Một Số Kinh Nghiệm Giúp Trẻ Làm Quen Với âm Nhạc

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu về Sở Giáo dục và Đào tạo
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • CƠ CẤU TỔ CHỨC
    • Thi tốt nghiệp THPT năm 2020
    • Tiếp cận thông tin - Danh mục công khai
    • Danh mục thủ tục hành chính
  • Tin Tức
    • Giáo dục Trung học
    • Giáo dục Mầm non - Tiểu học
    • GDTXCN&NCKH
    • Tổ chức cán bộ
    • Công đoàn ngành
    • Văn phòng Sở
    • KTKĐCLGD&CNTT
    • Thanh tra Sở
    • Kế hoạch tài chính
    • Thông tin tuyển sinh
    • Tăng cường tiếng Việt cho trẻ
    • Hội khuyến học tỉnh
    • Gương điển hình tiên tiến
    • Chuyển đổi số
  • Văn bản
    • Công văn
    • Thông tư
    • Quyết định
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Hướng dẫn
    • Báo cáo
    • Chỉ thị
    • Kế hoạch
    • Nghị quyết
    • Công khai
  • Tư liệu - Tài liệu
    • Dạy học trên truyền hình
    • Đồ dùng dạy học
    • Sáng kiến
    • Bài giảng Elearning
    • Thư viện PowerPoint
    • Đổi mới chương trình GDPT
    • Hình ảnh của ngành
    • Videos của ngành
  • Dịch vụ công
    • Cổng dịch vụ công tỉnh Điện Biên
    • Cổng dịch vụ công quốc gia
    • Một cửa điện tử
    • Lịch tiếp công dân
      • Lịch tiếp công dân năm 2022
      • Lịch tiếp công dân năm 2023
      • Lịch tiếp công dân năm 2024
  • Tăng cường tiếng Việt cho trẻ
  • Các Chi hội
    • Lịch sử
    • Mỹ thuật
    • Văn học
    • Sáng tác mới
  • Liên hệ
  • Trang nhất
  • Giáo dục Mầm non - Tiểu học
GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 3 - Một số kinh nghiệm giúp trẻ làm quen với âm nhạc 2013-05-03T16:22:25+07:00 https://dienbien.edu.vn/uploads/news/2013_05/anh-1.jpg Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Thứ sáu - 03/05/2013 16:22 Dienbien.edu.vn- Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơi hát ru của bà, của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ thơ luôn luôn trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên việc tiếp xúc với âm nhạc là không thể thiếu với trẻ. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục mẫu giáo được tiến hành theo phương châm "Chơi mà học, học mà chơi". Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. Vì vậy, giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Mẹ, cô và bé cùng vui văn nghệ Một trong những yêu cầu của Chương trình Giáo dục mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, được giao tiếp thường xuyên, hoạt động với đồ vật và vui chơi, được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo. Mọi hoạt động giáo dục cần được vận dụng một cách linh hoạt, không gò bó, không áp đặt. Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động theo hình xoáy trôn ốc, tức là cho trẻ hoạt động từ đơn giản rồi khó dần trên nền những kiến thức đã biết. Ở độ tuổi nhà trẻ, giáo viên chủ yếu cho trẻ nghe hát, nghe nhạc (sau đây sẽ gọi chung là nghe nhạc). Việc áp dụng các hình thức nghe nhạc phong phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và yêu thích âm nhạc hơn. Ở độ tuổi nhà trẻ: Giáo viên chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nhạc không lời cho trẻ nghe có thể là các ca khúc, đặc biệt là các bài dân ca các vùng miền, các