MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG XÃ HỘI HỌC - TaiLieu.VN
Có thể bạn quan tâm
- Chính sách xã hội
- Xã hội học đại cương
- Dân số thế giới
- Công tác xã hội
- Xã hội học đô thị
- HOT
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
- CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
Chia sẻ: Pham Thi Muoi Muoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8
Thêm vào BST Báo xấu 940 lượt xem 111 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủLà mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác.
AMBIENT/ Chủ đề:- đề cương xã hội học
- xã hội học chính trị
- xã hội học dân sự
- mô hình kinh tế thị trường
- kinh tế quốc tế
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG XÃ HỘI HỌC
- MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG XÃ HỘI HỌC I.CƠ CẤU XÃ HỘI: Là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dầu tính chất của các thành phần và các mối quan hệ giữa chúng biến đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Nói đến cơ cấu xã hội là nói đến các yếu tố tạo nên một chỉnh thể xã hội và những mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa các cá nhân và các tổ chức xã hội. Theo định nghĩa trên (của Osipov) thì, cơ cấu xã hội sẽ bao gồm: vị thế và địa vị xã hội, vai trò, nhóm, các thiết chế xã hội. 1. Vị thế xã hội: Vị thế là vị trí của một người trong cơ cấu tổ chức xã hội theo sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Vị thế xã hội được tạo thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Các cá nhân và nhóm xã hội xác lập chỗ đứng của mình dưới tác động của các yếu tố này. Chúng bao gồm các đặc điểm sinh lý, trình độ học vấn, tài sản, nghề nghiệp, dòng dõi… 2. Địa vị xã hội: Là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác. Vị thế xã hội tạo cho người hoạt động, và mỗi người trong xã hội tuy có nhiều vị thế xã hội khác nhau nhưng nhất định phải có một vị thế then chốt, trong trường hợp đó, người ta gọi là địa vị xã hội. 3. Vai trò xã hội: Là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫu tác phong mà xã hội chờ đợi hay đòi hỏi ở một người hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế của họ. Đây là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. 4. Nhóm xã hội: Một tập hợp các thành viên có những nét tương đồng với nhau về nghề nghiệp, khu vực cư trú, đặc trưng văn hoá, ngôn ngữ…không những thế họ còn có một ý thức chung và một sự kết cấu nào đấy với nhau trong hành động dựa trên những giá trị và mục tiêu thống nhất. 5. Thiết chế xã hội: Là một cơ cấu tổ chức tương đối có tính cách vĩnh cửu, của những khuôn mẫu xã hội, vai trò và những tương quan con người thực hiện theo một số lề lối đã được chế tài và thống nhất với mục đích thoả mãn những nhu cầu xã hội căn bản. Dù định nghĩa thế nào thì khi đề cập đến thiết chế xã hội người ta nói đến một thực thể tổ chức xã hội mà thực thể ấy có sức mạnh mang tính kiểm soát xã hội. Đặc điểm (trang 80): 1
- Thiết chế xã hội nảy sinh trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Thiết chế xã hội tác động kìm hãm hay thúc đẩy ngược trở lại đối với điều kiện kinh tế xã hội. Thiết chế xã hội phản ánh tính giai cấp rõ rệt: mang tính giai cấp, mang hệ tư tưởng giai cấp thống trị và phản ánh quyền lợi của giai cấp đó. Trong một xã hội, thường tồn tại nhiều thiết chế xã hội, các thiết chế này có vai trò tương hỗ, bổ sung cho nhau. Thiết chế xã hội càng hoàn thiện thì xã hội càng phát triển, chúng xác định vị trí, chức năng của các cá nhânạnh mẽ đến đâu cũng khó có thể xoá bỏ hoàn toàn phần tự nhiên vốn có. Chính vì