Một Số Kinh Nghiệm ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia Môn GDCD
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Báo cáo khoa học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.13 KB, 16 trang )
Phần mục lục1.Phần 1 mở đầu .................................................................................Trang 2.I.Đặt vấn đề.....................................................................................Trang2.II. Mục đích ,phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.......Trang2.2.Phần 2 nội dung................................................................................Trang3.I. Khảo sát tình hình......................................................................Trang3.II.Nội dung....................................................................................Trang4.1. Lập kế hoạch ,chương trình,nội dung ôn thi ………………….Trang4.2.Nguyên tắc trong quá trình ôn thi………………………………Trang4.3. Xác định nội dung kiến thức trọng tâm…………………………Trang5.4.Ôn cho học sinh cái gì?.................................................................Trang6.5.Ôn như thế nào?..........................................................................Trang10.3.Phần 3 kết luận.................................................................................Trang 14.[1]Phần 1. MỞ ĐẦUI.ĐẶT VẤN ĐỀMôn GDCD ở trường THPT là môn khoa học xã hội có vị trí rất quantrọng. Môn GDCD cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… bao gồm kiếnthức của nhiều môn học khác. Môn học này góp phần hình thành nhân cách,phẩm chất, năng lực cho học sinh THPT; hình thành và phát triển phương phápsuy nghĩ và hành động, giúp học sinh THPT trở thành con người có tri thức,phẩm chất năng lực; phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Môn họctrực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh thôngqua việc trực tiếp trang bị cho học sinh THPT về thế giới quan và nhân sinhquan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức phápluật cho thế hệ công dân của đất nước. Môn học còn góp phần đào tạo học sinhthành những người lao động mới, góp phần hình thành phẩm chất tích cực củangười công dân tương lai.Nhìn nhận đúng về bộ môn là như vậy , tuy nhiên vai trò, vị trí của bộmôn và dưới con mắt nhìn nhận của giáo viên và học sinh thì như thế nào? Đãtừ lâu, môn GDCD thường bị học sinh xem nhẹ và học đối phó bởi nó chỉ làmôn phụ và không nằm trong danh sách những môn thi tốt nghiệp ,thi đại học.Ngay cả giáo viên cũng vậy ,không ít giáo viên dạy bộ môn cũng có cái nhìn vềbộ môn như vậy nên nhiều khi cũng dạy qua loa ,đại khái ,không tìm tòi, khôngđầu tư…..Năm 2017 Bộ GD và ĐT đã chính thức công bố đưa bộ môn GDCD vào kìthi tốt nghiệp THPT quốc gia ,điều này đã khẳng định được phần nào vị thế củamôn GDCD trong trường học. Quả là đáng mừng khi môn GDCD được khẳngđịnh đúng vị trí ,vai trò của nó. Tuy nhiên việc đưa bộ môn này vào kì thi tốtnghiệp THPTQG cũng đã làm cho nhiều giáo viên , học sinh lo lắng : học nhưthế nào và ôn như thế nào để đạt chất lượng như mong muốn ?Đây chính là lí do thôi thúc tôi ,một giáo viên dạy bộ môn GDCD lâu năm ởtrường THPT Hướng Hóa ,chọn đề tài “Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệpTHPT Quốc gia môn GDCD” làm sáng kiến kinh nghiệm.[2]Kinh nghiệm này được tôi đúc rút trong 3 năm ôn thi tốt nghiệp cho họcsinh (2017,2018,2019) và tôi nhận thấy nếu học và ôn như thế này chắc chắn kếtquả sẽ có những chuyển biến tích cực ,chất lượng và điểm số của bài thi sẽ thayđổi.II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU1.Mục đích nghiên cứu.Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn trong việc ôn thi tốt nghiệp mônGDCD THPT.Giúp cho học sinh nắm được kiến thức và có kĩ năng vận dụngtrong làm bài thi. Mục đích cuối cùng là học sinh làm bài đạt kết quả cao.2.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.-Nội dung chương trình SGK GDCD 10. 11.12,chuẩn Kiến thức kỹnăng và phân phối chương trình GDCD 10.11.12 .-Đối tượng nghiên cứu là một số kinh nghiệm trong ôn thi tốt nghiệpmôn GDCD THPT Quốc gia.- Khách thể nghiên cứu :các học sinh đăng kí thi môn tổ hợp KHXH củatrường THPT Hướng Hóa , năm 2017-2018-2019.3.Phương pháp và kế hoạch nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp thực nghiệm Phương pháp khảo sát đánh giá Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2017 đến nayPhần 2. NỘI DUNGI.KHẢO SÁT TÌNH HÌNH1.Thuận lợi-Nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các bộ môn , trongđó có môn GDCD ,nên đã sắp xếp việc ôn thi 12 ngay sau khi kết thúc họckì 1.-Đa số học sinh có ý thức trong việc học ,ôn thi bộ môn, đi học chuyên cần ,tìm kiếm tài liệu , dám mạnh dạn hỏi giáo viên những kiến thức không hiểu,mơ hồ.-Số lượng học sinh đăng kí thi tổ hợp khoa học xã hội khá đông ,mổi nămkhoảng 6 lớp ,tương đương 250 học sinh . Chính là động lực cho giáo viênphải tìm tòi, trau dồi kiến thức ,ôn thi tận tâm,tận lực và đầy trách nhiệm.2.Khó khăn-Là một bộ môn mới được đưa vào kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nên kinhnghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều, đa số lặp lại những kiến thức ở sáchgiáo khoa, chưa thiên về hướng dẫn vận dụng và kĩ năng làm bài , các nguồn[3]tài liệu tham khảo còn ít và chủ yếu là tự mày mò ,tìm tòi ,cho nên đôi khi,đôi lúc chưa thực sự tự tin và hài lòng với những gì mình làm được.-Vẫn còn những học sinh đi học chưa chuyên cần, ý thức học tập còn kém,còn chủ quan trong học tập ,chưa thực sự coi việc học là học cho mình và vìtương lai của bản thân.3.Vai trò của việc ôn thi kiến thức cho học sinh trước mỗi kì thi tốt nghiệp.-Nhằm củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức cho học sinh.-Giúp các em có kỉ năng làm bài thi và có kiến thức tự tin chọn lựa phươngán đúng.- Giúp các em có tâm thế tốt nhất trong việc đón chờ mùa thi.II. NỘI DUNG:1.Lập kế hoạch ,chương trình,nội dung ôn thi .- Giáo viên: Có kế hoạch ôn thi ,xây dựng khung chương trình , chuẩn bị nộidung ôn thi kĩ càng trước khi lên lớp.- Học sinh: có kế hoạch , phương pháp học tập phù hợp.2.Nguyên tắc trong quá trình ôn thi.Về nguyên tắc trong quá trình ôn phải thực hiện theo nguyên tắc “5phải”,“5 bám”.a.“5 phải”:- Phải đảm bảo nội dung chương trình dạy học không bị cắt xén.- Phải đảm bảo không gây áp lực, căng thẳng, quá tải cho học sinh.-Phải phát huy tinh thần, trách nhiệm của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn.-Phải cung cấp cho HS kiến thức đảm bảo 4 mức độ: Nhận biết, thônghiểu, vận dụng và vận dụng cao.-Phải lựa chọn phương pháp và nội dung phù hợp với từng đối tượng họcsinh.b.“5 bám”:-Bám sát Tài liệu GDCD 12.-Bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 12.-Bám sát chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT.-Bám sát tình huống, bài tập GDCD 12 và các tình huống pháp luật trongthực tiễn.[4]-Bám sát đề thi minh họa của bộ GD và ĐT.3. Xác định nội dung kiến thức trọng tâma.Ở chương trình lớp 12, các bài học đều liên quan mật thiết đến nhau, hệthống kiến thức cơ bản, học sinh đều phải ôn tập,. Cụ thể 3 bài đầu gồm:Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trướcpháp luật được cô đúc lại giống như phần pháp luật đại cương, còn nhữngbài sau là cụ thể hóa phần đại cương.