dưỡng chất thiết yếu để não bộ bé phát triển và hoàn thiện nhanh chóng. Một số thực phẩm giàu DHA đó là sữa, cá thu, cá hồi bạn hãy tham khảo nhé!

Hy vọng rằng bài viết này đã đem tới những kiến thức bổ ích về thai nhi 29 tuần tuổi. Mẹ bầu hãy theo dõi sát sao sự phát triển của con, đồng thời bổ sung những dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con nhé! Nếu chăm sóc cẩn thận, em bé chắc chắn sẽ chào đời khỏe mạnh.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi 29 Tuần