vậy mà không phải lúc nào con người cũng có thể hành động theo đúng chuẩn mực và quy tắc xã hội. Chính vì thế, xã hội chứ không ai khác, cần phải có những thiết chế, chế tài nhằm kiểm soát các hành vi có tính bản năng hoặc cố tình lệch chuẩn của con người. Theo quan điểm của Macxit, con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. xã hội là tập hợp của nhiều cá nhân, trong đó mỗi cá nhân có một vị thế xã hội nhất định và họ xác lập mạng lưới quan hệ xã hội, dựa trên lợi ích và vị thế của quan hệ đó và họ tồn tại trong một cơ cấu xã hội. Quan hệ đó tạo nên một mạng lưới quan hệ chằng chịt và phức tạp. Vì vậy, để duy trì trật tự xã hội cần phải biết điều tiết các mối quan hệ xã hội phức tạp ấy sao cho chúng ở trạng thái cân bằng và không dẫn đến sự phá vỡ cấu trúc xã hội. + Tạo các khuôn mẫu hành vi, có sẵn mang tính định chế + Đưa ra các khuôn mẫu vai trò. + Kiểm soát hành vi và việc thực hiên vai trò xã hội của cá nhân. Hạn chế (trang 83): Do phải duy trì, bảo vệ các khuôn mẫu hành vi nhằm ổn định xã hội cho nên chúng ít nhiều cản trở đến tốc độ của sự biến chyển, phát triển của xã hội. Đồng thời tính khuôn mẫu đã hạn chế tính đột phá, sáng tạo của cá nhân và đôi khi họ trở nên thiếu trách nghiệm trong việc thay đổi hay xoá bỏ các định chế đã lõi thời. 6. Hành động xã hội: Đây là một khái niệm xã hội căn bản trong xã hội học được M. Weber đặc biệt quan tâm, theo ông hành động xã hội: Là những hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có liên quan đến người khác và được định hướng đến người khác trong quá trình và đường lối của nó. Như vậy, một hành động được xem là hành động xã hội khi nó liên quan đến người khác. Trong đó, M. Weber đặc biệt quan tâm đến động cơ thúc đẩy có trong ý thức của chủ thể, là nguyên nhân của hành động. Chính nhờ yếu tố này, ông đã chia hành động xã hội thành 4 loại: cảm xúc, truyền thống, thuần tuý giá trị, thuần tuý mục đích. và tổ chức xã hội cành rõ ràng. Trong điều kiện phát triển bình thường, thiết chế xã hội tỏ ra bình thường vững chắc, nhưng khi chúng không còn khả năng vận hành và đáp ữmg các nhu cầu xã hội nữa chúng sẽ bị cá nhân hoặc xã hội loại bỏ. Chức năng (trang 82): Điều hoà các mối quan hệ xã hội và kiểm soát xã hội. Con người là một sản phảm của thế giới tự nhiên và xã hội, bản thân con người dù có được quá trình xã hội hoá diễi ở một người hay mộ Thường mang một tên gọi nhất định, những tên gọi này, mọi người trong xã hội thiểu theo một nghĩa nhất định. Thông qua tên gọi đó, xã hội có thể kiểm soát hành động của con người mà họ không cần bất kỳ một 2
- sự mô phỏng nào cả. + Diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội, chính vì vậy nó trở thành phương thức biểu đạt thể hiện mối quan hệ giữa con người với con nguời, con người với môi trường tự nhiên, con người với môi trường xã hội. Hay nói cách khác là một phương thức đặc biệt biểu đạt mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài. Mối quan hệ đó chỉ có thể được giải thích khi con người thực hiện các hành động xã hội. + Do con người thực hiện, hay chủ thể của các hành động xã hội phải là con người, nhưng con người không phải lúc nào cũng được làm theo ý muốn chủ quan của bản thân, hành động của họ phụ thuộc và chịu sự kiểm soát của điều kiện kinh tế, nơi họ đang sống. Ngoài ra hành động đó còn chịu sự chi phối tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của chủ thể và những chuẩn mực xã hội mà chủ thể đó đang theo đuổi. + Về bản chất là tập hợp của các cử chỉ có chủ định của con người để phản ứng trở lại các tác nhân bên ngoài. Điều đó cho thấy tại