Đối với kiến thức lớp 12 ôn trong 9 bài ( bài 1 đến bài 9), các em cầnnắmkiến thức lý thuyết cơ bản của tất cả các bài, trong đó tập trungvào 5 bài chính là: Bài 2, 4, 5, 6, 7. Các câu hỏi lý thuyết và tình huốngcũng thường tập trung chủ yếu trong 5 bài này. Cụ thể:- Ở bài 2: cần phân biệt được các hình thức vi phạm: vi phạm hình sự, viphạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỷ luật. Trong bài này, dokiến thức gắn liền với đời sống thực tế nên các câu hỏi tình huống thườngđược đề cập rất nhiều.- Ở bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đờisống xã hội: * Bình đẳng trong Hôn nhân và gia đình , nội dung cơ bản :Khái niệm và nội dung ( gồm 4 nội dung trong 4 mối quan hệ cơ bảntrong gia đình) ; *Bình đẳng trong lao động ,nội dung cơ bản : khái niệmvà nội dung (gồm 3 nội dung cơ bản) ; * Bình đẳng trong kinh doanh, nộidung cơ bản : khái niệm và nội dung (5 nội dung). Các bài tập tình huốngrơi nhiều ở bài này .- Bài 5:Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo, học sinh cần nắmcác kiến thức lý thuyết về bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa,xã hội và kinh tế giữa các dân tộc. Về bình đẳng tôn giáo cần nhấn mạnhphần kiến thức Nhà nước tôn trọng tất cả các tôn giáo và đảm bảo về mặtpháp luật cho các tôn giáo hoạt động trong phạm vi pháp luật cho phép.- Bài 6 : Công dân với các quyền tự do cơ bản, các kiến thức trọng tâmcần nắm là quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm[5]phạm về chỗ ở; quyền được bảo vệ tính mạng,sức khỏe, danh dự và nhânphẩm; quyền được đảm bảo bí mật về thư tín ,điện tín ,điện thoại; quyềntự do ngôn luận. Trong đó các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, vềchỗ ở, quyền được bảo vệ tính mạng ,sức khỏe, nhân phẩm và danh dựthường được sử dụng trong các bài tập tình huống.- Bài 7:Công dân với các quyền dân chủ cơ bản, đây là phần kiến thức gầngũi với thực tế. Học sinh cần nắm các kiến thức lý thuyết về quyền côngdân sau 18 tuổi như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý Nhànước và xã hội; quyền khiếu nại và tố cáo. Kiến thức bài này cũng thườngđược đưa vào các câu hỏi tình huống.b.Ở chương trình lớp 11, số câu hỏi chỉ khoảng 10-15% kiến thức chủ yếurơi vào bài 1 đến bài 5, phần kinh tế.c.Chương trình lớp 10, trong đề thi của các năm chưa có .Môn GDCD không khó, đồng thời lại gắn liền với thực tế, vì vậy học sinhchỉ cần nắm chắc kiến thức lý thuyết cộng thêm những hiểu biết từ thực tế là cóthể làm bài tốt.4.Ôn cho học sinh cái gì?a.Khi ôn cho học sinh người giáo viên cần giới thiệu một cách tổng quátchương trình môn GDCD gồm các phần chính:-Phần I: Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luậnkhoa học.-Phần II: Công dân với đạo đức-Phần III: Công dân với kinh tế-Phần IV: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội-Phần V: Công dân với pháp luậtTừ nội dung của các phần trong chương trình GDCD THPT, giáo viên có thểđịnh hướng nhiều nội dung để giúp các em trở thành những người công dâncó ích trong xã hội.[6]+ Phần công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luậnkhoa học. Phần này sẽ trang bị cho học sinh những cơ sở ban đầu về thế giớiquan, phương pháp luận trong cuộc sống. Từ đó, giúp các em định hướngtương lai mình sẽ làm gì và giúp các em khát vọng trong cuộc sống để nỗ cốgắng trên nhiều lĩnh vực.+ Phần công dân với đạo đức: Cung cấp cho học sinh một số giá trị đạođức của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những chuẩn mực đạođức được nâng lên thành những giá trị đạo đức, tư tưởng chính trị lối sốngcủa con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH. Các em thấy được truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.+ Phần công dân với kinh tế: Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơbản, tối thiểu về phương hướng phát triển kinh tế.