MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Chỉ đạo, điều hành
- Tuyển Sinh
- Đào tạo
- Học sinh cần biết
- Nghiên cứu KH
- Bảo đảm chất lượng
- 3 Công khai
Chuyên mục
- Giới thiệu
- Hình thành và phát triển
- Chiến lược phát triển
- Bộ máy tổ chức
- Sơ đồ tổ chức
- Ban Giám hiệu
- Các Khoa, Phòng
- Phòng Quản trị
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng ĐT-CTHSSV
- Phòng TCHC-TV
- Khoa Đào tạo cơ bản
- Khoa Đào tạo cơ sở
- Khoa Đào tạo nghiệp vụ
- Trung tâm TVPL-ĐTBDNH
- Đảng Đoàn thể
- Cơ sở vật chất
- Tuyển Sinh
- Thông báo tuyển sinh
- Trung cấp Luật - Cao đẳng Luật
- Trung cấp Hành chính - Văn phòng
- Các lớp liên kiết
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Đăng ký tuyển sinh trực tuyến
- Hồ sơ, biểu mẫu
- Đào tạo
- Kế hoạch đào tạo
- Chương trình đào tạo Trung cấp luật
- Ngành Pháp luật
- Ngành Dịch vụ pháp lý
- Ngành Tư pháp cơ sở
- Chương trình đào tạo Cao đẳng luật
- Ngành Pháp luật
- Ngành Dịch vụ pháp lý
- Ngành Tư pháp cơ sở
- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật
- Văn bản quản lý đào tạo
- Hồ sơ, biểu mẫu
- Liên kết đào tạo
- Đào tạo Đại học Luật
- Liên thông từ trung cấp lên Đại học Luật
- Đại học Luật văn bằng 1
- Đại học Luật văn bằng 2
- Đào tạo các chức danh tư pháp
- Nghề Luật sư
- Nghề công chứng
- Các lớp Bồi dưỡng ngắn hạn
- Đào tạo Đại học Luật
- Giáo trình, học liệu
- Giáo trình
- Học liệu
- Học sinh, học viên cần biết
- Thông báo
- Lịch học
- Lịch thi
- Kết quả học tập, rèn luyện
- Điểm thi, kiểm tra
- Xếp loại học tập, rèn luyện
- Kết quả tốt nghiệp các khóa
- Chế độ chính sách - Học phí
- Học bổng
- Miễn giảm học phí
- Chính sách nội trú
- Quy định, quy chế quản lý học sinh
- Biểu mẫu (các loại dành cho học sinh)
- Thuật ngữ Pháp lý
- Nghiên cứu khoa học
- Đề tài khoa học
- Hội thảo, tọa đàm khoa học
- Sản phẩm khoa học
- 3 Công khai
- Công khai cam kết chất lượng đào tạo và chuẩn đầu ra
- Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
- Công khai thu chi tài chính
- Hoạt động các phòng, khoa
- Hội đồng Khoa học
- Hội đồng Thi đua, khen thưởng
- Phòng Tổ chức HCTV
- Phòng Đào Tạo CTHSSV
- Phòng Quản trị
- Khoa Đào tạo cơ bản
- Khoa Đào tạo cơ sở
- Khoa Đào tạo nghiệp vụ
- Ban TS-HTĐT
- Ban KT-KĐCLGD
- Hoạt động Đảng- Đoàn thể
- Đảng bộ
- Danh sách đảng viên
- Kế hoạch hoạt động
- Nghị quyết Đảng bộ Trường
- Nghị quyết Đảng bộ BTP
- Nghị quyết TW Đảng
- Văn Đảng khác
- Biểu mẫu - Hướng dẫn
- Công đoàn
- Danh sách BCHCĐ
- Kế hoạch hoạt động
- Đoàn thanh niên
- Danh sách đoàn viên
- Kế hoạch hoạt động
- Nghị quyết
- Chi Hội Luật gia
- Hội Học sinh
- Danh sách Học sinh
- Kế hoạch hoạt động
- Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ
- Danh sách
- Kế hoạch hoạt động
- Kế hoạch hoạt động
- Đảng bộ
- Trung tâm TVPL-ĐTBDNH
- Giới thiệu
- Tổ chức và hoạt động
- Hỏi đáp Pháp luật
- Điểm báo
- Bảo đảm chất lượng
- Thư viện ảnh, video
- Thư viện ảnh
- Video
thành viên
Đăng kýLượt truy cập
- Đang truy cập: 0
- Hôm nay: 47142
- Tháng hiện tại: 2426461
- Tổng lượt truy cập: 65355558
» Tin Tức » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu trao đổi
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2021 Thứ tư - 16/03/2022 14:43 Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, tạo môi trường lành mạnh, an ninh, an toàn góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy... ngày 30/3/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống ma túy trong tình hình mới và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 gồm 8 chương 55 Điều, tập trung quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số điểm mới nổi bật, mang tính đột phá của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cụ thể: Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh được mở rộng; chính sách phòng, chống ma túy được quy định cụ thể Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), cụ thể: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy. Quy định này nhằm bao quát đầy đủ các nội dung quy định về phòng, chống ma túy và tránh chồng chéo với các văn bản quy phạm pháp Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 khác có liên quan. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cụ thể chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này. Trong đó, nhấn mạnh “Ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy”, “Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, người làm công tác cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ”. Đồng thời, để bảo đảm điều kiện cho công tác phòng, chống ma túy, tăng cường nguồn lực và năng lực cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 bổ sung quy định cụ thể về nguồn tài chính cho phòng, chống ma túy tại Điều 4, gồm: ngân sách nhà nước; nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; chi trả của gia đình, người nghiện ma túy; các nguồn tài chính hợp pháp khác. Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, gia đình; trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về việc phòng, chống ma túy Tại Chương II, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống ma túy; quy định cụ thể cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy và nguyên tắc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy. Cụ thể như sau: Về trách nhiệm của cá nhân, gia đình: Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) quy định cá nhân, gia đình có trách nhiệm: “Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác" là không khả thi, rất khó khăn để thực hiện. Vì vậy, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã quy định theo hướng cá nhân, gia đình có trách nhiệm kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức (khoản 4 Điều 6). Về trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bao gồm: cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân; cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quan[1]. Trong đó, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Hải quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát. Đồng