sao, trong cùng một hoàn cảnh giống nhau con người lại có những hành động khác nhau và kết quả hành động của họ cũng khác nhau! Cấu trúc: (6 thành tố) (Nhu cầu, động cơ, chủ thể, hoàn cảnh, phương tiện, mục đích hành động) Nhu cầu: là những mong muốn của chủ thể về các yếu tố vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người xã hội. Nhu cầu là khởi điểm của hành động, không có nhu cầu thì không có hành động! Nhu cầu mang bản chất khác nhau cũng tạo thành những hành động khác nhau. Động cơ: là nhu cầu được ý thức hoá và được phản ánh trong tư duy của chủ thể tạo thành động lục cho hành động diễn ra. Động cơ luôn tồn tại trong suy nghĩ, trong ý thức của chủ thể cho nên nó rất khó có thể hiểu và đoán biết một cách chính xác đâu là động cơ đích thực đằng sau hành động đã diễn ra. Chủ thể: trong các trường hợp cụ thể, chủ thể không phải là hững con người chung chung mà phải là một đối tượng hay một tổ chức xã hội liên quan trực tiếp hay gián tiếp gây ra hành động. Hoàn cảnh: liên quan đến các yếu tố như không gian, thời gian, địa điểm diễn ra hành động. Các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành động đã, đang và sẽ diễn ra. Phương tiện: là những yếu tố mà chủ thể dùng để thực hiện hành động và đạt được mục đích. Trong xã hội hiện đại, khi hành động trở nên phúc tạp thi các phương tiện, công cụ cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Vì vậy muốn để hành động xã hội thực sự trở thành phương thức tiện và công cụ, nhất là công cụ sản xuất Mục đích: là cái đích mà hành động cần đạt tới. Mục đích được xác định rõ ràng có vai trò định hướng cho hành động và giúp cho chủ thể dễ dàng đạt được hiệu quả cao. Hành động không đạt được mục đích là hành động chưa hoàn thành. Lưu ý: (tính tự nhiên và xã hội trong hành động xã hội của con người). Hành động xã hội là một hoạt động do con người là chủ thể. Mà con người là tổng hoà các mối quan hệ, ngoài phần bản năng (phần tự nhiên – phần con), con người còn là sự hợp thành của phần xã hội (phần người), các hành động của con người một mặt chịu sự chi phối của chủ thể, mặt khác chịu sự kiểm soát của xã hội thông qua các chuẩn mực và thiết chế mà xã hội đưa ra. Sự kết hợp hài hoà tạo nên hình hài một con người cá nhân (con người xã hội). Do phần con – bản năng không dễ gì xoá bỏ, nên các hành động của con người chịu sự quy định của các yếu tố tự nhiên. Đến nay con người vẫn chưa hiểu biết hết về mình, tất cả còn đang là ẩn số, chưa có lời giải đáp. Mặc dù sự liên hệ giữa phần tụ nhiên với hành động của con người chỉ chiếm số ít, nhưng xã hội học không hể phủ nhận sự quy định này! Bên cạnh đó, hành động của con người còn chịu ảnh hưởng tối đa của xã hội. Người ta gọi đó là quá trình xã hội hoá. Xã hội hoá là một diễn trình ảnh hưởng tương hỗ giữa một người và một người khác, kết quả là sự chấp nhận những chuẩn mực, tác phong mà xã hội đưa ra và thích nghi với chuẩn mực đó. Thực chất là một quá trình cá nhân học tập xã hội, không cá nhân nào tồn tại trong xã hội mà không chịu sự xã hội hoá này. Thông qua quá trình xã hội hoá, những quy tắc, khuôn mẫu, chuẩn mực được tổng hợp hoá và chuyển hoá 3