+ Phần công dân với các vấn đề chính trị -xã hội: cung cấp cho học sinhnhững hiểu biết về một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta.+ Phần công dân với pháp luật: Cung cấp những hiểu biết cơ bản về bảnchất, vai trò, vị trí của pháp luật nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giácđiều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theoquyền hạn và nghĩa vụ của công dân.b.Ôn lại kiến thức cơ bản của từng bài và cho học sinh làm các dạng câu hỏitrắc nghiệm sau mổi bài học.Ví dụ : Ôn kiến thức bài 2 .Thực hiện pháp luật (GDCD12).oo*Kiến thức cơ bản:- Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật:+ Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làmcho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp phápcủa cá nhân, tổ chức.+ Các hình thức thực hiện pháp luật:Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình,làm những gì pháp luật cho phép làm.Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủđộng làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.o Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật[7]cấm.o Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vàopháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việcthực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.-Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:+ Vi phạm pháp luật:Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL:o Hành vi trái pháp luật.o Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.o Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.o Khái niệm VPPL: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi dongười có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâmphạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ.+ Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phảigánh chịu những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng.+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.o Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tộiphạm và quy định tại Bộ luật Hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sựphải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạttheo quyết định của Toà án.Hình phạt chính : phạt tù.o Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xãhội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Ngườivi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền,phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phươngtiện được dùng để vi phạm,…o Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sảnvà quan hệ nhân thân. Người vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dânsự : chủ yếu là bồi thường thiệt hại.o Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụnhà nước,…Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lươngthôi việc, chuyển công tác khác,…*Cho học sinh vận dụng kiến thức để làm một số câu hỏi trắc nghiệm:- Câu 1:Ông A bị bắt vì tội buôn bán ma túy .Ông A phải chịu trách nhiệmpháp lí nào?A.Trách nhiệm dân sự.B.Trách nhiệm hành chính.C.Trách nhiệm hình sự.D.Trách nhiệm kỉ luật.-Câu 2. Trong khi đốt nương để làm rẫy, do bất cẩn nên ông H đã làm cháy[8]15ha rừng đặc dụng. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với ông H là?A. hành chính .B. hình sự .C. kỉ luật.D. dân sự.-Câu 3: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân áp dụngpháp luật?A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏB. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước .C.Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.- Câu 4. Người phải chịu hình phạt tù là phải chịu trách nhiệmA. hình sự.B. hành chính.C. kỷ luật.D. dân sự.- Câu 5. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại choA. