MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ ỐM NGHÉN, MẸ BẦU CẦN HIỂU ĐÚNG ĐỂ ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám
Trang chủ / Tin tức /MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ ỐM NGHÉN, MẸ BẦU CẦN HIỂU ĐÚNG ĐỂ CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH
MỘT SỐ HIỂU LẦM VỀ ỐM NGHÉN, MẸ BẦU CẦN HIỂU ĐÚNG ĐỂ CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH
23/02/2022
00 Ốm nghén thường xảy ra trong vòng bốn tháng đầu của thai kỳ. Ước tính có khoảng 70 - 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén, thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nôn nghén khi mang bầu là do progesterone - một hormone steroid nội sinh có trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai và phát triển phôi thai tăng cao. Khi bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ, triệu chứng buồn nôn và nôn làm thay đổi hầu hết sinh hoạt của mẹ bầu. Bên cạnh đó còn có những nhận định chưa đầy đủ làm mẹ bầu thêm rối trí. Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu và “giải mã” chủ đề này để vượt qua giai đoạn nghén nhẹ nhàng và trang bị thêm kiến thức cần thiết mẹ nhé! ► Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi? Thực tế, ốm nghén nhẹ nói chung không có hại, ngược lại còn cho thấy nhau thai khỏe mạnh đang sản xuất nhiều hormone hỗ trợ mang thai, thai nhi đang phát triển tốt. Một số trường hợp làm cơn nghén trầm trọng hơn thông thường là do mang thai đôi hoặc sinh ba, tinh thần mệt mỏi quá mức, căng thẳng về cảm xúc, di chuyển nhiều… Nếu thuộc nhóm tỷ lệ ốm nghén nghiêm trọng như buồn nôn và nôn không kiểm soát, mất cân bằng điện giải, suy dinh dưỡng và mất nước, không thể ăn uống, bị sốt, mẹ cần phải liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời. ► Ốm nghén mẹ có nên ăn nhiều? Đối với mẹ bầu bị nghén nặng, thức ăn sẽ không còn là niềm vui mà có thể là "ác mộng”, một trong những nguyên nhân làm cho cơn buồn nôn gia tăng. Thậm chí nhiều mẹ bầu có suy nghĩ giảm lượng ăn đồng nghĩa sẽ giảm nguy cơ buồn nôn và nôn. Nhưng đây là một quan niệm khá thiếu sót, vì lúc này cơ thể đang kiệt sức và mất nước, nếu không bổ sung dinh dưỡng cần thiết sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng tối ưu không chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, đồng thời đối với một số thực phẩm còn hỗ trợ giảm cơn nghén. Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp thuyên giảm cơn nghén hiệu quả:- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày;
- Bổ sung nhiều protein và carbs;
- Ưu tiên các thức ăn lỏng, dễ hấp thu;
- Ưu tiên các thực phẩm nhạt, ít gia vị;
- Tránh các chất kích thích, có mùi mạnh;
- Trà gừng có thể giảm dịu cơn nghén, nhưng không uống quá nhiều;
- Nên uống vitamin tổng hợp mỗi ngày, cần tham khảo ý kiến bác sĩ kê đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Bình luận
Tìm kiếm
Tin mới nhất
Mới nhất23/12/2024
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
21/12/2024
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU - ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
16/12/2024
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) THÀNH CÔNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU VỚI CÁC DIỄN GIẢ ĐẾN TỪ BỆNH VIỆN RAFFLES SINGAPORE VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM
Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên
Đội ngũ bác sĩCác chuyên gia tại AIH
Robert Francois Marie Riche
Khoa Phụ Sản
Bác sĩ Riche là chuyên gia Phẫu thuật Sản khoa với hơn 22 năm kinh nghiệm thực hành lâm sàng và giảng dạy, chuyên sâu về Ung thư vú và Phẫu thuật nội soi trong Sản phụ khoa. Bác sĩ Riche cũng dẫn dắt đội ngũ nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cũng như đáp ứng các cải tiến chất lượng tiêu chuẩn quốc tế thông qua các kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn.