- thành những mẫu mực hướng dẫn hành vi ứng xử và hành động của con người. chủ yếu giúp con người và xã hội phát triển, cần phát triển hệ thống 7. Tương tác xã hội: Là một quá trình giao tiếp hay trao đổi giữa các cá nhân và các cộng đồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng được thực hiện, hành động xã hội được diễn ra và đạt được sự thích ứng của một hành động này với hành động khác. Hành động xã hội là cơ sở để hình thành nên tương tác xã hội, không có hành động xã hội sẽ không có tương tác xã hội và cũng sẽ không có tương tác xã hội nếu chỉ có một hành động xã hội độc lập diễn ra! Về bản chất chúng là tác động qua lại được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp qua phương tiện ngôn ngữ. Chủ thể của tương tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tương tác xã hội, chủ thể đó là con người hay nhóm xã hội, mang tương tác xã hội và thực hiện tương tác xã hội. Chủ thể của tương tác xã hội còn phải đóng vai trò là là khách thể của tương tác xã hội nếu muốn xác lập được những mối quan hệ nhất định với những con người trong xã hội với nhau. 8. Quan hệ xã hội: Là quan hệ giữa người với người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hành động xã hội là cơ sở hình thành tương tác xã hội, tương tác xã hội tiếp tục làm cơ sở tạo nên quan hệ xã hội. Tuy nhiên không phải mọi tương tác xã hội đều hình thành quan hệ xã hội, chỉ những tương tác có mục đích, có kế hoạch ổn định và lặp lại thì mới có thể hình thành quan hệ xã hội. Được chia làm hai cấp độ: vĩ mô (nhóm xã hội) và vi mô (các cá nhân). 9. Văn hoá: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong sự phát triển của lịch sử xã hội. (Triết học) Trên phương diện Xã hội học: Văn hoá là những chân lý, giá trị, chuẩn mực những mục đích mà con người chia sẻ với nhau trong tương tác trải qua thời gian. Văn hoá là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, là một tập hợp rộng lớn bao trùm lên nhiều lĩnh vực của đời sống. Do đó phải xét văn hoá trên tính hệ thống. Văn hoá là sự khu biệt giữa xã hội này với xã hội khác, đem lại diện mạo, bản sắc riêng cho cộng đồng ấy, xã hội ấy. Đó là tín đặc thù của văn hoá. Không có một dân tộc nào lại không Văn hoá là nền tảng xã hội, là chất keo gắn kết các thành viên trong cộng đồng với nhau. Muốn hiểu được văn hoá của một cộng đồng, trước hết ta cần nắm được hệ thống biểu tượng và ngôn ngữ của cộng đồng đó. Biểu tượng là bất cứ vật gì mang một ý nghĩa riêng bịêt mà tất cả mọi nguời trong cộng đồng đều có khả năng nhận biết được. do quá quen thuộc vì gán liền với cuộc sống của chúng ta nên đôi khi ta không nhận ra được tầm quan trọng của nó. Biểu tượng thay đổi theo thời gian, nếu không có biểu tượng, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên xơ cứng. Biểu tượng là cách mà con người gán ý nghĩa cho cuộc sống. Ngôn ngữ là hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa đã được chuẩn hoá, nhờ đó mọi thành viên có thể nắm bắt, trao đổi thông tin, tín niệm, cảm nghĩ cho nhau. Ngôn ngữ là công cụ để truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, gồm ngôn ngữ noi và viết. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng của mình, các dân tộc lạc hậu, thường là chưa có được chữ viết riêng! Nền văn hoá của một dân tộc, bao gồm: văn hoá vật thể (vật chất) và phi vật thể (tinh thần). văn hoá tinh thần được hình thành trong một thời gian lâu dài và khi ổn định thì ít có sự thay đổi. 4
- Tiểu văn hoá: Là văn hoá của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khác với nền văn hoá chung của toàn xã hội, được hình thành do sự tương tác của các thành viên trong cộng đồng xã hội đó. Văn hoá của toàn xã hội được cấu thành từ các tiểu văn hoá khác nhau, do vậy với vai trò là một thành tố của văn hoá chung, tiểu văn hoá làm cho nenè văn hoá thêm đa dạng, sâu sắc, phong phú. Mục tiêu của các tiểu văn hoá là hướng tới sự bảo vệ những giá trị của nền văn hoá chung. Đi kèm với nó là nhóm văn hoá gồm hệ thống các giá trị, chuẩn mực , quan niệm, tập tục được hình