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.B. Các quan hệ chính trị của nhà nước.C. Các lợi ích của tổ chức, cá nhân.D. Các hoạt động của tổ chức, cá nhân.- Câu 6:Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạmhành chính của người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?A.Đủ 12 tuổi trở lên.B.Đủ 14 tuổi trở lên.C.Đủ 16 tuổi trở lên.D.Đủ 18 tuổi trở lên.- Câu 7:Tuân thủ pháp luật là :A.Các cá nhân tổ chức chấp hành tốt các quy định của pháp luật:B.Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.C.Các cá nhân, tổ chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.D.Các cá nhân, tổ chức chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ pháp luật quy định.- Câu 8: Hành vi nào dưới đây bị coi là vi phạm pháp luật?A.Bạn T 10 tuổi , tuần trước cậu ăn trộm bút của bạn cùng lớp.B.Bạn B 20 tuổi là bệnh nhân tâm thần,anh đã đập phá quán của nhà bà M.C.Anh H 19 tuổi, có hành vi cướp giật dây chuyền của người đi đường.D.An,Tuấn ,Minh đều đang là học sinh lớp 9. Ba bạn tham gia đua xe.* Và cứ như thế ôn lần lượt kiến thức của các bài học lớp 11( bài 1 đến 5),12( bài 1 đến bài 9) và vận dụng làm các câu hỏi trắc nghiệm sau mổi bài( mổibài của lớp 12 ôn khoảng 2 tiết , lớp 11 ôn khoảng 1 tiết, bám theo giới hạnđể ôn,phần nào không có trong giới hạn thì không ôn)b.Giải tất cả các đề của các kì thi trước giúp các em định hình được 1 đề hoànchỉnh là như thế nào?-Ví dụ : giải đề năm 2017- năm 2018- năm 2019.-Đề hoàn chỉnh gồm 40 câu ,thời gian làm bài 50 phút.[9]-Số lượng câu hỏi trong một đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chủ yếu là kiếnthức 12 ,kiến thức 11 ít và chưa có kiến thức lớp 10. ( cụ thể đề 2017 chỉ cókiến thức 12; đề 2018 gồm 34 câu hỏi thuộc kiến thức 12, 6 câu hỏi kiến thức11; đề 2019 gồm 36 câu hỏi kiến thúc 12 và 4 câu hỏi kiến thức 11)-Trước mỗi kì thi ,thông thường Bộ Giáo dục và đào tạo có ra một số đề minhhọa và giới hạn ôn tập , nhất thiết giáo viên phải cho học sinh giải các đềminh họa đó .Còn về kiến thức thì cho học sinh ôn theo giới hạn của Bộ.-Ví dụ : nếu trong đề minh họa không có kiến thức lớp 10 thì không ôn phầnlớp 10; kiến thức lớp 11 chỉ có phần kinh tế thì chỉ ôn từ bài 1 đến bài 5 ;dành phần lớn thời gian ôn kiến thức 12 và hướng dẫn các em phương phápôn bài và phương pháp làm bài thi.5.Ôn như thế nào?a.Phương pháp ôn bài.- Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK): hiện tại, mônGDCD gần như là không có sự đánh đố quá cao cho học sinh nên chỉ cầnnắm vững tất cả các kiến thức cơ bản trong SGK lớp 10, 11 và 12 là có thểlàm tốt được bài thi (kiến thức SGK chiếm 70%, kiến thức liên hệ thực tếchiếm 30%).-Hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các "từ khóa" của từng nộidung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất.Ví dụ như khi đề cập đến các hình thức thực hiện pháp luật (bài 2, SGKGDCD 12), học sinh cần phân biệt: sử dụng pháp luật (công dân thực hiệnquyền - được làm); thi hành pháp luật (công dân thực hiện nghĩa vụ - phảilàm); tuân thủ pháp luật (công dân không làm điều pháp luật cấm), từ đó họcsinh dễ dàng nhận ra đáp án đúng mà không lo bị đáp án nhiễu chi phối.Cụ thể:Ông A là người có thu nhập cao , hàng năm ông A chủ động đến cơquan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trong trường hợp này ông A đã thựchiện pháp luật theo hình thức nào?A.Sử dụng pháp luật.B.Thi hành pháp luật.C.Tuân thủ pháp luật.D. Áp dụng pháp luật.- Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là phương pháp họctập đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúphọc sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản.Ví dụ : khi ôn kiến thức các đặc trưng của PL :[10]tính quy phạm phổ biến.Các đặc trưng của PLtính quyền lực ,bắt buộc chung.tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.Ví dụ:Khi ôn các hình thức thực hiện PL,có 4 hình thức:Sử dụng pháp luật.Tuân thủ pháp luậtCác hình thức thực hiện PLThi hành pháp luật.