Một Số điều Cần Biết Về Thiếu Máu Thiếu Sắt
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Một số điều cần biết về thiếu máu thiếu sắt 12:10 PM 28/12/2017 Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Ở người bình thường, 90- 95% lượng sắt trong cơ thể được tái sử dụng từ nguồn sắt do hồng cầu già bị phá hủy và giải phóng ra, có 5 - 10% (1 - 2mg) lượng sắt được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, phân. Để bù lại lượng sắt mất đi, cơ thể nhận thêm sắt từ thức ăn, quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở dạ dày, hành tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng. Thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. Nguyên nhân thiếu sắt: Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt trong đó hay gặp nhất là do: Không cung cấp đủ nhu cầu sắt - Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…; - Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già…; - Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột; Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê; nước uống có ga... Mất sắt do mất máu mạn tính - Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…; - Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm. Triệu chứng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy. Bản thân người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực. Xét nghiệm - Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố và tỷ lệ hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc. - Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng; khả năng gắn sắt toàn thể tăng; độ bão hòa transferrin giảm. - Một số xét nghiệm tìm nguyên nhân: Soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm ký sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân); CD55, CD59 (chẩn đoán bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm),… Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm, trong đó thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc và xét nghiệm sinh hóa máu: Ferritin < 30ng/mL và hoặc độ bão hòa transferrin < 30%. Cần xác định nguyên nhân của thiếu máu thiếu sắt là do giảm cung cấp sắt hay mất sắt do mất máu hoặc do các nguyên nhân phối hợp. Điều trị Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù. Các chế phẩm thuốc bổ sung sắt dạng uống như Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate với liều lượng: 2mg sắt/kg/ngày trong vòng 6 đến 12 tháng, nên bổ sung thêm vitamin C hoặc uống thêm nước cam, chanh để tăng khả năng hấp thu sắt. Viên sắt dùng đường uống hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói, tuy nhiên nếu bị kích ứng dạ dày thì có thể uống trong lúc ăn. Với chế phẩm bổ sung sắt dạng truyền tĩnh mạch cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Phải chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát. Phòng bệnh - Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai. - Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, bí đỏ, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,...Tăng hấp thu sắt bằng ăn uống các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, dứa, nho, ổi, đu đủ… khi ăn thức ăn nhiều sắt. - Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn. - Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời. BS. Phạm Văn Hiệu Khoa Huyết học Lâm sàng – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Chẩn đoán Thiếu Máu Thiếu Sắt
-
Các Xét Nghiệm Thiếu Máu Thiếu Sắt | Vinmec
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Iron Deficiency Anemia - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Cùng Tìm Hiểu Về Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt | Medlatec
-
Thiếu Máu Thiếu Sắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Thiếu Máu Thiếu Sắt: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Phổ ...
-
Thiếu Máu Thiếu Sắt: Dấu Hiệu Và Phác đồ điều Trị Bệnh
-
Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt
-
Thiếu Máu Thiếu Sắt Những điều Cần Biết
-
Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
Tiếp Cận Chẩn đoán Thiếu Máu | BvNTP