thành trong một nhóm. Điều đó cho thấy, trong một nền văn hoá chung còn có thể có nhưũng nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xãa hội khác nhau.có văn hoá dù ở mức thang phát triển nào củaPhản văn hoá: Là các giá trị văn hoá riêng, tồn tại song song với nền văn hoá chung nhưng mâu thuẫn, đối lập với các giá trị của nền văn hoá chung. Đó là văn hoá riêng của các nhóm muốn tách ra khỏi nền văn hoá chung, đi theo những giá trị khác, khác với tiểu văn hoá, phản văn hoá không những không bảo vệ nền văn hoá chung mà còn bác bỏ những chuẩn mực của văn hoá chung. Tiêu cực: không kích thích xã hội phát triển, gây bât ổn định xã hội Tích cực: nếu là của một nhóm người sáng tạo, nhạy bén thì dó lịa là yếu tố kích thích cho sự biến đổi xã hội và thay đổi văn hoá xã hội. Trong xã hội học không có từ không có văn hoá, mà ở đâu có người, có tương tác xã hội, thì ở đó có văn hoá. Văn hoá trong xã hội học có đầy đủ 4 yếu tố sau: chân lý, giá trị, chuẩn mực và mục tiêu Chân lý: là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Văn hoá là một chân lý, không có chân lý cá nhân mà là chân lý của cả cộng đồng. Mỗi nền văn hoá lại có quan niệm khác nhau về chân lý, về cái đúng cái có thật. chân lý nảy sinh qua thời gian, thông qua thời gian, ta mới biết được cái nào là đúng, cái nào là sai. Chân lý luôn cụ thể vì hiện thục khách quan à nguồn gốc của nó. 10. Xã hội hoá: Là quá trình con người tiếp nhận nền văn hoá để gia nhập vào đời sống xã hội. Cụ thể hơn, là một quá trình, trong đó cá nhân con người tiếp nhận một hệ thống nhất định, những tri thức, giá trị, chuẩn mực cho phép cá nhân tồn tại với tư cách là một thành viên trong xã hội. Đặ Là một qua trình hai mặt: một mặt tác động đến cá nhân, mặt khác, những cá nhân với bản tính tích cực của mình sẽ có những biểu hiện tác động ngược trở lại, cá nhân tiếp nhận và làm theo nguyện vọng của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình diễn ra song song nhưng mức độ không giống nhau. + Chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế xã hội: lên nội dung, cấp độ, cơ chế, vì vậy con người ở các điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì cấp độ xã hội hoá cũng khác nhau. + Cá nhân vừa là chủ thể khi quá trình đó tác động lên xã hội và khi cá nhân chịu sự tác động của xã hội thì cá nhân đóng vai trò là khách thể. + Tuân thủ các khuôn mẫu, quy tắc khác nhau của các nhóm xã hội. + Xã hội hoá thực hiện nhờ các thiết chế xã hội có sẵn. + Diễn ra không đều đối với các cá nhân do khả năng, môi trường sống, và yêu cầu xã hội đối với các cá nhân cũng khác nhau. + Diễn ra nhanh hơn nếu có khoanh vùng sự lựa chọn Vai trò: + Biến con người tự nhiên thành con người xã hội, không có xã hội hoá, không có con người + Làm nhiệm vụ truyền thụ, chia sẻ nền văn hoá dảm bảo cho các giá trị văn hoá tồn tại qua nhiều thế hệ. 5
- 11. Bất bình đẳng xã hội: Là sự không ngang nhau về cơ hội và quyền lợi mà con người được hưởng trong mối tương quan với những trách nhiệm, nghĩa vụ mà họ thục hiện 12. Phân tầng xã hội: Là sự phân chia các cá nhân trong xã hội thành các tầng khác nhau về một hay nhiều phương diện nào đó, mô tả trạng thái nhiều tầng trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định. Đây cũng là hệ quả của bất bình đẳng xã hội. c điểm quan trọng: 13. Di động xã hội: Là tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội trong kết cấu của các tầng xã hội. Là khái niệm chỉ sự di chuyển của giai cấp này, nhóm xã hội này, tầng lớp này lên một giai cấp hay tầng lớp khác, thậm chí là rớt xuống tầng lớp dưới, giai cấp hay địa