Áp dụng pháp luật-Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thểlàm theo từng bài hoặc theo chủ đề. Khi luyện tập trắc nghiệm, cách hiệu quảnhất là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu nội dung liên quan trongSGK và kiểm chứng kết quả.Ví dụ: Một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển cáclĩnh vực xã hội làA. thúc đẩy phân hóa giàu - nghèo.B. hạn chế cung cấp thông tin.C. duy trì tỉ lệ lạm phát.D. bài trừ tệ nạn xã hội.Với câu hỏi này học sinh sẽ làm ntn? Học sinh có thể dễ dàng loại trừ 3phương án A.B.C.và chọn D là phương án đúng .Để chắc chắn đó là phương ánđúng thì khi ôn bài HS đối chiếu SGK các nội dung của pháp luật về phát triểncác lĩnh vực xã hội gồm: Xóa đói, giảm nghèo, vấn đề dân số, vấn đề phòngchống tệ nạn xã hội. Kết quả được kiểm chứng và giúp HS ghi nhớ.-Chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đạichúng để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.[11]Ví dụ: Vụ việc công ty Fomosa làm ô nhiễm môi trường biển của 5 tỉnhmiền trung thuộc loại vi phạm gì?A. Hình sự.B.Hành chính.C.dân sự .D. kỉ luật.Nếu cập nhật thông tin thì HS sẽ lựa chọn phương án C. Nếu không cập nhậtthông tin thì HS sẽ lựa chọn phương án A( hành vi gây hậu quả nghiêm trọng).b.Phương pháp làm bài thi.-Đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa": Mỗi câu hỏi đều có từ khóa thể hiệnnội dung yêu cầu phải trả lời, chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề.Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm, học sinh phải tìm vàgạch chân, từ đó học sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gìvà đáp án sẽ gắn liền với từ khóa ấy.Ví dụ như khi đọc câu hỏi "Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm phápluật, xâm phạm đến các quan hệ”:A. tài sản và lao động.B. nhân thân và hợp đồng.C. lao động và công vụ nhà nước.D. nhân thân và tài sản.từ khóa của câu hỏi là dân sự, học sinh dễ dàng loại trừ các trường hợp viphạm hình sự, vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật, sau đó tập trung nhớlại kiến thức đã học về vi phạm dân sự là hành vi vi phạm đến hai mối quanhệ: nhân thân và tài sản (đáp án D).-Tuân thủ quy tắc "dễ trước khó sau": Sau khi nhận đề, học sinh cần đọcqua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào dễ đối với mình,quenthuộc ,đã từng làm rồi thì nên khoanh ngay vào đáp án trong phiếu trả lời.+ Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ", học sinh tiếp tục chọn làm nhữngcâu hỏi còn lại (vì đối với bài thi trắc nghiệm, các câu hỏi đều có thang điểmnhư nhau, không giống như bài thi tự luận). Do vậy, câu hỏi khó hay dễ cũngđều có chung phổ điểm, nên chọn làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa sốđiểm.+ Chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào, trường hợpnếu học sinh không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phương án phán đoán,dự báo, loại trừ..., đó cũng là một cơ hội dành cho thí sinh.Ví dụ: Các cá nhân tổ chức phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi viphạm pháp luật của mình là thực hiện trách nhiệmA.đạo đức .B.cộng đồng .C. pháp lí.D.gia tộc.+Với câu hỏi này nếu không biết chính xác đáp án thì HS có thể dùng phươngán loại trừ ,”hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật” thì không thể nóiđến đạo đức,cộng đồng ,gia tộc , mà phải là “ pháp lí”.[12]+Sau khi đã chắc chắn chọn đáp án đúng cho những câu hỏi thuộc mức độnhận biết và thông hiểu, học sinh bắt đầu đọc và nghiên cứu tìm câu trả lờicho các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao .-Kỹ năng giải quyết các câu hỏi tình huống:+B.1: đọc kỹ phần dẫn để xác định: các chủ thể vi phạm (không vi phạmpháp luật); các hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý.+B.2: đọc kỹ câu hỏi (thường ở cuối phần dẫn) để xác định vấn đề câu hỏiđề cập đến, tránh để phần dẫn của câu làm cho bị nhiễu.+B.3: loại trừ những chủ thể, hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lýmà câu hỏi không đề cập đến và cuối cùng là chọn đáp án đúng.(Chú ý: nên gạch chân những dữ liệu quan trọng)Ví dụ: Trong cuộc họp tổng kết của xã X , kế toán M từ chối côngkhai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối.Ông K yêu cầu đượcchất vấn trực tiếp kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dướiđây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?A.Chủ tịch xã và ông K.B. Người dân xã X và ông K.C.Chủ tịch và người dân xã X.D.Kế toán M ,ông K và người dân xã X.o Với câu hỏi này xác định chủ thể thực hiện đúng quyền tham gia quản línhà nước và xã hội?o Đọc kỹ câu hỏi để xác định vấn đề câu hỏi đề cập đến.o Loại trừ những chủ thể vi phạm ,cuối cùng là chọn đáp án đúng.o Trong câu hỏi này thì sẽ loại phương án A và C vì cả 2 phương án đều có“chủ tịch” vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Cònphương án D cũng loại vì có “kế toán M” vi phạm quyền tham gia quản líNhà nước và xã hội. Như vậy ,phương án đúng chỉ còn là phương án B.-Giúp HS xác định được câu hỏi đó thuộc kiến thức của bài nào? Vấn đềnày khá khó ,vì để xác định được đòi hỏi HS phải nắm được toàn bộ chươngtrình cũng như kiến thức một cách hệ thống.Ví dụ : đề ra liên quan đến vi phạm pháp luật xác định được thuộc kiếnthức bài 2. Thực hiện pháp luật. (GDCD12). Đề ra liên quan đến Cung-Cầuxác định được thuộc kiến thức bài 5. Cung- cầu trong sản xuất và lưu thônghàng hóa(GDCD11).+Việc xác định này giúp HS có thể dễ dàng loại trừ phương án nhiễu và dễdàng trong việc lựa chọn phương án đúng.o Ví dụ:Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốnnghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?A.Sử dụng pháp luật.B.Tuân thủ nội quy.C. Thực hiện quy chế.D.Thi hành pháp luật.[13]oXác định ngay kiến thức bài 2 (GDCD) liên quan đến các hình thức thựchiện pháp luật, như vậy thì loại ngay B và C. Chỉ còn A và D , sử dụng phápluật là sử dụng quyền , suy ra loại A , chỉ còn D là đáp án đúng.+ Nắm vững kiến thức và áp dụng cách loại trừ dần khá dễ vì thông thườngcó 2 phương án sai khá rõ , 2 phương án còn lại chỉ cần nắm vững kiến thứclà chọn đúng .c.Các lỗi thường gặp.-Không đọc kỹ đề, không xác định được ‘‘từ khóa" trong câu hỏi.-Dừng quá lâu ở một câu: bình quân mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút (40câu/40 phút), 10 phút còn lại để tô đáp án... Nếu dừng lại quá lâu ở một câusẽ không có thời gian làm các câu khác.-Nói "không" với "đánh lụi" hoàn toàn: vì mỗi phương án lựa chọn đều có thểcó 25% là số đáp án đúng rơi vào phương án lựa chọn đó, nếu thí sinh "chọnbừa" (toàn A hoặc toàn B...) thì sẽ được khoảng 2,5 điểm của bài thi.Phần 3. KẾT LUẬN.1. Kết quả thi TN môn GDCD của trường:- Xếp thứ hạng năm 2019 trong toàn Tỉnh : 22/31 (trường)- Điểm trung bình của năm 2019 là 6,83.2. Kinh nghiệm và đề xuất.a. Kinh nghiệm:Để ôn thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên cần ápdụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt với từng đối tượng học sinh, vớitừng dạng đề thi; bản thân người giáo viên cần tích cực tìm tòi, nghiên cứutài liệu để trên cơ sở đó từng bước định hướng học sinh tích cực, chủ động,sáng tạo, đổi mới trong cách tiếp cận bài thi .Thành công của giờ dạy khôngchỉ là kết quả đạt được cuối cùng của kì thi mà quan trọng hơn những kiếnthức này có sự tác động sâu sắc đến nhận thức về tư tưởng hành động, tìnhcảm của học sinh như thế nào trong đời sống thực tế hàng ngày.b. Đề xuất:[14]* Về phía Sở và Hội đồng bộ môn: cần cung cấp cho giáo viên hệ thốngngân hàng đề của các trường gửi về để giáo viên có một nguồn học liệu dồidào nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức bài bản, đầy đủ.