Một Số điều Cần Biết Về Thông Số Kỹ Thuật Xi Lanh Khí Nén
Có thể bạn quan tâm
Trong quy trình vận hành khí nén, xi lanh đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình tạo và duy trì áp suất khí nén, đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Dĩ nhiên tương ứng với từng công việc, các loại xi lanh được dùng cũng sẽ có sự khác biệt. Người ta phân biện chúng thông qua thông số kỹ thuật xi lanh khí nén. Vậy thông số kỹ thuật xi lanh khí nén là gì? Bạn đã biết ý nghĩa và cách đọc thông số của xi lanh khí nén? Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết nhé!
Bạn biết những gì về thông số kỹ thuật xi lanh khí nén?
Xi lanh khí nén là gì? Các loại xi lanh khí nén
Xi lanh khí nén là một bộ phận quan trọng đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng của khí nén để điều chỉnh piston di chuyển nhằm đạt được hiệu quả công việc tốt nhất. Hiện có hai loại xi lanh khí nén phổ biến đang được sử dụng là loại 1 chiều và loại 2 chiều. Trong đó
- Xi lanh khí nén 1 chiều
Là loại xi lanh chỉ có áp lực tác động vào 1 phía. Tức là ở phía ngược lại sẽ do ngoại lực hoặc lực của lò xo tác động. Loại xi lanh này có thể được sử dụng nhiều trong các loại máy ép hoặc đập thủy điện với nhiệm vụ di chuyển, chuyển tải một vật bất kỳ sang một vị trí khác hoặc nâng hạ một bộ phận nào đó.
- Xi lanh khí nén 2 chiều
Xi lanh khí nén 2 chiều còn có tên khác là xi lanh tác động kéo. Khác với loại 1 chiều, loại xi lanh này có cơ cấu dẫn động tại cả 2 đầu. Nó sử dụng lực đẩy khí nén để tác động rút ra hoặc đẩy vào, lực piston sẽ được sinh ra tại cả 2 phía. Bởi vậy cấu tạo của loại xi lanh này sẽ có đồng thời 2 lỗ để cung cấp khí nén khi hoạt động.
Cấu tạo & nguyên lý vận hành của xi lanh khí nén
Bên cạnh phân loại, cấu tạo và cách thức hoạt động của xi lanh máy nén khí cũng được người dùng đặc biệt chú ý. Để hiểu rõ hơn về bộ phận này, chúng ta cùng phân tích nhanh về cơ chế vận hành và cấu tạo của nó như sau:
Xi lanh khí nén có cấu tạo khá đơn giản
Xi lanh khí nén có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
Về cơ bản phần lớn các loại xi lanh khí nén trên thị trường đều có cấu tạo đơn giản và không có quá nhiều sự khác biệt. Các bộ phận xi lanh bao gồm:
- Thân trụ: Thường được làm bằng chất liệu nhôm hoặc thép cao cấp. Đây cũng là không gian để piston cùng các bộ phận khác hoạt động.
- Piston: Là bộ phận truyền lực của khí nén đến các đệm tải. Dưới tác động của khí nén, piston chuyển động tịnh tiến nhằm tạo ra sự chênh lệch về áp suất bên trong. Để tránh những biến động đột ngột, trong cuối các hành trình piston thường được tác động để dừng lại từ từ.
- Các lỗ cấp và thoát khí
- Trục Pitson
Nguyên lý hoạt động xi lanh
Với cấu tạo đơn giản, quy trình hoạt động của xi lanh khí nén được thực hiện như sau:
- Sau khi được đặt vào đúng vị trí, khí nén sẽ được đư vào xi lanh qua lỗ cấp và thoát khí ở cửa vào.
- Khi lượng khí tăng dần lên sẽ làm giảm thể tích không gian bên trong, buộc piston phải chuyển động tịnh tiến và truyền động tới các thiết bị điều khiển bên ngoài.
- Khi đã đạt đến ngưỡng nhất định, khí nén sẽ được đưa ra cửa thoát khí và xả ra môi người bên ngoài. Đây cũng là lúc kết thúc 1 chu trình hoạt động của xi lanh. Lúc này xi lanh khí nén sẽ hoạt động cho đế khi người dùng ngắt khí.
Xi lanh khí nén hoạt động như thế nào?
Thông số kỹ thuật xi lanh khí nén gồm những gì?
Hiểu rõ ý nghĩa thông số kỹ thuật của xi lanh khí nén sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tham khảo và chọn lựa loại xi lanh phù hợp. Chi tiết dưới đây là một số đại lượng thông dụng mà bạn cần chú ý.
Tên xi lanh
Hầu hết các loại xi lanh khí nén trên thị trường đều được đặt tên theo quy luật tên và đằng sau là xy*dz với xy và dz là số. Trong đó:
- xy: Là đường kính phi với đơn vị đo mm.
- dz: Là hành trình của piston trong 1 chu kỳ chuyển động. Đơn vị đo mm.
Ví dụ một chiếc xi lanh có trên là SD 30x55 tức là nó có đường kính phi là 30mm và hành trình dài 55mm.