vị thấp hơn. 14. Lệch lạc xã hội: Là một lối ứng xử vi phạm các quy tắc, các chuẩn mực của một xã hội nhất định. Những người dược coi là lệch lạc là những người vi phạm hay chống lại những chuẩn mực của nền văn hoá thống trị. 15. Kiểm soát xã hội: Là những đường lối những chế tài, những chuẩn mực được thiết lập nhằm đưa những hành vi của các cá nhân vào khuôn mẫu được xã hội thừa nhận là đúng. Thực chất là ngăn chăn những hành vi lệch lạc cũng như trừng phạt nhằm ổn định và phát triển xã hội. BẤT BÌNH ĐẲNG – PHÂN TẦNG XÃ HỘI QUAN ĐIỂM CỦA K. MARX: Lý thuyết cơ cấu giai cấp xã hội của C.Marx gắn liền với quan điểm phân tầng và bất bình đẳng xã hội. Ông cho rằng trong xã hội có giai cấp tất yếu có sự áp bức, bóc lột. Việc phân chia xã hội ra người giàu kẻ nghèo, kẻ có quyền và người vô quyền bắt nguồn từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ông đặc biệt chú ý trong việc phân tích sự phân chia giai cấp trong xã hội tư bản và mâu thuẫn gay gắt giữa các ông chủ sở hữu tư liệu sản xuất với giai cấp vô sản, bán sức lao động của mình để kiếm sống. Chính sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là yếu tố quan trọng nhất tạo nên địa vị kinh tế xã hội của cá nhân và các giai cấp trong xã hội. C.Marx cũng nhấn mạnh, giai cấp nào làm chủ về tư liệu sản xuất, phương tiện sản xuất vật chất cũng sẽ đồng thời kiểm soát phương tiện tinh thần. Như vậy theo C.Marx thì mỗi giai đoạn lịch sử đều có tư tưởng của giai cấp thống trị. Vậy tư tưởng ấy chính là hệ tư tuởng của giai cấp thống trị, giai cấp làm chủ phương tiện sản xuất. Tuy nhiên ông cũng cho rằng sự bất bình đẳng do sự phân chía giai cấp dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sẽ biến mất nếu chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bị xoá bỏ. Nói cách khác đối với C.Marx, bất bình đẳng xã hội và phân chia giai cấp chẳng qua chỉ là một phạm trù lịch sử mà thôi. QUAN ĐIỂM CỦA WEBER: 6
- Weber nhận thức rõ về sự phân tầng và sự bất bình đẳng xã hội đã và đang tồn tại trong lịch sử. Ông cũng tán thành quan điểm của Marx về nguồn gốc của sự phân chia xã hội thành giai cấp là ở vấn đề kinh tế với sự sở hữ tư nhân về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, Weber không chỉ tập trung vào các yếu tố kinh tế mà còn khai thác các yếu tố phi kinh tế trong việc giải thích nguồn gốc của phân tầng và bất bình đẳng xã hội. Ông cho rằng các yếu tố như giới tính, sắc đẹp, dòng dõi, uy tín hoặc cơ may, khả năng tiếp cận thị trường cũng là các yếu tố tạo nên bất bình đẳng xã hội. Sự phân tầng và bất bình đẳng xã hội là một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm. Cùng với Marx, quan điểm của Weber đã tạo nên Lý thuyết xung đột trong nền xã hội học thế giới. Bên cạnh đó, nếu K. Marx cho rằng, phân chia giai cấp và bất bình đẳng xã hội chỉ là một phạm trù lịch sử, nó sẽ biến mất nếu sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bị xoá bỏ thì ngược lại, Weber lại quan niệm, thật khó có thể loại trừ sự bất bình đẳng xã hội. Bởi vì bất bình đẳng xã hội, theo ông, không chỉ có nguồn gốc từ sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản mà chúng còn xuất phát từ sự khác nhau của các cá nhân về khả năng môi trường sống, về yếu tố quyền lực chính trị hay uy tín… Ông nhấn mạnh, nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường đây là những kỹ năng mà người làm thuê may ra thị trường lao động. Cần nhấn mạnh rằng quan điểm của Weber không hề mâu thuẫn hay đối lập với ý kiến của mark, đó chẳng qua là sự cụ thể hoá các quan điểm đố. Nhìn nhận một cách khách quan, quan điểm của Weber