Một Số Giải Pháp Về Phong Cách Lãnh đạo để Nâng Cao Hiệu Quả ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Quản lý
Một số giải pháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.37 KB, 15 trang )

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................3I. Cơ sở lý luận về phong cách người lãnh đạo..................................................................31.1 Khái niệm về lãnh đạo..............................................................................................31.2 Các yếu tố cấu của lãnh đạo......................................................................................31.3 Vai trò của nhà lãnh đạo............................................................................................41.4 Phong cách lãnh đạo.................................................................................................5II. Thực trạng phong cách lãnh đạo tại KBNN Cờ Đỏ.......................................................72.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................7C2.2 Chức năng và nhiệm vụ..........................................................................................82.3 Thực trạng công tác lãnh đạo tại KBNN Cờ Đỏ......................................................103.1 Nhân tố tạo khả năng được ưa thích đưa ra nhiều thông tin trọng yếu, lời khuyên. 123.2 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo...........................................................123.3 Một số giải pháp khác.............................................................................................12PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................151PHẦN MỞ ĐẦUTrong xã hội phát triển, con người luôn đòi hỏi sự bình đẳng trước pháp luật.Nhưng trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị người ta luôn cần đến những nhà lãnhđạo có đủ năng lực đế giúp cho những người trong tổ chức, cơ quan, đơn vị tintưởng và dẫn dắt họ vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong công việc để đạt đếnsự thành công. Nếu không có những người lãnh đạo tinh thông về chuyên mônnghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, thì có thể dẫn đến năng suất và hiệu quả công việckhông cao, thậm chí có thể dẫn đến sự tan rã của một tổ chức. Người lãnh đạo cónăng lực còn là chỗ dựa, là sức mạnh và là nguồn an ủi của mọi người để họ cảmthấy tin tưởng và phấn đấu hết mình cho công việc.Để làm được việc này, ngoài khả năng và kiến thức tốt, người lãnh đạo còncần hội đủ những đức tính cần thiết và nghệ thuật lãnh đạo một cách khôn khéo đểđem lại thành công và kết quả tốt đẹp cho cơ quan, tổ chức mà mình chịu tráchnhiệm lãnh đạo. Điều quan trọng nhất đối với người lãnh đạo là phải biết vận dụngmột cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình. Giống như một đoàn tàu rakhơi, bao giờ chúng ta cũng kỳ vọng vào thuyền trưởng – người chèo lái con tàu.Những vấn đề trên đã đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu về phong cáchcủa người lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo là sự rất cần thiết, nhưng chưa đủ để nhàlãnh đạo nắm chắc thành công. Cái không thể thiếu ở một người lãnh đạo là biếtmình lãnh đạo ai, trong môi trường nào, với những truyền thống, phong tục, tậpquán,… ra sao và quan trọng hết cần đưa ra tầm nhìn như thế nào để đe lại lợi íchlớn nhất cho người sẽ chịu ảnh hưởng từ tầm nhìn ấy.Xuất phát từ nhận thức trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số giảipháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý” để làm tiểuluận sau khi được học tập lớp “Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, chi cục vàtương đương” do Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính Miền Nam tổchức.2PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận về phong cách người lãnh đạo1.1 Khái niệm về lãnh đạoLãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc mộtnhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhâtđịnh.1.2 Các yếu tố cấu của lãnh đạo- Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy khác nhau ởnhững thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau.- Khả năng khích lệ: Hãy hiểu rõ những biện pháp khích lệ mà mọi ngườicoi trọng bằng cách áp dụng kỹ năng xây dựng quan hệ và xác định kỳ vọng. Hãynghiên cứu những biện pháp khích lệ cụ thể mà mọi người muốn có và những gìmà môi trường đã mang lại cho họ. Hãy sử dụng các biện pháp khuyến khích“cứng” và “mềm” để khích lệ mọi người. Các khuyến khích cứng bao gồm: tiềnlương, phúc lợi, thăng chức, an ninh nghề nghiệp và điều kiện làm việc. Đây lànhững công cụ thúc đẩy mạnh. Hãy chắc chắn là mọi người nhận được đầy đủnhững ưu đãi này.