Ý nghĩa các thông số
Nhắc đến thông số kỹ thuật của xi lanh khí nén người ta thường nhắc đến F, P, D và d. Vậy những đại lượng này đại diện cho điều gì?
Thông số kỹ thuật xi lanh khí nén cho chúng ta biết điều gì?
- F: Chính là lực được tạo ra khi xi lanh di chuyển. Lực được tạo từ trái qua phải gọi là F tiến, ngược lại gọi là F lùi. Đơn vị tính là N (Niwton)
- p: Là áp suất khí nén cần phải cấp cho khoang xi lanh. Đơn vị tính là N/m2 hoặc Pa. Đối với máy nén khí áp suất được tính theo đơn vị Bar với cách quy đổi 1 Bar = 10^5 Pa.
- d: Là đường kính cần xi lanh. Đơn vị tính là m (mét).
- D: Là đường kính của xi lanh. Đơn vị tính là m (mét).
Hành trình xi lanh
Hành trình của xi lanh là khoảng cách của xi lanh dịch chuyển. Thông thường thông số này sẽ được các hãng quy định theo dãy tiêu chuẩn.
Áp suất phá hủy
Áp suất phá hủy là mức áp suất giới hạn để xi lanh hoạt động hiệu quả và an toàn. Giá trị này được quy định rõ tại bảng thông số kỹ thuật của từng loại.
Cách tính lực đẩy xi lanh khí
Như đã chia sẻ mỗi loại xi lanh khí nén đều sẽ có thông số kỹ thuật riêng. Điều này sẽ giúp người dùng dễ dàng lựa chọn được loại xi lanh phù hợp cho máy nén khí piston hoặc bất kỳ ứng dụng nào khác. Theo đó để chọn lựa được loại xi lanh phù hợp chúng ta cần nắm rõ các thông số về lực đẩy của xi lanh, piston và hành trình tịnh tiến của nó. Từ đó chọn lụa kích thước đường kính tiết diện phù hợp nhằm đem đến hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Thông số kỹ thuật xi lanh khí nén
Ví dụ: Một model “Abc” với các thông số:
- Hành trình: 250mm
- Áp suất P: 6 bar tương đương 6,1183 kgf/cm²
- Tải trọng F: 665,4N = 66,54kg
- Thời gian dẫn động: 0,5s
- Đường kính xi lanh D = Sqrt((F*4)/(P*Pi)) = Sqrt((665,4*4)(6,1183*3,14)) = 3,72cm
Như vậy với các thông số như trên người dùng nên chọn xi lanh có đường kính khoảng 40mm, hành trình là 250 mm.
>>Tham khảo: Cấu tạo của van khí nén và những ký hiệu để nhận biết các loại van khí nén
Các lưu ý khi sử dụng xi lanh khí nén
Cuối cùng để sử dụng xi lanh khí nén bền bỉ và hiệu quả, bạn nên chú ý một vài điều như sau:
- Nên hạn chế tối đa những vật dụng bằng kim loại đặt gần xi lanh.
- Tốt hơn hết cần lắp đặt thêm bộ phận che chắn để bảo vệ cho xi lanh khí nén trong quá trình hoạt động.
- Cần có hệ thống lọc không khí để hạn chế bụi bẩn gây xước, hư hại cho xi lanh.
- Trong quá trình sử dụng nên thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất, giảm hư hại, nâng cao tuổi thọ.
Nắm rõ thông số kỹ thuật xi lanh khí nén sẽ giúp ích rất nhiều cho người dùng trong quá trình sử dụng nhằm đạt được hiệu quả và tuổi thọ tốt nhất. Hy vọng những thông tin được chia sẻ tại bài viết có thể mang đến cho bạn nguồn tham khảo hữu ích!
Từ khóa » Các Loại Cylinder
-
Xi Lanh Khí Nén Là Gì? Các Loại Xi Lanh Trên Trường Hiện Nay
-
Giới Thiệu Chung Về Các Loại Xy Lanh Khí Nén - Ebookbkmt
-
Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Xy Lanh Khí Nén
-
Chức Năng, Phân Loại Nguyên Lý Hoạt động Của Xy Lanh Khí
-
Cylinder Là Gì - Tìm Hiểu Về Hệ Thống Xi Lanh Trong Động Cơ Ô Tô
-
Xi Lanh Khí Nén Camozzi Cylinder Các Loại Kèm Thông Số, Bản Vẽ Kỹ ...
-
Xi Lanh Khí Nén | Xy Lanh Khí Nén
-
Cách Tính Toán Và Giá Xi Lanh Khí Nén
-
[Tổng Hợp] Ý Nghĩa 3 Thông Số Kỹ Thuật Xi Lanh Khí Nén - Tahico
-
1. Xi Lanh Khí Nén Là Gì?
-
Các Loại Xi Lanh Thủy Lực, Cách Tính để Chọn Ben Thủy Lực - Khí Nén
-
Xi Lanh Khí Nén: Cấu Tạo, Nguyên Lý, Bản Vẽ Và Cách Lắp Ráp
-
Các Loại Xy Lanh SMC Thường Sử Dụng - Khí Nén Tiến Phát