có rất nhiều ý tưởng tiến bộ, khoa học và thực tế. TÔN GIÁO QUAN ĐIỂM CỦA K. MARX: Ông cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Chúng bắt nguồn từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Về nguồn gốc tự nhiên, tôn giáo bắt đầu từ những hạn chế trong nhận thức và sự bất lực của con người trước sức mạnh vĩ đại của các hiện tượng tự nhiên như: gió, bão, núi lửa, sấm chớp…Họ giải thích các hiện tượng đó bằng sự suy diễn hoang đường, họ tưởng tượng ra các đấng tối cao có khả năng siêu nhiên tạo ra được những sức mạnh đó. Mặt khác, trong tiến trình lịch sử của mình, con người không chỉ đương đầu với các hiện tượng tự nhiên mà còn phải đối mặt với những hiện tượng bất công của xã hội. Sự cướp đoạt, các cuộc chiến tranh đẫm máu xảy ra liên miên…đẩy họ đứng trước cảnh nghèo khổ, túng quẫn thậm chí bị dồn đến đường cùng. Chính sự bế tắc trong việc giải thích thân phận khốn khổ của mình cũng như việc tìm ra lối thoát cho thân phận đó đã đưa con người tìm đến tôn giáo như một lẽ tự nhiên. Mark vạch ra bản chất của tôn giáo là sự phản ánh hoang đường và hư ảo của thế giới hiện thực, từ đó ông nhìn nhận vai trò của tôn giáo đối với con người trong 2 khía cạnh: Thứ nhất, trong một chừng mực nào đó, tôn giáo góp phần xoa dịu nỗi đau của quần chúng nhân dân. Thứ hai, là tôn giáo ru ngủ nhân dân, đó là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Đặt tôn giáo trong mối quan hệ với sự thay đổ cấu trúc xã hội, Mark chỉ ra, tôn giáo đã không vạch ra một khả năng thực tế để giải phóng con người và thay đổi xã hội mà chỉ hứa hẹn một thế giới không có hiện thực ở kiếp sau. Theo Mark, tôn giáo cũng chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo sẽ mất đi khi tư duy con người cùng với khoa học kỹ huật phát triển và sự bất bình đẳng xã hội không còn nữa. QUAN ĐIỂM CỦA WEBER: 7
- Vấn đề tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn giáo với đời sống kinh tế xã hội là một trong nnhững điểm sáng trong lý thuyết xã hội học của Weber. Ông không tán thành quan điểm của Mark cho rằng quan hệ kinh tế là yếu tố cơ bản để giải thích về cấu trúc xã hội và là động lực đầu tiên cho sự thay đổi xã hội. Ông tin rằng những tư tưởng tôn giáo cũng có một ảnh hưởng độc lập về mặt lịch sử và rõ ràng chính trị là lực lượng kiểm soát cốt yếu trong những thay đổi xã hội. Việc nghiên cứu về các quy tắc trong kinh doanh và giáo lý của thanh giáo, Weber chỉ ra sự phù hợp giữa giáo lý tin lành và tinh thần làm việc của các nhà tư bản. Chính giáo lý Tin lành đã tạo ra sự biến đổi trong hành vi kinh tế. Như vậy có thể thấy, thứ nhất, Weber coi tôn giáo như là một bộ phận trong văn hoá của phương Tây và với vị trí đó, tôn giáo có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế xã hội. Thứ hai, đạo đức của Thanh giáo góp phần thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tuy nhiên, dường như ông đã quá nhấn mạnh đến tính tích cực của tôn giáo mà quên đi những góc khuất, những tồn tại, những tác động ngược trở lại của tôn giáo với đời sống kinh tế xã hội như Mark đã từng làm. Tài liệu tham khảo: Xã hội học đại cương (Ts. Lê Thị Kim Lan; Ths. Nguyễn Duy Hới Nxb Đại học Huế) QUAN ĐIỂM CỦA WEBER: Vấn đề tôn giáo và mối quan hệ giữa tôn giáo với đời sống kinh tế xã hội là một trong nnhững điểm sáng trong lý thuyết xã hội học của Weber. Ông không tán thành quan điểm của Mark cho rằng quan hệ kinh tế là yếu tố cơ bản để giải thích về cấu trúc xã hội và là động lực đầu tiên cho sự thay đổi xã hội. Ông tin rằng những tư tưởng tôn giáo cũng có một ảnh hưởng độc lập về mặt lịch sử và rõ ràng chính