- Khả năng hành động: để tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự ảnhhưởng các quyết định của nhóm hay tập thể.31.3 Vai trò của nhà lãnh đạoHướngdẫnHướngdẫnHỗ trợĐổi mớiCó tầmnhìnGiámsátĐiều phốiĐột pháChỉ đạoSản xuất- Người hướng dẫn: Hướng đãn và tạo ra các ội cơ hội cho nhân viên, giúpnhân viên đạt được cả mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp, học hỏi từ nhân viên.- Người hỗ trợ: Xây dựng thành các nhóm, sử dụng ra quyết định tập thể,quản lý xung đột.- Người đổi mới: Coi việc thay đổi như một cơ hội, suy nghĩ sáng tạo, thíchứng và thay đổi các sản phẩm dịch vụ.- Người đột phá: Xây dựng và duy trì cơ sở quyền lực, đàm phán các thỏathuận và cam kết, trình bày các ý tưởng.4- Người giám sát: Giám sát hoạt động của cá nhân, quản lý hoạt động tậpthể, quản lý hoạt động tổ chức.- Người điều phối: Thiết kê công việc, quản lý qua các chức năng.- Người sản xuất: Làm việc năng suất, khuyến khích môi trường làm việc cónăng suất, quản lý thời gian và hạn chế stress.- Người chỉ đạo: Lập kế hoạch chiến lược và đặt ra mục tiêu, thiết kế và cơcấu tổ chức, phân bổ công việc đảm bảo hiệu quả.- Người có tầm nhìn: Phát triển tầm nhìn, chuyển tầm nhìn thành hành động,kết nối mọi người, truyền sinh lực.1.4 Phong cách lãnh đạoNhững nhà lãnh đạo – quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìnthực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phongcách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đóngười lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừaphát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể. Có thể khẳng định rằng, phong cáchlãnh đạo sẽ là một yếu tố quan trọng những yếu tố làm nên sự thành công của tổchức.Phong cách lãnh đạo là những mô hình hoặc cách thức mà người lãnh đạothường sử dụng để gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thựchiện các mục tiêu chung của tổ chức.Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnhđạo, quản lý mà con người thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tácđộng người khác của người lãnh đạo.5Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được hìnhthành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lýchủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý.Phong cách lãnh đạo được coi như là một nhân tố quan trọng của quản lý,trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lý mà còn thể hiện tàinăng và chí hướng của con người, nghệ thuật lãnh đạo.- Phong cách lãnh đạo độc đoán:Là phong cách trong đó người lãnh đạo trực tiếp ra các quyết định mà khôngcần tham khảo ý kiến của người dưới quyền.* Ưu điểm: Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời. Song ngườilãnh đạo không quan tâm tới ý kiến của người dưới quyền và ra quyết định trên cơsở những thông tin có sẵn.* Nhược điểm: Chủ quan, không phát huy được sáng tạo, kinh nghiệm củangười dưới quyền.- Phong cách lãnh đạo dân chủ:Là phong cách lãnh đạo trong đó người lãnh đạo ra các quyết định cơ sở bànbạc, trao đổi và tham khảo của cấp dưới.* Ưu điểm: Cho phép khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của ngườidưới quyền, từ đó tạo ra sự thỏa mãn lớn cho người dưới quyền vì họ cảm thấyđược chấp nhận và được tham gia. Người dưới quền cảm thấy thỏa mãn vì họ đượcthực hiện những công việc do chính họ đề ra, thậm chí được tham gia đánh giá kếtquả công việc.6* Nhược điểm: là quá trình dân chủ tốn kém nhiều thời gian. Trong rất nhiềutrường hợp, việc bàn bạc kéo dài mà không đi được quyết định trong khi thời giangiải quyết nhiệm vụ không cho phép kéo dài.- Phong cách lãnh đạo tự do:Là phòng cách trong đó người lãnh đạo cung cấp thông tin và thu nhận kếtquả cho phép người dưới quyền ra các quyết định riêng của mình. Người lãnh đạotheo phong cách này ít tham gia vào việc ra các quyết định của tổ chức.* Ưu điểm: Phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người dưới quyền/.* Nhược điểm: Sự lãnh đạo này dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủtrong tổ chức do thiếu vắng chỉ dẫn của người lãnh đạo.Từ việc so sánh hiệu quả của 3 phong cách lãnh đạo trên, K.Lewin kết luậnrằng sự lãnh đạo dân chủ là phong cách mang lại hiệu quả cao nhất và coi đây làphong cách của người lãnh đạo thành công.Tốt nhất là phong cách dân chủ kết hợp với một ít độc đoán. Người dướiquyền tin tưởng vào sự lãnh đạo và cảm thấy mình được tôn trọng.II. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG TẠI PHÒNG TUYÊN TRUYỀN HỖTRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ2.1 Lịch sử hình thành và phát triểnPhòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế được tổ chức thực hiện, cóchức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cụcThuế.7C2.2 Chức năng và nhiệm vụ cụ thểGiúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chínhsách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.Nhiệm vụ cụ thể:1.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và cáccơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, thành phố;1.2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc triển khaithực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật vềthuế;1.3. Trực tiếp hỗ trợ người nộp thuế thuộc Cục Thuế quản lý trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật thuế và các thủ tục hành chính thuế (bao gồm cả hướng dẫn,trả lời các vướng mắc về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và các cam kếtquốc tế khác của Việt Nam có liên quan đến thuế; và chính sách thuế thu nhập cánhân); tư vấn, hỗ trợ, trả lời các vướng mắc về thuế của các Chi cục Thuế để trảlời, hỗ trợ người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế quản lý;1.4. Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tụcvề thuế; phối hợp với các phòng chức năng liên quan đề xuất, trình Cục trưởng giảiquyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định;1.5. Là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách phápluật thuế và giải quyết một số thủ tục hành chính thuế theo quy định;1.6. Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệthống thông tin do ngành thuế quản lý cho người nộp thuế theo quy định của phápluật và của ngành;81.7. Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Cục Thuế, các tổ chức khác có liênquan trên địa bàn tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế;1.8. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền vềchính sách, pháp luật thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh đối với các tổ chức, cánhân ngoài ngành thuế và công tác cải cách hành chính thuế trên địa bàn; nghiêncứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế vàcông tác tuyền truyền về thuế;1.9. Quản lý, biên tập nội dung trang thông tin điện tử nội bộ ngành thuế tại CụcThuế; phối hợp với Tổng cục Thuế trong việc xây dựng nội dung trang Web trênInternet của ngành thuế;1.10. Tổng hợp đề nghị khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thựchiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với Ngân sách Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khácngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế;1.11. Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vựcđược giao;1.12. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bảnpháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;1.13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.2.3 Thực trạng công tác lãnh đạo tại phòngThực tiễn cho thấy lãnh đạo Phòng nghiệp vụ tuyên truyền và hỗ trợ ngườinộp thuế đã hội đủ những yếu tố về năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính tri và cáckỹ năng cần thiết. Điều đó được thể hiện qua kết quả hoạt động của đơn vị, cùngvới những thành tích mà đơn vị nhận được trong thời gian qua.9Trong công tác lãnh đạo, quản lý cấp phòng tuy đạt được những thành quảnhất định. Song, trong hoạt động thực tiễn của đơn vị vẫn gặp phải một số mặtthuận lợi, khí khăn nhất định.* Về mặt thuận lợi:- Được lãnh đạo Cục quan tâm và xác định rõ vai trò, trách nhiệm chuyênmôn, nhiệm vụ chính trị của phòng đối với ngành thuế tỉnh.- Đội ngũ cán bộ công chức có trình dộ đồng đều, phần lớn còn rất trẻ và đãđạt trình độ Đại học trở lên, có tinh thần đoàn kết và luôn phấn đấu hoành thành tốtnhiệm vụ.- Được trang bị đầy đủ máy móc, thiêt bị phục vụ cho công tác chuyên môn,đáp ứng được nhu cầu hoạt động của đơn vị.- Cơ quan thường xuyên chăm lo đời sống cho cán bộ công chức, hàng nămđều có tổ chức khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị kịpthời.- Trụ sở cơ quan có bố trí nhà công vụ phục vụ cho các cán bộ công chức xanhà.* Về mặt khó khăn:- Đội ngũ cán bộ công chức tuy đã được đào tạo trình độ cơ bản nhưng phầnlớn còn rất trê nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đôi khi xử lý công việccòn lúng túng.- Biên chế hiện nay của Phòng chỉ có 5 người, trong đó khối lượng công việcrất lớn, điều này đã tạo áp lực rất lớn cho người lãnh đạo khi phân công, giao việc.10- Kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng trong giao tiếp, xử lý công việc vẫn còn hạnchế do công tác luân chuyển cán bộ thường xuyên. Một số cán bộ bố trí chưa đúngchuyên ngành và nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.III. Một số giải pháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tácquản lýLãnh đạo là quá trình tác động gây ảnh hưởng đến người khác làm cho nhân viêntự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Vì lãnh đạohiệu quả được xem là hết sức quan trọng đối với việc thành đạt mục tiêu của tổchức. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong quản lý, đòi hỏi người lãnh đạo cần ápdụng một số nhân tố về phong cách lãnh đạo như sau:3.1 Nhân tố tạo khả năng được ưa thích đưa ra nhiều thông tin tr ọngyếu, lời khuyên- Thiếu thân thiện là một điểm không tốt. Mỗi lần bạn không thân thiện vớiai đó, bạn đã trải qua một thất bại trong việc kiểm soát bản thân. Do đó, dù ởcương vị nào đi chăng nữa chúng ta phải đối xử thân thiện với mọi người.- Quản lý con người, chứ không phải quản lý đồ vật và thư điện tử. Hãy ghinhớ rằng các kênh thông tin kỹ thuật số, thư điện tử, là những hình thức khôngthiện cảm nhất trong giao tiếp. Các hình thức này đưa ra ít gợi ý nhất, giao tiếp ítcảm xúc nhất và tạo ra chất lượng các mối liên hệ kém nhât.113.2 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo- Điều tra cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo đẻ xác định rõ những mặt hạn chếvà yếu kém. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích trình độ và nhu cầu đào tạo, bồidưỡng để có chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũcán bộ lãnh đạo. Cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng.- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo theo cấp bậc, chức vụ. Mởrộng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và áp dụng các phương thức đào tạo, bồi dưỡnglinh hoạt như: hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ. Mặt khác, cần tiến hành luân chuyểncán bộ.3.3 Một số giải pháp khác- Tổ chức lại bộ máy, mạnh dan cắt bỏ các bộ phận kem hiệu quả, cho kiêmnhiệm để nâng cao đời sống cho nhân viên.- Xây dựng phong cách làm việc dân chủ tập thể, thống nhất giữa nhận thứcvà hoạt động thực tiễn, lời nói phải đi đôi với việc làm. Hãy nhìn những việc ngườithực hiện làm chứ không nên nghe những điều người đó nói.- Trí tuệ cảm xúc được chứng minh là có liên hệ mật thiết với thành tíchcông việc ở tất cả các cấp độ. Nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng liên qua đếnnhững công việc đòi hỏi mức độ tương tác với xã hội cao. Nhà lãnh đạo tài ba thểhiện trí tuệ cảm xúc của họ thông qua 5 thành tố chính: tự nhận thức, tự động viên,đồng cảm và kỹ năng xã hội. Do vậy, chọn người lãnh đạo giống như chọn nhạctrưởng, khúc nhạc hay là nhờ sự chỉ đạo của nhạc trưởng.- Làm gì cũng phải tận tụy, say mê, trăn trở với công việc thì người lãnh đạomới có sự tìm tòi, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới có một phương án tốtđặt chất lượng và hiệu quả cao. Sự đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống củanhân dân khi thống nhất giữa tính trung thực và việc làm của người cán bộ lãnh12đạo. Phải có chính kiến của riêng mình, thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấutranh.- Làm tốt công tác cán bộ, bố trí sử dụng can bộ đúng chuyên môn, nghiệpvụ, không chen tình cảm riêng tư vào trong công tác cán bộ, bỏ co chế con ôngcháu cha thiếu năng lực. Có chính sách, chế độ thu hút nguồn nhân tài.- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị. Như Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại nói rằng: “ Cũng như sông thì có nguồn mói có nước, không cónguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạngphải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạođược nhận dân”.- Bản thân người lãnh đạo phải không ngừng đổi mới phong cách, lề lối làmviệc có khoa học, hợp lý, nhằm nâng cao tính năng động, tính sáng tạo đa dạng vàphong phú. Làm việc có hiệu quả, chất lượng, thiết thực với chức năng công việccủa mình đảm nhiệm, theo dõi, quản lý ở từng cơ quan, đơn vị.- Người lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính kế thừa nhằmtạo ra nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khích, hỗ trợtrong công tác đào tạo. Người lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và đủ tầm.