Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Việt Nam ...

Tin tức

Tin tức, sự kiện nổi bật của Công ty

Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ đô thị Việt NamTin tứcTin mớiMột số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 10/05/2022 Không có bình luận By Admin Trần Quang Tin mới Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, Việt Nam khẳng định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đồng thời là nền tảng phát triển bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập.

Để phát triển nguồn nhân lực, cần phải xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, mang tầm quốc gia. Đồng thời, trong mỗi giai đoạn nhất định, cần xây dựng những chương trình hành động với mục tiêu, định hướng cụ thể, trong đó phân tích, đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát cho từng giai đoạn phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội trong nước và quốc tế. Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam Dân số: Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2015, dân số Việt nam đã vượt mức 90 triệu người trong đó nữ chiếm 50.7%, nam 49.3%, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn. Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh (năm 2015 đạt 73 tuổi), tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số, chỉ số già hoá là 44.6%, và Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hoá dân số Lao động: Đến 2015, lực lượng lao động Việt Nam có 53.7 triệu người trong đó 52.8 triệu người có việc làm và 0.9 triệu người thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp là 1.84%); hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Mặc dù có sự dịch chuyển tích cực ở khu vực thành thị nhưng vẫn còn 70% lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Đây là một cơ cấu lao động không hợp lý, khi tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp là cao nhất trong khi đây là ngành có đóng góp thấp nhất vào GDP. Lực lượng lao động của Việt Nam tương đối trẻ, với 50% số người thuộc lực lượng lao động có độ tuổi từ 15-39 tuổi. Để phát triển nguồn nhân lực, cần phải xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, mang tầm quốc gia. Đào tạo: Căn cứ trên cơ cấu tuổi của lực lượng lao động, có thể thấy sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (từ 15-24) và già (trên 55 tuổi) ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn. Năm 2015, cả nước có 0.35 triệu học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp (giảm 72 nghìn học sinh so với năm 2014) và 2.36 triệu sinh viên đại học, cao đẳng (tăng 38 nghìn sinh viên so với năm 2014). Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17%, trong đó ở thành thị là 33%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20% đối với nam và 15% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Sử dụng nhân lực:  Đến 2015, cả nước có 1,140.2 nghìn người thiếu việc làm và 876.1 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Trong đó 86.3% người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 55% người thiếu việc làm là nam giới. 54.9% số người thất nghiệp sinh sống ở khu vực thành thị và 54.8% số người thất nghiệp là nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3.26%, cao hơn mức 1.2% ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn lại cao hơn khu vực thành thị (2.77% so với 1.05%) Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng nhưng vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực: Năng suất lao động năm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người. Theo báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), năm 2013, Việt nam xếp vào nhóm có năng suất lao động thấp nhất châu Á-Thái Bình Dương (cùng với Myanmar và Campuchia), thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần. Một số hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam Thứ nhất, thể chất của lực lượng lao động còn yếu: Về cơ bản, thể chất của người lao động Việt Nam đã được cải thiện, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực, thể hiện ở các khía cạnh tầm vóc, sức khoẻ, sức bền, khả năng chịu áp lực… Thứ hai, trình độ của người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập, do chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa phù hợp với  sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Thứ ba, thiếu đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên lành nghề  để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Thứ tư, về cơ bản đội ngũ lao động Việt Nam giỏi lý thuyết, nhưng kém về năng lực thực hành và ứng dụng công nghệ cao vào quá trình lao động, kém về ngoại ngữ và hạn chế trong việc thích nghi môi trường có áp lực cạnh tranh cao. Thứ năm, khả năng làm việc theo nhóm, tính sáng tạo, chuyên nghiệp trong quá trình lao động còn nhiều hạn chế, khả năng giao tiếp, năng lực giải quyết xung đột trong quá trình lao động còn yếu kém.  Thứ sáu, tinh thần trách nhiệm trong công việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, văn hoá doanh nghiệp, ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề bất cập so với yêu cầu. Chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện và dài hạn, mang tầm quốc gia để định hướng các cơ quan, đoàn thể cùng phố hợp hành động.  Hai là, hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông, đến đào tạo nghề, đại học, sau đại học là lực lượng nòng cốt trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn bộc lộ nhiều hạn chế, dù đã trải qua rất nhiều cải cách, đổi mới.  Ba là, quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp quá trình hội nhập kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng sâu rộng của Việt nam. Hệ thống giáo dục chưa bắt kịp với mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới. Đào tạo ngoại ngữ của Việt Nam còn nặng tính hình thức, lý thuyết nhưng lại yếu kém trong thực hành.  Bốn là, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt nam đang đứng trước những yêu cầu cấp thiết sau: (i) Bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020: chú trọng phát triển theo chiều sâu, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực; (ii) Nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chínhphải được đào tạo đầy đủ và toàn diện để có khả năng cạnh tranh và tham gia lao động ở nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong thời gian tới Một là, tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước. Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài. Hai là, bảo đảm nguồn lực tài chính. Phân bổ và sử dụng hợp lý Ngân sách Nhà nước dành cho phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: (i) Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; (ii) Hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, huy động, phát huy vai trò, đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển nhân lực; (iii) Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực Việt Nam. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển nhân lực (ODA); (iv) Thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực (đầu tư trực tiếp xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, bệnh viện, trung tâm thể thao..). Ba là, đẩy mạnh cải cách giáo dục. Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu, là quốc sách hàng đầu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Một số nội dung chính trong quá trình đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam bao gồm: (i) Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; (ii) Mở rộng giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở với chất lượng ngày càng cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các trường dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy nghề trong cả nước; (iii) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, sách giáo khoa phổ thông, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề nghiệp, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ; (iv) Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Cải cách mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; (v) Đổi mới chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào giáo dục và đào tạo; (vi) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Bốn là, chủ động hội nhập. Để có thể hội nhập sâu hơn vào môi trường kinh doanh và phát triển quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực chúng ta cần chủ động hội nhập với những định hướng cơ bản là: (i) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà chúng ta tham gia, ký kết, cam kết thực hiện; (ii) Thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng lộ trình nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo để đạt được khung trình độ quốc gia đã xây dựng, phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; (iii) Tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và thế giới; (iv) Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; (v) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động.   Tài liệu tham khảo:
  1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI;
  2. Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020”, ban hành theo Quyết định số 711 ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
  3. TS. Đặng Xuân Hoan, “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản điện tử 17/04/2015.