Tìm hiểu thêmVũ Văn Phi
Khoa Phụ Sản
Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi với kinh nghiệm làm việc dày dặn gần 20 năm tại các bệnh viện phụ sản quốc tế lớn, từng giữ vị trí cố vấn cao cấp trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhận được sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp và Quý khách hàng. Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi rất được yêu thích trong cộng đồng mẹ bầu vì tính cách dí dỏm, tâm lý, thân thiện, giúp các bố mẹ tương lai có thể giảm bớt lo lắng trong thai kỳ. Đặc biệt Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi nổi tiếng “mát tay”, chuyên môn cao - vết mổ đẹp và dày dạn kinh nghiệm chăm sóc các ca sinh khó, xử trí các trường hợp sản phụ mắc bệnh lý trong thai kỳ và các tai biến sản khoa thường gặp. Hiện tại, Bác sĩ CKI Vũ Văn Phi đang giữ vị trí Phó Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH).
Tìm hiểu thêmVũ Nhật Linh
Khoa Phụ Sản
ThS.BSCKII. Vũ Nhật Linh là một chuyên gia tài năng, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ khoa. Bác sĩ đã từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trên toàn quốc, chuyên sâu về sản bệnh lý, hỗ trợ sinh sản, và nội soi phụ khoa. Không chỉ dừng lại ở vai trò bác sĩ, Bác sĩ Linh còn là giảng viên nhiệt huyết tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nơi bác chia sẻ kiến thức và đam mê với thế hệ y bác sĩ tương lai. Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ, Bác sĩ Vũ Nhật Linh luôn đồng hành tận tâm cùng các sản phụ trong hành trình đón chào những thiên thần nhỏ.
Tìm hiểu thêmHồ Nguyên Tiến
Khoa Phụ Sản
Thạc sĩ Bác sĩ CKI Hồ Nguyên Tiến là cựu bác sĩ nội trú Bệnh viện Antoine Beclere – APHP- Paris – Pháp năm 2008, tốt nghiệp bác sĩ nội trú Sản Phụ khoa năm 2006. Là chuyên gia phẫu thuật nội soi phụ khoa - niệu phụ khoa, thai kỳ nguy cơ cao và chẩn đoán tiền sản được đào tạo tại Việt Nam, Pháp và Singapore, với hơn 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị chuyên ngành Sản phụ khoa - Niệu phụ khoa. Thạc sĩ Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến đã và đang không ngừng nỗ lực, thường xuyên tham gia các khóa học và hội thảo khoa học để việc cải thiện chất chăm sóc, điều trị và phẫu thuật. Với bề dày kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi và được đào tạo Pháp và Sigapore cũng như tại Việt Nam, Thạc Sĩ Bác sĩ Hồ Nguyên Tiến là người thực hiện các ca phẫu thuật nội soi phức tạp của Bệnh viện hiện nay, trong lĩnh vực sản khoa - chẩn đoán tiền sản là người kết nối và phát triển các mối quan hệ hợp tác giữa các khoa và các bệnh viện để đưa ra chẩn đoán chính xác cho từng trường hợp.
Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Có Bầu Không Nghén
-
Mang Thai Không Nghén Liệu Có Nguy Hiểm Không?
-
MANG THAI 6 TUẦN KHÔNG NGHÉN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Nghén Hay Không Nghén Là Tốt? Giải đáp Từ Bác Sĩ Sản Khoa
-
Mang Thai Không Nghén: Sự Lạ Lùng Làm Mẹ Bầu Thắc Mắc - MarryBaby
-
Có Thai Bao Lâu Thì Bắt đầu ốm Nghén | Vinmec
-
Ốm Nghén: Buồn Nôn Và Nôn Khi Mang Thai Lúc Nào Sẽ Bắt đầu?
-
Mang Thai Không Nghén Có Sao Không? Có Mẹ Nào Mang Thai Mà ...
-
Mang Thai Không Nghén Có Sao Không? Bật Mí Thông Tin Giúp Mẹ Yên ...
-
Mang Thai Không Nghén Là Tốt Hay Xấu? Điều Cần Biết | Samya
-
Ốm Nghén Khi Mang Thai Có đáng Sợ? 8 Cách Giảm Nghén An Toàn
-
Dấu Hiệu Mang Thai 3 Tháng đầu Mẹ Bầu Thường Gặp
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
Không Có Dấu Hiệu ốm Nghén. Mẹ Bầu Có Nên Lo Lắng?
-
Vì Sao Một Vài Bà Mẹ Mang Thai Không Nghén, Có Nguy Hiểm Không?