Một Số đề Văn Nghị Luận Xã Hội - Tuyển Sinh Lớp 10

MỘT SỐ ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - TUYỂN SINH 10

📌 Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 TPHCM có 3 phần: Đọc hiểu; Nghị luận xã hội; Nghị luận văn học. Trong đó phần Nghị luận xã hội, tạo lập văn bản ngắn với số điểm là 3.0 điểm được xem một trong những phần quan trọng để thí sinh lấy điểm tuyệt đối và nếu làm tốt phần nghị luận xã hội sẽ giúp HS có điểm cao trong bài văn của mình. Để làm tốt nghị luận xã hội Học sinh cần nắm rõ phương pháp làm bài của các dạng nghị luận thường gặp: Nghị luận về hiện tượng đời sống; Nghị luận về tư tưởng, đạo lí; Nghị luận về một hoặc nhiều vấn đề mang ý nghĩa xã hội rút ra từ tác phẩm văn học, mẫu chuyện ngắn, đoạn trích trên các văn bản báo chí…

📌 Bài văn nghị luận xã hội phải đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bàikết bài. Học sinh nắm vững các thao tác nghị luận xã hội: Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, phê phán, so sánh… Lí lẽ, lập luận vững vàng, rõ ràng, mạch lạc. Dẫn chứng cụ thể, chính xác, thuyết phục.

MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA

➖➖➖➖➖✳️🔆✳️➖➖➖➖➖

ĐỀ 1: Cuộc chiến chống Covid 19 cũng như mọi cuộc chiến khác, phải huy động tất cả nguồn lực. Nhìn từ cuộc chiến này, có ý kiến cho rằng: “ Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến”. Em hãy viết bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên)

✔️ Gợi ý: Chủ đề tinh thần đoàn kết

- Đoàn kết để bảo vệ, xây dựng đất nước vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Truyền thống ấy trải qua bao thời đại vẫn không ngừng được giữ gìn và phát huy.

- Ngày nay, cuộc chiến chống Covid 19 cũng như mọi cuộc chiến khác, phải huy động tất cả nguồn lực. Nhìn từ cuộc chiến này, có ý kiến cho rằng: “ Tinh thần đoàn kết là vũ khí mạnh mẽ nhất trong mọi cuộc chiến”.

- Chúng ta cùng bàn luận về ý kiến trên

- Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối thống nhất để tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề hay tiến hành một công việc nào đó.

➡️ Ý kiến trên đề nhấn mạnh đến ý nghĩa của tinh thần đoàn kết, đặc biệt là khi rơi vào những hoàn cảnh khó khăn như cuộc chiến chống Covid mà chúng ta đã và đang chiến đấu.

- Con người đơn độc lẻ loi thì không thể làm những việc lớn lao, cần có sự hợp tác của nhiều người. Ví dụ chống thú dữ, chống lũ lụt, hạn hán, chống giặc ngoại xâm. Mỗi con người trong xã hội chỉ như hạt cát nhỏ nhoi trong sa mạc. Một người tách riêng khỏi cộng đồng sẽ yếu dần đi và không thể đạt được những thành công to lớn. Đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh vật chất mà còn tăng sức mạnh tinh thần, sức mạnh ấy giúp ta vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công.

- Đoàn kết là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Đoàn kết giúp gắn kết con người với con người tạo nên một sự gắn bó vô cùng to lớn, tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng mọi khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

- Đoàn kết giúp con người gắn kết lại với nhau, từ đó tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đoàn kết sẽ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình tạo nên một sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công.

- Tinh thần đoàn kết có ý nghĩa to lớn trong nhiều mặt của cuộc sống. Ttrong lao động biết kết hợp sức lực và trí tuệ của nhiều người sẽ chinh phục được thiên nhiên Trong đời sống hằng ngày biết yêu thương, đoàn kết lẫn nhau sẽ vượt qua khó khăn trở ngại. Trong học tập, bạn bè đoàn kết cùng nhau trao đổi, bàn bạc thì sẽ hiểu bài nhanh hơn, phát sinh nhiều ý nghĩ sáng tạo, độc đáo hơn.

- Trong cuộc chiến chống Covid chúng ta cũng nhận ra sức mạnh của đoàn kết toàn dân một lòng, từ các chiến binh áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch, đến các lực lượng hậu phương lo từng bữa ăn cho những người khó khăn vượt qua cơn đại dịch.

- Thế nhưng, cũng có những người không biết đoàn kết chỉ sống riêng lẻ một mình vì mục đích cá nhân, ích kỷ, xấu xa. Những người gây chia rẽ, mất đoàn kết thì sẽ không bao giờ thành công.

- Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa cao quý của tình đoàn kết. Cần phân biệt rõ đoàn kết và kết bè kết cánh, tụ hợp nhau lại vì mục đích xấu xa.