trị là lực lượng kiểm soát cốt yếu trong những thay đổi xã hội. Việc nghiên cứu về các quy tắc trong kinh doanh và giáo lý của thanh giáo, Weber chỉ ra sự phù hợp giữa giáo lý tin lành và tinh thần làm việc của các nhà tư bản. Chính giáo lý Tin lành đã tạo ra sự biến đổi trong hành vi kinh tế. Như vậy có thể thấy, thứ nhất, Weber coi tôn giáo như là một bộ phận trong văn hoá của phương Tây và với vị trí đó, tôn giáo có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của kinh tế xã hội. Thứ hai, đạo đức của Thanh giáo góp phần thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Tuy nhiên, dường như ông đã quá nhấn mạnh đến tính tích cực của tôn giáo mà quên đi những góc khuất, những tồn tại, những tác động ngược trở lại của tôn giáo với đời sống kinh tế xã hội như Mark đã từng làm. Tài liệu tham khảo: Xã hội học đại cương (Ts. Lê Thị Kim Lan; Ths. Nguyễn Duy Hới Nxb Đại học Huế) 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nhập môn xã hội học - Lê Minh Chiến
71 p | 4874 | 1257
-
Tiểu luận Xã hội học Đại cương: Vận dụng khái niệm “văn hóa – xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội
17 p | 2031 | 291
-
Chuyện dễ đùa mà khó nói - Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại: Phần 1
198 p | 406 | 85
-
Giáo trình Xã hội học về giới: Phần 1
219 p | 159 | 30
-
Bài giảng Nhập môn Xã hội học: Bài 6 - Nguyễn Xuân Nghĩa
25 p | 240 | 27
-
Đề cương môn học: Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý
39 p | 337 | 21
-
Việt Nam và công tác tiến tới một xã hội học tập mới: Phần 1
158 p | 82 | 10
-
Việt Nam và công tác tiến tới một xã hội học tập mới: Phần 2
170 p | 86 | 10
-
Hướng dẫn thực hiện tích hợp giáo dục cảm xúc và xã hội trong các nhà trường tiểu học ở Anh Quốc
5 p | 67 | 8
-
Văn hóa trong xã hội học: Phần 1
112 p | 73 | 8
-
Nhận thức về nguồn vốn xã hội, sức mạnh tiềm tàng cho phát triển - Khúc Thị Thanh Vân
0 p | 114 | 7
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 6 - TS. Lê Ngọc Thông
27 p | 54 | 5
-
Mấy vấn đề về xã hội học lao động trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
0 p | 123 | 4
-
Xã hội học thực nghiệm: Một số biến đổi trong tâm lý xã hội ta những năm gần đây qua việc chuyển đổi hệ giá trị - Đức Uy
5 p | 101 | 4
-
Vận dụng quan điểm kiến tạo biện chứng vào dạy học một số khái niệm thuộc phần sinh thái học lớp 12
7 p | 85 | 3
-
Vấn đề phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay: Nhìn lại một số khía cạnh phương pháp luận từ cách tiếp cận xã hội học - Trịnh Duy Luân
0 p | 98 | 2
-
Xã hội học số trong thế kỷ XXI: Những vấn đề cốt yếu
16 p | 9 | 2
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Hệ Thống Khái Niệm Xã Hội Học
-
Xã Hội Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xã Hội Học Là Gì? Đối Tượng, Cơ Cấu, Chức Năng, Nhiệm Vụ
-
Xã Hội Học Là Gì? đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học
-
Xã Hội Học Là Gì? Lịch Sử & Nội Dung Nghiên Cứu Của Ngành Xã Hội Học
-
Phân Tích Những Vấn đề Chung Nhất Về Xã Hội Học - Luật Minh Khuê
-
đề Cương Môn Xã Hội Học - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG - Website Giáo Viên
-
Ngành Xã Hội Học: Học Gì, Học ở đâu, Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
-
Về Hệ Thống Khái Niệm Cơ Bản Trong Nghiên Cứu Biến đổi Cơ Cấu Xã ...
-
Bài 1: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Xã Hội Học - Hoc247
-
Về Mặt Thuật Ngữ, Nhiều Nhà Nghiên Cứu Cho Rằng, XHH “Sociology ...
-
KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC | CHƯƠNG 1 | PHẦN 1 | - YouTube
-
[PDF] Tài Liệu Giảng Dạy Môn Xã Hội Học đại Cƣơng