thời, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 cũng quy định trường hợp trên cùng một địa bàn khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan thì cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 giao Chính phủ quy định việc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy. Việc bổ sung nội dung này để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy của các lực lượng chuyên trách. Thứ ba, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy Về cơ bản, nội dung này kế thừa quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), trong đó có một số nội dung được bổ sung nhằm góp phần nâng cao năng lực phát hiện, ngăn chặn các đối tượng phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy như sau: Bổ sung quy định kiểm soát đối với thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất nhằm bảo đảm không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp (Điều 15, Điều 16)[2]. Đồng thời, bổ sung quy định về kiểm soát đối với các hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất nhằm tăng cường quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, góp phần nâng cao năng lực phát hiện và ngăn chặn các đối tượng phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy. Theo đó, Điều 17 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định[3]: - Các hoạt động phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép bao gồm: nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là được chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. - Hoạt động quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Đối với việc kiểm soát hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiên chất dùng làm thuốc thực hiện theo quy định của pháp luật về dược, trừ hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 17 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Thứ tư, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy Đây là quy định mới của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 so với Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Xuất phát từ tình hình phức tạp của người sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian vừa qua, nhưng pháp luật chưa có quy định quản lý những người này. Qua khảo sát thực tiễn, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã xây dựng các quy định nhằm quản lý tốt người sử dụng trái phép chất ma túy. Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được áp dụng ngay lần đầu người đó sử dụng trái phép chất ma túy, mục đích là ngăn chặn không để họ tiếp tục sử dụng, từ đó góp phần làm giảm người nghiện ma túy, điều này có tác dụng rất tốt ngay chính với người sử dụng trái phép chất ma túy, gia đình họ và xã hội. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành. Trong thời gian quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy nếu người đó thuộc đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu được xác định tình trạng nghiện thì thực hiện theo các quy định về công tác cai nghiện. Các nội dung cụ thể như sau: - Xác định người sử dụng trái phép chất ma túy: Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, người bị coi là người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính. Tại Điều 22 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể như sau: + Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây: người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý; người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy. Việc quy định cụ thể trường hợp bị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể như trên nhằm tạo điều kiện để các cơ quan chức năng có căn cứ khách quan xác định người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và giám sát người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. + Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tiến hành xét nghiệm chất ma túy theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, người có chuyên môn xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với các trường hợp quy định ở trên. Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì gửi ngay kết quả đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có kết quả xét nghiệm dương tính cư trú, trừ trường hợp người đó đang cai nghiện ma túy bắt buộc. + Nhà nước bảo đảm kinh phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với các trường hợp quy định ở trên. - Về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 của họ[4]. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 cũng quy định Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú có trách nhiệm tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm: tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy; xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể; ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của người cư trú tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương. Trong thời hạn quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định dừng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy trong các trường hợp sau đây: (1) Người sử dụng trái phép chất ma túy được xác định là người nghiện ma túy; (2) Người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; (3) Người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; (4) Người sử dụng trái phép chất ma túy phải thi hành án phạt tù; (5) Người sử dụng trái phép chất ma túy trong danh sách quản lý chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích. - Về trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma túy; gia đình, cơ quan, tổ chức, cộng đồng: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã quy định rõ trách nhiệm người sử dụng trái phép chất ma túy; gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy để huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong công tác này. Theo đó, tại Điều 24 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng trái phép chất ma túy như sau: (1) Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình cho Công an cấp xã nơi cư trú; (2) Chấp hành việc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Về