Một Số Giống Lợn Nuôi Thịt Phổ Biến ở Nước Ta - 2lua

1. CẤC GIỐNG LỢN NỘI

• Lợn Móng Cái

Lợn Móng Cái

Nguồn gốc: Móng Cái, Quảng Ninh.

Được nuôi phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.

• Lợn Mường Khương

Lợn Mường Khương

Được nuôi ờ Lào Cai và một số nơi thuộc vùng Tây Bắc.

• Lợn Ba Xuyên và Thuộc Nhiêu

Được nuôi ở một số tỉnh Đồng bằng sông cửu Long.

Lợn Ba Xuyên

Lợn Thuộc Nhiêu

• Lợn Sóc

Lợn Sóc là giống lợn thuần, được nuôi phố biến trong khu vực buôn làng đồng bào vùng Tây Nguyên, dân địa phương thường gọi là "heo Sóc" "heo Đê".

Lợn Sóc

• Ưu điểm của các giống lợn nội:

Dễ nuôi, chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh cao.

• Nhược điểm của các giống lợn nội:

Chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ăn và tỷ lệ nạc thấp (36 - 43%).

2. NHÓM LỢN LAI

- Lợn lai F1 (bố Yoóc-sai x mẹ Móng Cái) viết tắt F1 (Y x MC).

- Lợn lai F1 (bố Lan-đrát x mẹ Móng Cái) viết tắt Fl (L x MC).

Lợn lai F1 (Yoóc-sai x Móng Cái)

Lợn lai F1 (Lan-đrát x Móng Cái)

• Ưu điểm của 2 nhóm lợn lai này:

- Tầm vóc lớn hơn, lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn và có tỷ lệ nạc cao hơn (45 - 50%).

- Hai nhóm lợn lai trên hiện được nuôi rộng rãi để lấy thịt ở nhiều vùng: Vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Lợn nái lai F1(Y x MC) và Fl (L x MC) sinh sản tốt, được dùng làm nái nền cho lai với đực ngoại để sản xuất lợn lai F2 nuôi thịt.

3. NHÓM CÁC GIỐNG LỢN NGOẠI

- Lợn Yoóc-sai (lợn Đại Bạch), lợn Lan-đrát, lợn Duroc và lợn Pietrain được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước và vào thời gian khác nhau.

- Lợn đực Yooc-sai và Lan-đrát được sử dụng cho phối giống với lợn nái nội để sản xuất lợn lai Fl. Lợn nái Yoóc-sai và Lan-đrát sử dụng làm nái sinh sản. Lợn đực Duroc được sử dụng đế phối giống với nái lai F1 (L x Y), lợn Pietrain được dùng để tạo ra lợn lai và dùng con đực để sản xuất lợn lai nuôi thịt.

Lợn Yoóc-sai

Lợn Lan-đrát

Lợn Duroc

Lợn Pietrain

• Ưu điểm:

Tầm vóc lớn (200 - 300 kg/con ở lợn trưởng thành), lớn nhanh (5 - 6 tháng đạt 90 -100 kg), tiêu tốn ít thức ăn (2,6 - 3,0 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng) và có tỷ lệ nạc cao (55 - 65%).

• Nhược điểm:

Đòi hỏi cao về chất lượng thức ăn, phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng.

Từ khóa » Các Giống Lợn Thịt