MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA LUÂN CHUYỂN VÀ ĐIỀU ĐỘNG ...
Có thể bạn quan tâm
Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 59/2019/NĐ-CP. Còn việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; các Nghị định hướng dẫn thi hành và Quy định 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ.
*Về mục đích:
- Mục đích của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng và đảm bảo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ: Việc chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo Điều 24, 25, 26 của Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 36, 37, 38, 39 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Mục đích của việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm mục đích chính là đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ
- Mục đích của việc điều động cán bộ, công chức, viên chức: là việc phân công, bố trí, chuyển đổi vị trí công tác có thời hạn hoặc không xác định thời hạn đối với cán bộ ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị (không phân biệt giữ chức vụ hoặc không giữ chức vụ) theo quy định của Đảng và Nhà nước, theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu công tác của cơ quan có thẩm quyền.
*Về đối tượng:
- Về đối tượng chuyển đổi vị trí công tác: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, đối tượng phải chuyển đổi vị trí công tác là cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, tổ chức cán bộ, thanh tra và một số vị trí ở các ngành, lĩnh vực khác theo danh mục (kèm theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP) định kỳ phải chuyển đổi.
- Về đối tượng luân chuyển: là cán bộ lãnh đạo, quản lý và luân chuyển công chức theo yêu cầu nhiệm vụ; Cán bộ trẻ, có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch của địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị; Cán bộ được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí cán bộ không phải là người địa phương và cán bộ không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, đơn vị.
*Về thời hạn định kỳ chuyển đổi:
- Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ít nhất từ 3 năm (36 tháng) trở lên. Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người
địa phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
* Về quy trình thực hiện:
- Chuyển đổi vị trí công tác có danh mục các vị trí cần phải chuyển đổi và có kế hoạch chuyển đổi cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và phải được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo định kỳ hằng năm đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
- Luân chuyển cán bộ chỉ có quy hoạch, kế hoạch thực hiện, là công việc của Đảng, do các cấp uỷ đảng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bố trí cán bộ sau luân chuyển...Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ./.
Từ khóa » Việc Luân Chuyển Công Chức
-
Quy định 65-QĐ/TW Về Luân Chuyển Cán Bộ: 4 Quy định Nổi Bật
-
Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ, Công Chức Mới Nhất Năm 2022
-
Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ Công Chức Mới Nhất 2022
-
Việc Luân Chuyển Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý được Pháp Luật Hiện ...
-
Sự Khác Nhau Giữa Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Với Luân Chuyển Cán Bộ
-
Phân Biệt điều động Và Luân Chuyển Công Chức
-
13. Luân Chuyển Công Chức Lãnh đạo, Quản Lý - Dulieuphaply
-
Quy định Mới Của Bộ Chính Trị Về Luân Chuyển Cán Bộ
-
Bộ Chính Trị Ban Hành Quy định Về Luân Chuyển Cán Bộ
-
Quy Trình 5 Bước Luân Chuyển Cán Bộ - Đảng Bộ Tỉnh Tuyên Quang
-
[DOC] QUYẾT ĐỊNH Về Việc Ban Hành Quy Chế Luân Chuyển, điều động Bổ ...
-
8 Vị Trí Công Tác Phải định Kỳ Chuyển đổi Thuộc Lĩnh Vực Tổ Chức Cán Bộ
-
Sửa đổi Quy định Về Việc Luân Chuyển Công Chức
-
Quy định Luân Chuyển, điều động, Chuyển đổi Vị Trí Công Tác Cán Bộ ...