Một Số Kết Quả Thực Hiện Phương Châm “Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm ...
Có thể bạn quan tâm
Việc tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được triển khai rộng rãi đến đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền định kỳ tổ chức 73 buổi gặp gỡ, đối thoại với nhân dân để nắm tình hình và giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, bức xúc. Đối với các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, những vấn mà nhân dân, dư luận quan tâm hoặc báo chí phản ánh được kịp thời chỉ đạo xử lý và định hướng thông tin, định hướng dư luận, góp phần ổn định tình hình tư tưởng, tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong nội bộ và nhân dân; đặc biệt, định kỳ 02 lần/năm, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức gặp gỡ các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ để cung cấp thông tin và nghe ý kiến góp ý việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng... Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức thực hiện đạt kết quả các nghị quyết, chỉ thị, đề án về công tác dân vận gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên; nắm bắt, phản ánh và tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc, tâm tư, nguyện vọng, ý kiến góp ý, kiến nghị của cử tri, đoàn viên, hội viên và nhân dân; thể hiện tốt hơn vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở các cấp, các ngành; thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp. Ngoài ra, để thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tất cả các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể thực hiện việc đặt hòm thư góp ý tại trụ sở làm việc, phân công cán bộ thực hiện việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi việc tiếp thu các ý kiến góp ý. Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia góp ý thông qua việc cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giới thiệu, lấy ý kiến góp ý nơi cư trú, nơi công tác đối với cán bộ, đảng viên hàng năm, lấy ý kiến nhận xét để phục vụ công tác cán bộ. Phát huy vai trò phản biện của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật và các tổ chức khác, lắng nghe ý kiến của cán bộ lãnh đạo tiền nhiệm hoặc dư luận xã hội để có sự phân tích, xem xét thấu lý đạt tình, nhất là các dự án nhạy cảm, phức tạp. Nhờ vậy, khi triển khai các chương trình, chủ trương, dự án quan trọng như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Dự án sân Golf Phan Thiết (Dự án Phố Biển Rạng Đông), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức họp, nghe ý kiến góp ý của các đồng chí cán bộ lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh, ý kiến góp ý của đội ngũ trí thức tỉnh am hiểu sâu về quy hoạch - kiến trúc, quản lý xây dựng, quản lý đô thị... nên nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của nhân dân, quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên, công chức và các tổ chức đảng, tổ chức chính quyền trong việc thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật, điển hình như việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao trách nhiệm và chấn chỉnh tác phong, giờ giấc làm việc, ý thức chấp hành của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; những trường hợp do nhân dân phát hiện, phản ánh được xem xét xử lý nghiêm túc, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công khai minh bạch chủ trương chính sách, hoạt động quản lý, điều hành để nhân dân biết, kiểm tra, giám sát; tổ chức cho nhân dân bàn bạc, thảo luận, góp ý hoặc tham vấn ý kiến nhân dân; khuyến khích người dân phát hiện, phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến’, “tự chuyển hoá”; tham gia góp ý về đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên...
Nhìn chung, việc phát huy vai trò của nhân dân tham gia công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt được những kết quả quan trọng. Cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, triển khai thực hiện, nhất là kịp thời ban hành khá nhiều văn bản để cụ thể hóa. Nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nói chung, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đã có sự chuyển biến khá rõ. Phương thức lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền ngày càng được hoàn thiện hơn và theo hướng công khai, minh bạch, chặt chẽ, bảo đảm tuân thủ đúng các nguyên tắc của Đảng và quy định của pháp luật. Một số vụ việc tiêu cực nổi cộm, tồn đọng mà dư luận quan tâm và một số vụ khiếu kiện kéo dài đã được tập trung giải quyết; bố trí cán bộ, xử lý vi phạm nội bộ kịp thời và kiên quyết hơn. Đội ngũ cán bộ, đảng viên ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng thể hiện rõ hơn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm được nâng lên. Qua kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), một số nơi đảng viên, tổ chức đảng đã rà soát soi rọi và tự nhận có những biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tuy mức độ chưa nghiêm trọng nhưng cần phải được chấn chỉnh kịp thời để ngăn chặn và đẩy lùi. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khẳng định vị trí của tổ chức mình. Đại đa số nhân dân phát huy tốt quyền làm chủ, tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực và có trách nhiệm trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện đạt hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, có lúc, có nơi cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, triển khai thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; từ đó dẫn đến một số việc hiệu quả thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”còn hạn chế. Hiệu quả hoạt động tuyên truyền, góp ý, giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở nhiều nơi hoạt động còn yếu, có nơi hình thức, điều kiện hoạt động còn khó khăn. Một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân chưa ý thức được trách nhiệm chính trị đối với địa phương, đất nước; số ít lợi dụng dân chủ hoặc bị xúi giục, kích động, gây mất an ninh trật tự, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nhưng chưa mạnh dạn tự phê bình hoặc chưa được góp ý, phê bình thẳng thắn, nghiêm túc.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phát huy vai trò của nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thật sự quyết tâm trong lãnh đạo, triển khai thực hiện; xác định xây dựng Đảng là then chốt và phải dựa vào dân để xây dựng Đảng; quá trình lãnh đạo và triển khai thực hiện phải bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và có sự cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; chú ý sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ và công tác xây dựng Đảng để rút kinh nghiệm cho quá trình thực hiện. Chăm lo, củng cố xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, được dân tin, dân yêu và là động lực để nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong xã hội.
Từ khóa » Dân Biết Dân Bàn Dân Làm Dân Kiểm Tra Thể Hiện
-
“Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân Giám Sát, Dân Thụ ...
-
Quán Triệt Chủ Trương "Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân ...
-
Nâng Cao Nhận Thức, Trách Nhiệm, Thực Hiện Tốt Phương Châm “Dân ...
-
Phát Huy Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân Và Phương Châm “Dân Biết ...
-
Kết Quả Thực Hiện Phương Châm “dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân ...
-
Kết Quả Thực Hiện Phương Châm “dân ... - UBND Huyện Tuy Phước
-
BÁO CÁO Chuyên đề Về Vấn đề Quyền Làm Chủ Của Nhân Dân ...
-
Kiên Trì Thực Hiện Phương Châm “Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân ...
-
“Dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra, Dân ... - Thông Báo Bảo Trì.
-
Đảm Bảo 'dân Biết, Dân Bàn, Dân Làm, Dân Kiểm Tra' Trong Hoạt động ...
-
Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ: Cụ Thể Hoá Quan điểm Dân Biết, Dân Bàn, Dân ...
-
THẢO LUẬN TỔ VỀ DỰ ÁN LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
-
Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Phương Châm “Dân Biết, Dân Bàn, Dân ...
-
Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Phương Châm "Dân Biết, Dân Bàn, Dân ...