Một Số điểm Mới Của Luật Tài Nguyên (26/07/2012)

  • Trang Chủ
  • Sở tư pháp
  • Hội đồng PBGDPL
  • Sơ đồ site
Tìm kiếm tin tức
Hội đồng PBGDPL Hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa Bản tin tư pháp Hoạt động phổ biến GDPL Giải đáp pháp luật Phổ biến kiến thức pháp luật Giới thiệu văn bản pháp luật Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông Giới thiệu văn bản pháp luậtMột số điểm mới của Luật Tài nguyênNgày cập nhật 26/07/2012

Luật Tài nguyên nước được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã bổ sung nhiều quy định, điều khoản mới tập trung cho việc quản lý, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.

Luật Tài nguyên nước gồm có 10 chương, 79 điều và thay thế Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998. Luật quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ Việt Nam. Nước biển và nước dưới đất thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được điều chỉnh bằng pháp luật khác. Luật Tài nguyên nước năm 2012 có nhiều quy định mới, cơ bản khắc phục được những tồn tại của Luật Tài nguyên nước 1998. Về quy định chung: Ngoài việc chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về tài nguyên nước nhằm coi tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật đã bổ sung quy định nhiều vấn đề chung khác như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; danh mục lưu vực sông. Về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước: Đây là chương mới trong Luật, bao gồm những quy định nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo chiến lược, quy hoạch, gồm các quy định về: Trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; chiến lược tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của các loại (quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);... Về bảo vệ tài nguyên nước: Luật bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy,... nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ các dòng sông. Đồng thời, Luật cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước,... Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước: Luật đã bổ sung các quy định về tiết kiệm nước nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các quy định về chuyển nước lưu vực sông; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt. Đồng thời, Luật cũng đã bổ sung các biện pháp để quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác sử dụng nước của hồ chứa nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài nguyên nước. Về phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra: Luật chỉ tập trung điều chỉnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do hoạt động liên quan khai thác, sử dụng tài nguyên nước của con người gây ra như phòng chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, sạt, lở bờ, bãi sông. Còn việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng,... và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Về tài chính về tài nguyên nước: Đây là một chương mới trong Luật, trong đó quy định một số trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cho nhà nước như: Thủy điện, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp và khai thác nước dưới đất. Những quy định này nhằm coi nước là tài sản của nhà nước, bảo đảm lợi ích của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài nguyên nước, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng. Về trách nhiệm quản lý tài nguyên nước: Luật đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và của chính quyền địa phương các cấp; bổ sung quy định về việc điều phối, giám sát lưu vực sông nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nước trên lưu vực sông và huy động sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước trong khuôn khổ lưu vực sông.

Bá Mỹ Gửi tin qua email In ấnCác tin khácTiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó không được bảo hiểm (26/07/2012)Những điểm mới trong Luật công đoàn (25/07/2012)Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận Hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp và hồ sơ đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp (25/07/2012)Luật giá năm 2012: Quy định các mặt hàng Nhà nước có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, bình ổn giá (25/07/2012)Những điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính (25/07/2012)Một số quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2012 (19/07/2012)Nghị quyết của HĐND tỉnh về phí đấu giá (19/07/2012)Tăng chế độ phụ cấp cho Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh (19/07/2012)Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (19/07/2012)Điều kiện khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam (13/07/2012)« Trước123456789Sau »
Xem tin theo ngày
Thông tin chỉ đạo điều hànhQuyết định số 67/QÐ-STP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của...(ngày ban hành: 31/05/2018)Công văn số 1712/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v tổng kết công tác tư pháp năm 2019(ngày ban hành: 11/10/2019)Công văn số 1710/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v chấm điểm thi đua, xếp hạng Sở Tư pháp năm 2019(ngày ban hành: 11/10/2019)Công văn số 1539/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v đăng ký chương trình công tác năm 2020 của UBND...(ngày ban hành: 25/09/2019)Công văn số 1369/STP-VP của Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế về việc V/v triển khai thực hiện Kết luận số 252-KL/TU ngày...(ngày ban hành: 29/08/2019) Văn bản pháp luật Thống kê truy cậpTổng truy cập 23.325.884Lượt truy cập hiện tại 4.745
Sở Tư Pháp tỉnh Thừa Thiên Huế 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại: 0234. 3849036

Từ khóa » Những điểm Mới Trong Luật Tài Nguyên Nước 2012