phía gia đình, khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định các trách nhiệm sau: (1) Quản lý, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; (2) Cung cấp thông tin về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người sử dụng trái phép chất ma túy cho Công an cấp xã nơi người đó cư trú; (3) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội; (4) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể. Về phía cơ quan, tổ chức nơi người sử dụng trái phép chất ma túy làm việc, cộng đồng nơi người sử dụng trái phép chất ma túy sinh sống có trách nhiệm sau đây: (1) Động viên, giúp đỡ, giáo dục người sử dụng, trái phép chất ma túy; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; (2) Phối hợp với gia đình, cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể (khoản 2 Điều 25). - Về lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương. Khi người sử dụng trái phép chất ma túy thay đổi nơi cư trú thì Công an cấp xã nơi chuyển đi có trách nhiệm thông báo cho Công an cấp xã nơi chuyển đến trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người đó chuyển khỏi địa phương để đưa vào danh sách và tiếp tục quản lý. Đồng thời, Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp đưa ra khỏi danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy trong các trường hợp sau đây: (1) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian quản lý quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; (2) Người sử dụng trái phép chất ma túy thuộc trường hợp dừng quản lý quy định tại khoản 5 Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021; (3) Người sử dụng trái phép chất ma túy chuyển đến cư trú ở địa phương khác. Thứ năm, cai nghiện ma túy So với Luật Phòng, chống ma túy hiện hành, nội dung về cai nghiện ma tuý tại Chương V Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được sửa đổi cơ bản, toàn diện, khắc phục tình trạng bất cập trong công tác cai nghiện thời gian qua, bảo đảm tính đồng bộ với pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đồng thời bổ sung các quy định mới bảo đảm công tác cai nghiện có hiệu quả, cụ thể như sau: Về xác định tình trạng nghiện ma tuý: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định các trường hợp phải xác định tình trạng nghiện ma túy để phân biệt người nghiện ma tuý với người sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phân loại, quản lý đối tượng và việc áp dụng các biện pháp quản lý, cai nghiện phù hợp[5]. Theo đó, việc xác định tình trạng nghiện ma tuý được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau: (1) Người sử dụng trái phép chất ma tuý đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma tuý; (2) Người sử dụng trái phép chất ma tuý không có nơi cư trú ổn định; (3) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma tuý; (4) Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma tuý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma tuý; (5) Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma tuý (khoản 1). Về các biện pháp cai nghiện ma tuý: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định 02 biện pháp cai nghiện ma túy, bao gồm: cai nghiện ma tuý tự nguyện và cai nghiện ma tuý bắt buộc. Trong đó, biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy. Biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 không quy định biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng vì thực tế biện pháp này không đủ nguồn lực về con người, vật chất và không hiệu quả. Những năm gần đây nhiều địa phương không triển khai thực hiện được hoặc thực hiện mang tính hình thức. Về biện pháp cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã sửa đổi các quy định về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, theo đó, việc tiến hành cai nghiện tại gia đình, cộng đồng được thực hiện với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thời hạn cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng[6]. Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm: tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người cai nghiện ma tuý sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Về cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng; người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được hỗ trợ kinh phí. Đồng thời, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây: thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định. Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp[7]. Về đối tượng cai nghiện ma tuý: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cụ thể các trường hợp áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo đó, Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chất dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện; trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện thì bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện từ đủ 18 tuổi trở lên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện; (2) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; (3) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Về lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Trường hợp người nghiện ma túy do Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó; - Hồ sơ đề nghị bao gồm biên bản vi phạm, bản tóm tắt lý lịch, tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó, bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp; - Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị theo quy định. Cơ quan, người lập hồ sơ đề nghị quy định ở trên phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan, người lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi ý kiến về việc lập hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan, người đã lập hồ sơ gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định dược nơi cư trú. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cơ quan, người đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ, thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm: (1) Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34; (2) Văn bản của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong nội dung văn bản của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải nêu ý kiến về bảo vệ quyền trẻ em. Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 giao Chính phủ quy định chi tiết việc lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ cai nghiện ma túy áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Về cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện: quy định về cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thể hiện chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác cai nghiện, khuyến khích thành lập các cơ sở cai nghiện tư nhân. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có quyền tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện ma túy tự nguyện phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở cai nghiện; được thu các khoản chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy; được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm tuân thủ quy trình cai nghiện ma túy; tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy; bảo đảm quyền của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thời gian cai nghiện ma túy; người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; niêm yết công khai chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật; phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở; bố trí các khu hoặc phòng riêng khi tiếp nhận các đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nữ giới; người có sự khác nhau giữa thực thể và giới tính ghi trong hồ sơ, lý lịch được quản lý tại phòng riêng trong khu vực theo giới tính biểu hiện trên thực thể học viên; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người cai nghiện ma túy được tiếp nhận hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành quy trình cai nghiện ma túy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện. Về cai nghiện ma túy cho người Việt Nam ở nước ngoài bị trục xuất về nước do hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy; người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam: đây là điều Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được bổ sung, theo đó, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 tạo điều kiện cho người nước ngoài cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy và phải chi trả toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến cai nghiện, nếu không đăng ký cai nghiện tự nguyện thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về nước do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy thì phải tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy, nếu có kết quả xác định là nghiện ma túy thì phải thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Về miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cai nghiện ma túy bắt buộc: Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cai nghiện ma tuý bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Về quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú: để khắc phục những bất cập của công tác quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú thời gian vừa qua, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã quy định cụ thể đối tượng và thời hạn quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và không quy định quản lý sau cai nghiện tại cơ sở cai nghiện; đồng thời, bổ sung quy định về nội dung quản lý, hỗ trợ xã hội đối với người đã hoàn thành cai nghiện nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực của công tác này trong thực tế. Cụ thể, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện hoặc chấp hành xong quyết định. Người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định. Trong đó, nội dung quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm: lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy; tư vấn, giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy; theo dõi, phát hiện, ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đồng thời, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định hỗ trợ xã hội trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm: hỗ trợ học văn hóa đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; hỗ trợ học nghề, vay vốn, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức quản lý, hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người bị quản lý sau cai nghiện ma túy. Về trách nhiệm của gia đình người nghiện ma túy, cộng đồng: nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống ma túy, nâng cao nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy, quản lý tốt người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần ngăn chặn, đấu tranh từng bước loại trừ tệ nạn ma túy, tội phạm về ma túy ra khỏi đời sống xã hội, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã có những bổ sung về trách nhiệm của gia đình người nghiện ma túy và cộng đồng trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và hòa nhập cộng đồng. Cụ thể, gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng; phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc; phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng. Đối với cộng đồng nơi người nghiện ma túy cư trú có trách nhiệm động viên, giúp đỡ người nghiện ma túy; phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng. Thứ sáu, quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy Về cơ bản, nội dung này kế thừa các quy định của Luật Phòng, chống ma túy hiện hành; đồng thời, chỉnh lý quy định về trách nhiệm của các Bộ trong phòng, chống ma túy như Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng cho phù hợp với các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Ngoài ra, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài chính trong chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Có thể thấy rằng, với nhiều chính sách mới mang tính đột phá, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến lớn trong công tác phòng, chống ma túy tại nước ta. Để