Môt Số Hình Thức Sở Hữu Trí Tuệ
Có thể bạn quan tâm
MỘT SỐ HÌNH THỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là đại diện cho cả một công ty, doanh nghiệp. Nhãn hiệu gắn trên hàng hoá sẽ đề cao và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho doanh nghiệp.
Quyền của nhãn hiệu đã được bảo hộ để chống lại sự xâm phạm bao gồm:
– Đòi bồi thường thiệt hại
– Tịch thu và tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm
– Hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm trong tương lai.
Luật pháp không quy định về thời điểm phải đăng ký nhãn hiệu trước hay trong thời gian sử dụng nhãn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần ý thức sớm việc đăng ký nhãn hiệu bằng việc nộp xin đăng kí nhãn hiệu. Bởi vì việc sở hữu quyền nhãn hiệu càng sớm sẽ ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự của mình.
Kiểu dáng công nghiệp (KDCN)
Sự hấp dẫn, bắt mắt của hình thức bên ngoài quyết định việc tiêu thụ cho sản phẩm. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bảo hộ cho hình dáng kiểu cách bên ngoài của sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) của doanh nghiệp cũng là tài sản như bất kỳ hàng hoá khác. Nó có thể bán, mua, chuyển giao quyền sử dụng với doanh nghiệp khác.
Quyền của chủ bằng KDCN bao gồm:
– Được độc quyền chế tạo, nhập khẩu hàng hoá mang KDCN của mình
– Được chuyển nhượng KDCN của mình cho doanh nghiệp khác
– Được tiến hành pháp lý chống lại người có hành vi xâm phạm KDCN của mình và đòi bồi thường thiệt hại.
Bản quyền tác giả
Một số KDCN có thể được yêu cầu bảo hộ như một đối tượng “Bản quyền tác giả”. Đó là những hình dáng bên ngoài của sản phẩm được xem là tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy những KDCN như “bao gói sản phẩm” thường được các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cả hai đối tượng là KDCN và Bản quyền tác giả.
Quyền tác giả không được bảo hộ trong những trường hợp sau:
– Tên, nhan đề của tác phẩm
– Tác phẩm được sử dụng hạn chế nhằm mục đích nghiên cứu, học tập cá nhân, bình luận, đưa tin thời sự, kiện tụng, giảng dạy trong nhà trường…
Sáng chế
Một giải pháp kỹ thuật muốn được cấp Bằng độc quyền sáng chế luôn phải hội đủ 3 tính chất: Có tính mới (là mới nhất, độc nhất trên thế giới), có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.
Chủ bằng sáng chế được những quyền lợi như sau:
– Được độc quyền sử dụng sáng chế
– Được bán, chuyển nhượng hoặc cho phép người khác sử dụng sáng chế
– Được tiến hành pháp lý chống lại sự xâm phạm của người khác, đòi bồi thường thiệt hại và tiêu huỷ hàng hoá vi phạm.
Từ khóa » Các Loại Sở Hữu Trí Tuệ
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - Luật Việt Tín
-
Phân Loại Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Winco
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì ? Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì ? Bảo Vệ Quyền SHTT
-
Sở Hữu Trí Tuệ Bao Gồm Các đối Tượng Nào? - Phan Law Vietnam
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - Công Ty Luật Việt An
-
Các Biện Pháp Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Công Ty Luật Việt An
-
[PDF] Những điều Cần Biết Về Sở Hữu Trí Tuệ
-
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Gồm Những Gì? - Luật Công Chính
-
[PDF] 1 CHƯƠNG 18 SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Bản Dịch Không Chính Thức Của ...
-
PHẦN I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ - HUST
-
Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - Phạm Law - Luật Phamlaw
-
Thực Trạng Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Về Thừa Kế Quyền Sở Hữu Tài Sản ...
-
Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Ánh Sáng Luật