*Về phía nhà trường:- Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới về pháp luật.- Bổ sung sách tham khảo chuyên về ôn thi tốt nghiệp THPT cho mônGDCD.- Sách kĩ năng giải quyết tình huống pháp luật.-Các phòng học ôn đều có tivi để hổ trợ cho việc dạy.- Đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang bị phòng máy riêng dành cho họcsinh tìm hiểu thông tin xã hội và giám sát hoạt động của học sinh bằnghệ thống máy chủ.*Về phía giáo viên: Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụngCNTT trong ôn thi , nhằm kích thích sự tìm tòi ham học hỏi , yêu bộ môn ởhọc sinh.Ôn thi tốt nghiệp THPT đạt được kết quả cao không chỉ là mong muốnriêng của học sinh mà còn cả của giáo viên. Chính vì vậy, nội dung , phươngpháp ôn tập phù hợp thật sự rất quan trọng. Trên đây là chia sẻ về một vài kinhnghiệm ôn thi tốt nghiệp trong môn GDCD mà bản thân đã đúc rút ra , hivọng với những kinh nghiệm này khi áp dụng vào những lần ôn thi sắp tới sẽđem lại những thay đổi căn bản về kết quả , điểm thi ,thứ hạng khác với nhữngkì thi trước. Kết quả của lần thi thứ 4 vào năm 2020 sẽ dùng để so sánh ,kiểmchứng cho việc áp dụng các kinh nghiệm này .Xác nhận của Hiệu trưởngHướng Hóa , ngày 8/11/2019.[15]Tôi xin cam đoan đây là SKKNcủa mình viết, không sao chép nộidung của người khác.Trương Thị Hải Yến.[16]
Tài liệu liên quan
- TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN SINH ĐẶC SẮC
- 30
- 828
- 0
- ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH
- 378
- 745
- 6
- ÔN THI tốt NGHIỆP THPT QUỐC GIA môn TIẾNG ANH
- 376
- 767
- 0
- ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC ĐỀ 1
- 4
- 315
- 0
- ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC ĐỀ 2
- 5
- 334
- 0
- ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC ĐỀ 3
- 6
- 428
- 0
- ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC ĐỀ 4
- 5
- 351
- 0
- Một số biện pháp hướng dẫn học sinh trung bình yếu lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn ngữ văn năm 2017
- 39
- 486
- 2
- Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn giáo dục công dân tại trường THPT mường lát
- 16
- 198
- 0
- Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn giáo dục công dân tại trường THPT mường lát
- 16
- 173
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(58.06 KB - 16 trang) - Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn GDCD Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Môn Gdcd 12
-
Tổng Hợp Kiến Thức GDCD 12 Thi THPT Quốc Gia 2022
-
Kiến Thức Trọng Tâm GDCD 12 ôn Thi THPT Quốc Gia Năm 2021
-
Trọng Tâm Kiến Thức Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 12 ôn Thi THPT ...
-
HỆ THỐNG KIẾN THỨC ÔN TẬP GDCD 12
-
Top 30 Tổng Hợp Kiến Thức Gdcd 12 Thi Thpt Quốc Gia 2022
-
Sơ đồ Tư Duy Hệ Thống Kiến Thức GDCD Lớp 12
-
Kiến Thức Trọng Tâm Môn Công Dân 12 - Bản-ngã.vn | Năm 2022, 2023
-
Kiến Thức Trọng Tâm Môn Công Dân 12 | Rò
-
Sơ đồ Tư Duy GDCD 12 Bài 1 - TopLoigiai
-
Top 10 Giáo Dục Công Dân 12 Thi Thpt Quốc Gia 2022
-
Tài Liệu ôn Thi THPT QG Môn GDCD Lớp 12 Phần Lý Thuyết - Hoc247
-
Hệ Thống Hóa Kiến Thức Bài Học Môn Giáo Dục Công Dân Bằng Sơ đồ ...
-
Sơ đồ Tư Duy Hệ Thống Kiến Thức GDCD Lớp 12 - Hocmai
-
Sơ đồ Tư Duy Hệ Thống Kiến Thức GDCD Lớp 12 - Đề Thi, Tài Liệu Học Tập