- Cần phát huy truyền thống tốt đẹp này, biết đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Chúng ta phải biết đoàn kết, yêu thương giữa anh em trong gia đình, giữa bà con láng giềng và mọi người trong xã hội, cùng nhân dân trong cả nước đoàn kết vì lợi ích chung, đồng thời chống lại tư tưởng chia rẽ, bè phái.

- Bên cạnh đó ta cần phải xác định được rằng đoàn kết phải gắn với tình yêu thương chân thành không vụ lợi hay quá dựa dẫm vào người khác với danh nghĩa đoàn kết.

- Đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. Chúng ta mong sao trên trái đất này tất cả các dân tộc đều đoàn kết để chống chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật, cùng xây dựng cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

➖➖➖➖➖✳️🔆✳️➖➖➖➖➖

ĐỀ 2: Chiêm nghiệm và lắng lòng nhìn cuộc sống trong những ngày cả nước phòng chống dịch Covid 19, chúng ta rút ra được thông điệp ý nghĩa mà mỗi người phải biết

Thông điệp về sự hi sinh, thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.

“Chúng tôi đi làm vì các bạn. Xin các bạn ở nhà vì chúng tôi!” – đó là thông điệp từ chính đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe trên khắp cả nước. Dù đã có những người bị nhiễm bệnh, nhưng hơn bao giờ hết các y, bác sĩ, nhân viên y tế vẫn nỗ lực ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Điều họ mong muốn nhất lúc này, đó là sự chung tay, góp sức của cộng đồng, để sự hy sinh của những chiến sĩ áo trắng không trở nên vô nghĩa.

Thông điệp về nhân ái, chia sẻ trong mùa dịch Covid 19.

Phát khẩu trang miễn phí “Việc làm nhỏ - ý nghĩa lớn”

Mỗi việc làm tốt là bông hoa đẹp. Mỗi tấm lòng tốt làm cho bông hoa đẹp ấy ngát hương thơm. Những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp. Một hành động đẹp như thế đã góp phần xua tan đi nỗi lo dịch bệnh.

Thông điệp về lối sống có trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam.

Hàng nghìn sinh viên các trường đại học khối ngành y, dược như: Y Hà Nội, Y tế Công cộng, Y khoa Phạm Ngọc Thạch...đã tình nguyện góp sức, hỗ trợ ngành y tế trong việc phòng, chống đại dịch

(Sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch.)

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về một trong ba thông điệp trên.

✔️ Gợi ý:

✍️ 2.1 Thông điệp về sự hi sinh, thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.

✔️Giải thích:

- Hy sinh là tự nguyện chịu thiệt thòi, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần, thậm chí cả sinh mạng vì một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp.

- Hy sinh là một hành động có sự cân nhắc, suy nghĩ cả về mặt lý trí lẫn tình cảm để đạt được quyền lợi cho một cá nhân hoặc tập thể.

✔️ Đánh giá – bình luận:

- Đức hy sinh phát xuất từ tấm lòng nhân ái, vị tha, bao dung… và là biểu hiện cao nhất của tất các tình cảm trên. Đó là một tình cảm – một thái độ sống đẹp đẽ, lớn lao, không dễ gì có được.

- Có đức hy sinh, con người không còn vị kỳ, không còn tham lam, vun vén cá nhân, không còn ganh ghét, đố kỵ… Những người biết hy sinh sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, cho xã hội.

- Không chỉ thế, cách sống hy sinh, vị tha còn lan tỏa niệm tin, tình thương yêu đến với mọi người tron XH, từ đó, tác động tốt đẹp đến những người xung quanh, biến đổi tâm hồn của họ, khiến cho XH ngày càng nhiều người tốt. Từ đó, cuộc sống trở nên an vui, hạnh phúc.

➡️ Đức hy sinh quả là một phẩm chất cao quý.

Dẫn chứng:Gương sống hy sinh: Cha mẹ, Anh hùng dân tộc, lãnh tụ, đội ngũ y bác sĩ ở trên đề bài.

- Phê phán:

✔️ Nhận thức – Hành động:

+ Mỗi cá nhân cần tập sống vị tha, nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

+ Trong gia đình, cha mẹ, ông bà cần quan tâm giáo dục giáo dục tinh thần chia sẽ, vị tha, để hình thành lòng nhân ái (cơ sở của đức hy sinh) cho con em mình.

+ Tuy nhiên, hy sinh không có nghĩa là bỏ bê bản thân, lãng quên chính cuộc sống của mình một cách vô ích. Mỗi người cần có ý thức học tập, lao động, chăm sốc tốt cho cuộc sống của chính mình, tự đó có điều kiện chia sẻ, giúp đỡ những người khác hiệu quả hơn.