triển khai thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 có hiệu quả, thời gian tới, chúng ta phải tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến phòng, chống ma túy; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021. Đồng thời, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân với nội dung, hình thức phù hợp nhằm sớm đưa Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 vào cuộc sống./. [1] Xem Chương II Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý [2] Xem Điều 18 Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý [3] Xem Mục 2 Chương III Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý [4] Xem Chương IV Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý [5] Xem Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 08/12/2021 của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy [6] Xem Mục 1 Chương IV Nghị định số 116/2021NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, Chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy [7] Xem từ Điều 35 đến Điều 38 Nghị định số 116/2021NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, Chống ma túy Tác giả bài viết: Ths. Hoàng Thị Thu Phương Từ khóa:nâng cao, hiệu quả, công tác, ma túy, quản lý, sử dụng, trái phép, môi trường, lành mạnh, an ninh, an toàn, góp phần, phục vụ, phát triển, kinh tế, xã hội, tăng cường, hợp tác, quốc tế, quốc hội, thông qua
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồiÝ kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng nàyNhững tin mới hơn
- Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp (07/10/2022)
- Định hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (29/12/2022)
- Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp tư nhân còn vướng mắc và ý kiến đề xuất (29/12/2022)
- Những điểm mới quan trọng của Luật Thanh tra năm 2022 (24/02/2023)
- Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam hiện nay (30/09/2022)
- Một số bất cập về quy định chứng thực hợp đồng, giao dịch (29/09/2022)
- KINH NGHIỆM DẠY NGHE MÔN TIẾNG ANH (08/04/2022)
- TÌM HIỂU VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ (11/05/2022)
- Phương pháp hoạt động nhóm hiệu quả trong giờ học tiếng Anh (26/05/2022)
- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2020/NĐ-CP NGÀY 19/10/2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT KHIẾU NẠI (05/04/2022)
Những tin cũ hơn
- MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 (16/03/2022)
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng Luật miền Trung (14/01/2022)
- PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP (06/12/2021)
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (11/11/2021)
- TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KỸ THUẬT SOẠN GIÁO ÁN LÝ THUYẾT TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LUẬT MIỀN TRUNG (27/10/2021)
- Bác Hồ trong tim người dân Quảng Bình (14/05/2021)
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018 (04/05/2021)
- Nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay (31/03/2021)
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Một số lưu ý khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân sự (26/03/2021)
- Thực trạng pháp luật lao động về tiền lương trong doanh nghiệp và một số kiến nghị (28/01/2021)
Điểm báo
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp cung cấp thông tin “chính thống” của Bộ, ngành Tư pháp
- Tăng cường tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
- Khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Khánh thành và bàn giao công trình “Ánh sáng vùng biên”
8 năm thành lập trường
- Mười năm một chặng đường hình thành và phát triển
- 10 năm vỗ cánh
- Chẳng đâu bằng
- Thầy ơi
- Điều ước
Hỏi đáp pháp luật
Hình ảnh hoạt động
Liên kết website
Vui lòng chọn website... Cổng thông tin Quốc hội Cổng thông tin Chính phủ Cổng thông tin Bộ Tư pháp Cổng thông tin Bộ Giáo dục Cổng thông tin Quảng Bình Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật quốc giaVideo
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới- Quảng Bình Trường Trung cấp Luật Đồng Hới vượt khó hoàn thành nhiệm vụNghiên cứu trao đổi
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân
- Hòa giải thương mại tại Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
- Thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý hành vi buôn lậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện
Văn bản mới
Số: 117/2020/NĐ-CP Tên: (Nghị định Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế) Ngày BH: (28/09/2020) Số: 85/2015/QH13 Tên: (Luật Bầu của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân) Ngày BH: (28/07/2015) Số: 42/NQ-CP Tên: (Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19) Ngày BH: (09/04/2020) Số: 16/CT-TTg Tên: (Chỉ thị về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19) Ngày BH: (31/03/2020)MƯỜI NĂM THÀNH LẬP
- Mười năm một chặng đường hình thành và phát triển
- 10 năm vỗ cánh
- Chẳng đâu bằng
- Điều ước
- Thầy ơi
- Mái Trường xưa
- Ngày chụp kỷ yếu
- Nhớ những mùa tuyển sinh
- Ngôi Trường thân thương
- Trường tôi mười tuổi
- Trường Trung cấp Luật Đồng Hới tám năm xây dựng và trưởng thành
- Tâm tình Trường Luật
Từ khóa » Những điểm Mới Của Luật Phòng Chống Ma Túy 2021
-
Những Nội Dung Cơ Bản Và điểm Mới Của Luật Phòng, Chống Ma Túy
-
Những điểm Mới Của Luật Phòng, Chống Ma Túy Năm 2021
-
Những điểm Mới Của Luật Phòng Chống Ma Túy Mới Nhất Hiện Nay
-
Một Số điểm Mới đáng Lưu ý Của Luật Phòng, Chống Ma Túy Năm 2021
-
Luật Phòng Chống Ma Túy 2021 Có Những điểm Gì Mới? - Báo Tuổi Trẻ
-
Nhiều điểm Mới Trong Luật Phòng, Chống Ma Tuý Năm 2021
-
Một Số điểm Nổi Bật Của Luật Phòng, Chống Ma Túy 2021
-
Infographics: Những điểm Mới Của Luật Phòng, Chống Ma Túy 2021
-
Nhiều điểm Mới Của Luật Phòng, Chống Ma Túy Năm 2021
-
Những điểm Mới Về Luật Phòng, Chống Ma Túy - CÔNG AN TRÀ VINH
-
Nhiều điểm Mới Trong Luật Phòng, Chống Ma Túy Năm 2021
-
Những điểm Mới Trong Luật Phòng, Chống Ma Túy 2021
-
Một Số điểm Mới Của Luật Phòng Chống Ma Tuý Năm 2021