- Người lãnh đạo phải luôn cải thiện thành tích của mình mỗi năm. Nếungười lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người được kính trọng thì phải là mộtngười biết học tập suốt đời để xứng đáng với vị trí của mình.13PHẦN KẾT LUẬNTrong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trôngrộng, có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệuquả, xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền tảngthế giới quan khoa học. Loại trừ tu tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, thực dụng,hẹp hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi.Con đường hiệu quả nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhân cáchlà tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học,ký năng lãnh đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình.Việc áp dụng các nhân tố trong phong cách lãnh đạo là một vấn đề mới và quantrọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với người lãnh đạo quản lý. Mỗi ngườilãnh đạo, quản lý đều phải quan tâm và có nhiệm vụ nghiên cứu vận dụng sáng tạovà bổ sung hoàn chỉnh thường xuyên phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo, quản lýtrong tất cả các lĩnh vực, phải hiểu đặc điểm tâm lý của từng nhân viên.Phong cách lãnh đạo liên quan đến uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Lựachọn được phong cách quản lý đúng là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, nóảnh hưởng ngay đến uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo là điều kiện, phương tiệnquan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Điều quan trọng đối với người lãnh đạolà lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với công việc hiện tại, với từng đốitượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Do đó, phongcách lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả quản lý của cơ quan.14TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính Bộ Tài chính. Tài liệu Đào tạo, bồidưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương.2. Lê Văn Tập, 2011. Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo. Nhà xuất bản Laođộng.3. Trường Đào tạo, bồi dưỡng công chức Bộ Nội vụ, 2011. Tài liệu Bồidưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý đối với Lãnh đạo cấp phòng, Phó Lãnh đạo cấpphòng ngành nội vụ.15

Tài liệu liên quan

  • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH Thương mại Việt Thông Group.docx Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH Thương mại Việt Thông Group.docx
    • 32
    • 922
    • 0
  • Một số giải pháp và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TNHH Cao Cường.docx Một số giải pháp và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của TNHH Cao Cường.docx
    • 45
    • 667
    • 0
  • một số giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư thành phố nước ngoài vào Campuchia một số giải pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư thành phố nước ngoài vào Campuchia
    • 64
    • 410
    • 1
  • Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý và kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định phục vụ sản xuất ở Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư phục vụ sản xuất Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý và kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định phục vụ sản xuất ở Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư phục vụ sản xuất
    • 4
    • 755
    • 0
  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY,THÀNH PHỐ HÀ NỘI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY,THÀNH PHỐ HÀ NỘI
    • 70
    • 1
    • 16
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng máy thiết bị công trình của công ty Cổ phần Xây dựng số 3 - Vinaconex 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng máy thiết bị công trình của công ty Cổ phần Xây dựng số 3 - Vinaconex 3
    • 67
    • 1
    • 5
  • Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Tài chính Bưu Điện Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Tài chính Bưu Điện
    • 74
    • 469
    • 1
  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ  DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    • 77
    • 1
    • 5
  • Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường Bất động sản Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước đối với thị trường Bất động sản
    • 35
    • 744
    • 1
  • Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý và kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định phục vụ sản xuất ở Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư phục vụ sản xuất Tập trung nghiên cứu tình hình quản lý và kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định phục vụ sản xuất ở Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vật tư phục vụ sản xuất
    • 6
    • 568
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(65.22 KB - 15 trang) - Một số giải pháp về phong cách lãnh đạo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Một Số Giải Pháp Xây Dựng Phong Cách Lãnh đạo