- Kết thúc vấn đề.

✍️ 2.2 Thông điệp về nhân ái, chia sẻ trong mùa dịch Covid 19.

✔️Giải thích:

- Nhân ái, chia sẻ là thái độ yêu thương con người, sẳn sàng thực hiện những điều tốt đẹp cho người khác.

- Biểu hiện của lòng nhân ái, chia sẻ:

+ Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, hành động → có thái độ ôn hòa, nhã nhặn trong lời nói và cư xử

+ Sẳn lòng tương trợ, giúp đở về vật chất lẫn tinh thần cho người khác

+ Sẳn lòng tha thứ lỗi lầm cho người khác

+ Sẳn lòng hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình vì lợi ích, hạnh phúc của người khác.

+ Sẳn sàng đấu tranh loại bỏ những gì gây tổn hại cho đời sống vật chất, tinh thần của người khác.

✔️ Đánh giá – bình luận:

- Lòng nhân ái, chia sẻ giúp hóa giải mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, khiến cuộc sống trở nên ấm áp, bình an.

- Lòng nhân ái, chia sẻ… xoa dịu đau khổ, động viên tinh thần, tạo niềm tin yêu.

- Nhờ đó, con người được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, đứng lên sau những khó khăn, thêm yêu cuộc sống, biết sống vị tha với nhau.

- Bản thân người biết sống nhân ái, chia sẻ… cũng có được niềm hạnh phúc, bình an trong tâm hồn.

- Cuộc sống không có lòng nhân ái, thiếu tình thương sẽ khiến con người khô héo lương trí, cằn cỗi tâm hồn. Cuộc sống thiếu tình thương sẽ chỉ có tranh giành, thù hận và đau khổ.

➡️ Nhân ái, chia sẻ là nét đẹp, là phẩm chất cao quý của con người.

✔️ Dẫn chứng:

- Gương sống nhân ái, yêu thương.

- Phê phán: Những người vô cảm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân.

✔️ Nhận thức – Hành động:

- Mỗi con người cần rèn luyện cách sống quan tâm, chia sẻ, trước hết là với những người thân yêu thương trong gia đình mình, rồi mở rộng đến láng giềng, bè bạn…

- Gia đình – nhà trường cần:

+ Cũng như những phẩm chất khác, lòng nhân ái, vị tha… của con người không thể tự nhiên mà có, đều phải qua sự giáo dục, sự rèn luyện, mới thành. Gia đình, nhà trường chính là nơi bồi đắp, giáo dục lòng vị tha cho con người.

+ Để làm cho con biết sống nhân ái, chia sẻ, cha mẹ cần là tấm gương của con con cái, tạo điều kiện cho con giúp đỡ những người xung quanh, thường xuyên quan sát và trò chuyện với con để con có cơ hội bày tỏ cảm xúc, không bị dồn nén, thống nhất quan điểm người lớn trong việc rèn luyện lòng nhân ái, chia sẻ và các phẩm chất khác cho con để trẻ không bị mâu thuẫn hoặc có kiểu ứng xử đối phó…

- Kết thúc vấn đề.

✍️ 2.3 Thông điệp về lối sống có trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam.

✔️ Giải thích:

- Là ý thức sâu sắc về nhiệm vụ, việc làm mà mình được giao: là những nổ lực hết mình để chu toàn nhiệm vụ, với tất cả khả năng, lương tâm: dám đối mặt với mọi kết quả hay hậu quả do việc làm của mình, không thoái thác, trốn chạy hay đổ lỗi cho người khác.

- Một người có trách nhiệm thì biết thế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần vào cuộc sống chung. Người có trách nhiệm thì luôn nỗ lực trong việc sử dụng tiềm lực, tài nguyên… để tạo ra những thay đổi tích cực cho cuộc sống, cho mọi người xung quanh.

✔️ Đánh giá – bình luận:

- Trong cuộc sống, mỗi người ai cũng muốn tự do, muốn được sống và làm việc theo ý mình. Thế nhưng, tự do không có nghĩa là tùy tiện trong mọ hành động. Để sự tư do của mỗi cá nhân đều hướng đến mục tiêu tốt đẹp, đảm bảo kỷ cương, trật tự xã hội, con người cần phải có tinh thần trách nhiệm.

- Trong bất cứ tập thể nào, cộng đồng nào dù lớn hay nhỏ, nếu mỗi thành viên đều có ý thức trách nhiệm, nghĩa là lo chu toàn phận sự giao một cách trọn vẹn, thì mọi hoạt động của tập thể đó, cộng đồng đó sẽ đạt hiệu quả cao, đem lại lợi ích chung cho mọi thành viên. Và ngược lại, nếumỗi thành viên đều tắc trách, vô trách nhiệm… thì thất bại, đổ vở là điều tất yếu.