dân tộc hòa tấu bởi dàn nhạc dân tộc. Trẻ từ 3-12 tháng tuổi nghe nhạc một cách thụ động, không chủ đích. Giáo viên có thể cho trẻ nghe bất kỳ lúc nào phù hợp như ngủ chơi.... Khi trẻ ngủ, nghỉ lựa chọn bài hát, bản nhạc không lời êm dịu, nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực vào trí não của trẻ, giúp trẻ có thể ngủ, nghỉ ngơi được tốt; khi trẻ chơi, tập lẫy, tập bò, tập đi,... sử dụng những bản nhạc vui nhộn sẽ gây hứng thú cho trẻ. Trẻ từ 12-36 tháng tuổi, bên cạnh cho trẻ nghe nhạc cần cho trẻ tập hát các bài hát có ca từ thật đơn giản, dễ hiểu. Việc tập hát sẽ cũng hỗ trợ cho trẻ tập nói, tập phát âm. Khi cho trẻ hát, giáo viên kết hợp gõ theo phách, nhịp hoặc tiết tấu của bài bằng cách vỗ tay, dùng các vật phát ra tiếng kêu khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của trẻ và thêm phần hứng thú cho trẻ cùng tham gia hoạt động. Một tiết mục văn nghệ của bé trong Hội thi “Tiếng hát trẻ thơ” Thành phố Điện Biên Phủ năm 2013 Trẻ ở tuổi mẫu giáo: Việc tổ chức các hoạt động âm nhạc phong phú, đa dạng hơn. Trẻ học hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc và kết hợp âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác, cụ thể như: - Dạy hát: Phương pháp tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên cũng cần phải linh hoạt, không cứng nhắc theo một khuôn mẫu gò bó. Vừa kết hợp phương pháp truyền thống, vừa sáng tạo để “làm mới” mỗi tiết dạy.Ví dụ như dạy hát cho trẻ: Phương pháp truyền thống là giáo viên hát rồi bắt nhịp cho trẻ hát và cô cùng hát theo hoặc ghi âm sẵn bài hát rồi mở nhạc lên, cô trò cùng hát. Trẻ hát vài ba lần, sau đó gọi nhóm, rồi tổ, rồi cá nhân hát. Sau đó cô sửa vài chỗ rồi lại cùng hát, hát nhóm, hát cá nhân... Tuy nhiên, cách sửa sai hiệu quả nhất vẫn là cô hát mẫu, đàn mẫu nhiều lần chỗ đó, cho trẻ hát lại nhiều lần theo cô, theo tiếng đàn là tốt nhất. Cần lưu ý cô không nên nhận xét “con hát sai rồi, phải hát như thế này” hoặc những câu tương tự. Cần xác định việc dạy hát cho trẻ không có nghĩa là “luyện” cho trẻ phải hát thật đúng, thật hay bài hát mà mục đích chính là cho trẻ bước đầu tiếp cận với giai điệu, hình ảnh của bài hát. Từ đó trẻ sẽ yêu thích bài hát và tích cực tham gia hát. Việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, vật dụng,... hỗ trợ cho học hát là điều vô cùng cần thiết vì trẻ tư duy trực quan là chủ yếu. Giáo viên có thể sử dụng trong lúc giới thiệu bài, trong lúc dạy hát hay lúc ôn lại bài để giúp trẻ dễ hình dung về bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hình ảnh khá trừu tượng. - Nghe nhạc: Ở độ tuổi mẫu giáo việc nghe nhạc sẽ có chủ đích hơn. Ngoài việc vẫn cho trẻ nghe như khi còn ở lứa tuổi nhà trẻ, giáo viên mở rộng hình thức tổ chức cho trẻ nghe. Một điểm rất đáng lưu ý là giáo viên nhất thiết không được “độc diễn” trong khi cho trẻ nghe nhạc. Khi trẻ nghe nhạc từ băng, đĩa cũng như từ cô biểu diễn, giáo viên luôn quan sát, chú ý thái độ của trẻ, hướng trẻ vào bài, cùng trẻ vận động, múa hát theo nếu trẻ muốn cùng tham gia. Nếu nhiều trẻ miễn cưỡng nghe hoặc bỏ ra khỏi vị trí, giáo viên có thể chuyển đổi sang hình thức khác chứ không nhất thiết phải cho nghe cô hát đủ số lần, như đã chuẩn bị. - Tổ chức trò chơi âm nhạc: Không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo,... Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 - 2 nội dung là cùng, tránh ôm đồm dễ dẫn đến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia hoạt động. Ví dụ giáo viên cho trẻ chơi trò chơi Đi tìm xuất xứ bài hát: Làm một tấm bản đồ Việt Nam phóng to, tô màu ba miền Bắc- Trung- Nam khác nhau. Phác họa hình ảnh và tên bài hát dân ca quen thuộc của 3 miền cho trẻ quan sát, sau đó gỡ ra và đề nghị trẻ xung phong lên dán lại. Có thể hát một đoạn một bài nào đó rồi cho trẻ lên đính lại bài hát cho đúng khu vực. Trò chơi này sẽ giúp trẻ cảm nhận được giai điệu của một số bài hát khác nhau, bước đầu nhận biết về sự khác nhau của âm nhạc mỗi vùng. - Kết hợp hoạt động âm nhạc với các hoạt động giáo dục khác: Việc dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc như một công cụ hữu hiệu để kết hợp với các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ viết, môi trường, kết hợp vận động ... đã trở nên phổ biến trong các hoạt động giáo dục.Ví dụ: hoạt động làm quen với toán, ta có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi với lời ca có số, số người tham gia ... VD: Bài hát Năm ngón tay ngoan Chọn 5 trẻ xung phong đứng lên, mỗi trẻ cầm một mảnh bìa cứng hoặc tờ giấy vẽ một số (từ 1-5) và hình vẽ bàn tay có 4 ngón nắm lại, một ngón xòe ra lần lượt là ngón cái, trỏ, giữa, áp út và út. Khi hỏi đến ngón nào thì người đó bước lên phía trước. Khi cả 5 trẻ đứng lên hết thì cùng giơ cao lên và vừa hát vừa đưa hình vẽ qua bên trái, bên phải đều nhau. Có thể thay đổi bài hát có số khác hoặc lần lượt chơi. Âm nhạc như làm nền cho các hoạt động, như phương tiện tiếp cận các khái niệm, các hình ảnh, các hoạt động một cách nhẹ nhàng, vui vẻ phù hợp với trẻ mầm non. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng âm nhạc vào các hoạt động khác sẽ có thể khiến trẻ không tập trung với hoạt động đó. Do vậy, mỗi khi đưa âm nhạc kết hợp với các hoạt động khác, giáo viên cần cân nhắc kĩ lưỡng dung lượng cần thiết và phù hợp. - Xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc trong lớp: Ở góc nghệ thuật, giáo viên có thể cùng với trẻ vẽ tranh, cắt dán, tạo mẫu các đồ vật, nhạc cụ; tự tạo ra các nhạc cụ đơn giản, cùng phụ huynh sưu tầm các nhạc cụ như chiêng, trống ... (kể cả đồ thật lẫn đồ chơi) để trang trí cho góc nghệ thuật. Có thể sắp xếp theo bộ, theo chủ đề tránh rườm rà. Giáo viên cho trẻ cùng tham gia, góp ý kiến cách sắp xếp, tạo cho trẻ hứng thú và được tôn trọng. Cần tận dụng tối đa sản phẩm ở góc vào các hoạt động nghệ thuật chứ không nên chỉ để trưng bày cho đẹp. Điểm đáng chú ý ở đây là trong một tiết hoạt động âm nhạc, giáo viên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung trên và theo đúng trình tự mà có thể thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở kế hoạch lâu dài, tổng thể trong một kì, một năm, đảm bảo tiếp cận được kết quả mong đợi như mục tiêu chương trình. Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi dạy trẻ làm quen với âm nhạc. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./. Sưu tầm: Nguyễn Thị Huệ- Phòng Giáo dục Mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 3 đánh giá

GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 3 - Một số kinh nghiệm giúp trẻ làm quen với âm nhạc Xếp hạng: 2.7 - 3 phiếu bầu 5 Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Những tin mới hơn

  • GDTH – CHMT: Chi hội Mỹ thuật ngành giáo dục và đào tạo với những mục tiêu, chỉ tiêu thiết thực trong nhiệm kỳ thứ nhất 2013 – 2017.

    (08/05/2013)
  • GDTH – Những nét sáng tạo, độc đáo của các trường Tiểu học được thẩm định đạt chuẩn quốc gia trong tháng 5 năm 2013.

    (16/05/2013)
  • GDMN - Giáo dục Mầm non Điện Biên với loại hình lớp mẫu giáo ghép

    (20/05/2013)
  • GDTH - Học sinh trường Tiểu học số 1 Thị trấn Tuần Giáo đạt giải khuyến khích toàn quốc cuộc thi vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước”.

    (30/05/2013)
  • GDTH – Các hoạt động của Dự án tỉnh Bạn hữu trẻ em tích cực nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng dân tộc, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng thực hiện đảm bảo quyền trẻ em.

    (05/06/2013)
  • GDTH - VNEN số 3: Vai trò và trách nhiệm tổ chức thực hiện Dự án của các cấp, đơn vị.

    (10/06/2013)
  • GDTH – 76 giáo viên nhận chứng chỉ đào tạo dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho cho học sinh tiểu học, THCS tỉnh Điện Biên khoá 2.

    (13/06/2013)
  • GDMN - Kết quả hội thảo khoa học về Chương trình Giáo dục Mầm non

    (14/06/2013)
  • GDMN - Trường mầm non Thanh Yên - huyện Điện Biên đón bằng công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2

    (14/06/2013)
  • GDMN- Chi bộ chuyên môn tổng hợp trực thuộc Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thành công Đại hội nhiệm kì 2013-2015

    (21/06/2013)

Những tin cũ hơn

  • GDTH – Lần đầu tiên Liên hoan “Tiếng trống đội ta” năm 2013 các trường phổ thông thuộc huyện Điện Biên được tổ chức.

    (25/04/2013)
  • GDTH - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư mới về quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

    (23/04/2013)
  • GDTH – Trang văn học nhà trường, số 2: Viên sỏi nhiệm màu.

    (22/04/2013)
  • GDTH - VNEN số 2: Cơ cấu tổ chức, quản lí thực hiện dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN).

    (18/04/2013)
  • GDMN - Phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ - tưng bừng Hội thi "Tiếng hát trẻ thơ"

    (16/04/2013)
  • GDTH - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn 2012-2020.

    (16/04/2013)
  • GDTH – Dự án tỉnh Bạn hữu trẻ em tổ chức tập huấn giáo viên cốt cán về giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

    (09/04/2013)
  • GDMN - Sôi nổi Hội thi "Giai điệu tuổi thơ"

    (01/04/2013)
  • GDTH - VNEN số 1: Giới thiệu tổng quan về Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN).

    (28/03/2013)
  • GDTH – Gần 200 đại biểu đến từ 47 trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong cả nước dự hội nghị tại Điện Biên.

    (25/03/2013)
Fanpage Ngành Giáo dục Tin xem nhiều
  • GDMN - Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non hiện nay GDMN - Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non hiện nay
  • Những điểm mới trong Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018 so với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Những điểm mới trong Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018 so với Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006.
  • GDMN-  Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non GDMN- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • Tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở cơ sở giáo dục mầm non Tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ở cơ sở giáo dục mầm non
  • CNTT&NCKH – Tin chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các nhà trường phổ thông hiện nay. CNTT&NCKH – Tin chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các nhà trường phổ thông hiện nay.
  • GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 29 - Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 29 - Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non
  • Sinh hoạt tổ chuyên môn - hình thức hiệu quả trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non Sinh hoạt tổ chuyên môn - hình thức hiệu quả trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
  • GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 32: Thiết kế môi trường giáo dục ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” GDMN - Chia sẻ kinh nghiệm số 32: Thiết kế môi trường giáo dục ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”
  • GDMN- Đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non GDMN- Đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non
  • GDMN - Thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” GDMN - Thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”
Quản lý thành viên Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã xác minh từ ứng dụng Google Authenticator Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký

Đăng ký thành viên

Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây Giới tính N/A Nam Nữ
  • Bạn thích môn thể thao nào nhất
  • Món ăn mà bạn yêu thích
  • Thần tượng điện ảnh của bạn
  • Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
  • Quê ngoại của bạn ở đâu
  • Tên cuốn sách "gối đầu giường"
  • Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Tôi đồng ý với Quy định đăng ký thành viên Mã bảo mật Đã đăng ký nhưng không nhận được link kích hoạt? Thống kê truy cập
  • Đang truy cập150
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay19,737
  • Tháng hiện tại930,781
  • Tổng lượt truy cập135,409,074
  • Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú 2024
  • Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành Giáo dục
TXT-7407-1-1-2.jpg TXT-7411-1-3.jpg TXT-7411-1-1-2.jpg TXT-7413-1-3.jpg 6A3A5135.jpg 6A3A5132.jpg 6A3A5131.jpg 6A3A5043.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây Gửi phản hồi × Gửi phản hồi

Từ khóa » Dạy âm Nhạc Cho Trẻ Mầm Non