TH.S TRỊNH HOÀNG LÂM

Twitter Facebook LinkedIn

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Tìm kiếm cho:
Bài viết mới
  • Công ty VINASINCO phối hợp cùng Ban Quản trị Cụm nhà chung cư 17T7,8,9 tổ chức thành công Hội nghị Nhà Chung cư 2024 và bầu Ban Quản trị nhiệm kỳ 2024 – 2027
  • Công ty VINASINCO vinh dự và tự hào khi được lựa chọn là đơn vị đảm bảo an ninh cho sự kiện cấp Quốc gia “Ngày hội vì Hòa bình”.
  • Khẩn trương khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
  • Lễ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà chung cư 129 Ban cơ yếu Chính phủ
  • CHÚC MỪNG HỘI NGHỊ NHÀ CHUNG CƯ LẦN ĐẦU CHUNG CƯ 97 – 99 LÁNG HẠ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP.
Danh mục
  • Các dự án đã tham gia
  • Sự kiện
  • Thông báo
  • Tin mới
  • Tin tập đoàn
  • Tuyển dụng
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Trụ sở giao dịch chính: Số 62 - Phố Nguyễn Thị Định - Phường Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.62512512 (Fax: 024.62512513)

Email: vsc@vinasinco.com.vn

Tài khoản: 1305101200700258 Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tràng An – PGD Nhân Chính

Mã Số thuế: 0101407810

Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Trình độ Quốc Tế