- Có trách nhiệm với công việc chung, với bản thân mình, chúng ta không chỉ đạt được thành quả cho riêng mình, mà còn chung tay góp sức để cải tạo chính cuộc sống chung của tất cả mọi người, góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp cho nhân loại.

➡️ Tinh thần trách nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng, là những yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một xã hội dân chủ và văn minh.

- Dẫn chứng: Bác Hồ, Các anh hùng dân tộc, chiến sĩ bộ đội, danh nhân. Đội ngủ y bác sĩ chống Covid 19….

- Phê phán:

✔️ Nhận thức – hành động

+ Trong cuộc sống, mỗi người đều phải gánh vác những trách nhiệm riêng, tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, địa vị, hoàn cảnh sống… Do đó, ta cần nhìn nhận chính xác năng lực của bản thân trước khi nhận lãnh trách nhiệm.

+ Nếu không đủ khả năng giải quyết trách nhiệm công việc được giao, ta không nên nhận bừa, mà nên trao phó cho người thực sự có năng lực.

+ Một khi đã nhận lãnh trách nhiệm, chúng ta phải hoàn thành.

- Kết thúc vấn đề

➖➖➖➖➖✳️🔆✳️➖➖➖➖➖

ĐỀ 3: Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 - 500 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. (Khuyết danh)

✔️ Gợi ý: Chủ đề: giá trị của gia đình

+ Giải thích: Gia đình là nơi ta sinh ra, được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành, nơi ta nhận được tình yêu thương, che chở của người thân, ràng buộc nhau bởi quan hệ huyết thống.

+ Ý nghĩa của gia đình trong cuộc sống mỗi người:

- Khi còn bé gia đình là điểm tựa cả vật chất lẫn tinh thần, ta luôn nhận được sự tha thứ, khoan dung từ những người thân trong gia đình.

- Khi trưởng thành, gia đình là mái ấm để ta trở về sau những mệt nhọc của cuộc sống để rồi lại được tiếp sức…khi ốm đau, thất bại, gia đình luôn sẻ chia, nâng đỡ

- Lúc tuổi gia gia đình là nơi đoàn tụ, sum vầy

+ Bất hạnh cho ai không có mái ấm gia đình, thế nhưng có những người từ bỏ gia đình, không biết quý trọng giá trị gia đình…..

+ Phải có ý thức trách nhiệm vun đắp, gìn giữ gia đình ( kể nhiệm vụ cụ thể)

➖➖➖➖➖✳️🔆✳️➖➖➖➖➖

ĐỀ 4:

“ Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

( Nói với con - Y Phương)

Từ nội dung hai câu thơ trên, em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người.

✔️ Gợi ý: Chủ đề tình yêu quê hương

- Quê hương - tiếng gọi thiêng liêng nhất trong đời sống tình cảm của mỗi người - là nơi chất chứa biết bao kỷ niệm nghĩa tình

- Mỗi người cần phải ghi nhớ tình nghĩa quê hương trong tim mình suốt đời. Bởi vì thế trong bài thơ “Nói với con” nhà thơ Y Phương đã định con về nghĩa tình quê hương thật bao la tha thiết qua hai câu thơ sau:

“………..”

- Từ nội dung hai câu thơ trên đã hiểu như thế nào về nghĩa tình quê hương đối với mỗi người?

- Bằng cách nhân hóa rừng và con đường qua điệp ngữ cho, Y Phương đã nhấn mạnh ý nghĩa tình cảm quê hương đối với mỗi người. Quê mà trong suốt hành trình sống của một đời người là cội nguồn sinh dưỡng của con người

- Mỗi người sinh ra và lớn lên đã nhận bao điều tốt đẹp từ làng xóm quê hương tình nghĩa. quê hương bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quý: tình làng Nghĩa xóm, tình gia đình sâu nặng, tình yêu thiên nhiên đất nước con người

- Quê hương là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh là nguồn cổ vũ động viên là đứt hướng về của con người

- Có những thể chối bỏ cội nguồn quê hương anh mà chạy theo những xa vời phù phiếm chê quê hương nghèo khó nó quay lưng phản bội quê hương

- Anh cần phải thấy trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương là đền ơn đáp nghĩa cho quê hương nơi đã cưu mang mình

xây đắp bảo vệ phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương biết tôn trọng và yêu quý những gì thuộc về quê hương tổ quốc

- Khẳng định sự bao dung hào phóng của quê hương qua hai câu thơ. Từ đó xây dựng ý thức đền đáp nghĩa tình của quê hương.

Chúc các em làm tốt văn bản nghị luận xã hội.

Thạc sĩ Hồ Thị Giáng Thu

Từ khóa » Các đề Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 10