Một Số Kinh Nghiệm Phát Triển Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 6 Tuổi - Tài Liệu Text
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Mầm non - Tiểu học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 21 trang )
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÁN CHOTRẺ 5-6 TUỔINgười thực hiện: Trịnh Thị Thu HàChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường mầm non Phú SơnSKKN thuộc lĩnh vực:Chuyên mônTHANH HÓA, NĂM: 20181MỤC LỤCMục lục1. Mở đầuTrang 2Trang 31.1. Lý do chọn đề tàiTrang 31.2. Mục đích nghiên cứuTrang 41.3. Đối tượng nghiên cứuTrang 41.4. Phương pháp nghiên cứuTrang 42. Nội dung sáng kiến kinh nghiệmTrang 42.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệmTrang 42.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệmTrang 52.3. Các biện pháp thực hiệnTrang 62.3.1. Dạy trẻ một số thao tác của tư duy trong toán họcTrang 62. 3. 2. Dạy trẻ một số kĩ năng học toán và khuyến khích khả năngsáng tạo của trẻTrang 72.3.3. Tạo môi trường phát huy tính chủ động tích cực của trẻ trongcác hoạt động làm quen với toánTrang 92.3.4. Sưu tầm, sáng tạo, một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố, Trang 10nâng cao khả năng phát triển tư duy cho trẻ mầm non2.3.5.Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơiTrang 142.3.6. Phối kết hợp với phụ huynh phát triển tư duy cho trẻ.Trang 152.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trườngTrang 183. Kết luận, kiến nghịTrang 1821. MỞ ĐẦU1.1.Lí do chọn đề tàiTheo nhiều nghiên cứu, ba năm đầu tiên trong đời là khoảng thời gianvàng cho những phát triển trong não bộ. Bộ não của một đứa trẻ sơ sinh chỉ bằng¼ não người trưởng thành nhưng trong 3 năm kế tiếp, não bé đã phát triển đángkinh ngạc khi hàng tỉ tế bào thần kinh và vô số những liên kết thần kinh, còn gọilà xi-náp, được hình thành.Theo Tiến sĩ Jack Shonkoff, giám đốc của Trung tâm Phát triển trẻ emthuộc Đại học Havard, một đứa trẻ hình thành đến 700 liên kết thần kinh mớimỗi giây trong những năm đầu đời. Ông cũng khẳng định: "Quá trình hình thànhtổ chức não bộ này bị tác động sâu sắc bởi những trải nghiệm trong cuộc sống,chứ không phải bởi gien di truyền. Nói cách khác, chính môi trường mà trẻ đượcnuôi dạy sẽ hình thành cấu trúc của não trong những năm đầu đời". Vì vậy, đâychính là giai đoạn cực kỳ quan trọng để giúp trẻ có một nền tảng tốt cho tươnglai sau này.Trí tuệ có thể phát triển nhờ các phương pháp kích thích tư duy. Rất nhiềungười trong chúng ta nghĩ trí thông minh là do trời phú, do gien di truyền nhưngcác nhà tâm lý học chứng minh rằng tư duy không phải là một năng lực sẵn có,nó là một kĩ năng có thể đào tạo được.Theo Tiến sĩ Eric Jensen, bộ não người sẽthay đổi trong 48 giờ sau khi được kích thích, các khu vực của não có thể pháttriển nhờ sự thúc đẩy và quá trình tạo ra các kết nối giữa các tế bào thần kinh.Những kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp… được rèn luyện từ bésẽ dần hình thành trong trẻ những thói quen bền vững, đi theo trẻ suốt nhữngnăm tháng trưởng thành và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, tạo nền tảngcho trẻ đạt được thành công toàn diện trong cuộc sống.Làm quen với toán là một trong những hoạt động của trẻ ở trường mầmnon có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy, phát triển năng lực học tậpvà góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Việc tổ chức các hoạt động làm quenvới toán cho trẻ mầm non có ý nghĩa quan trọng, hình thành ở trẻ khả năng tìmtòi, quan sát, tư duy, phán đoán, trong quá trình quan sát, thao tác với các sự vật,hiện tượng, trẻ không những được làm giàu vốn hiểu biết mà còn được rèn luyệncác thao tác: so sánh, phân loại, khái quát hóa… Các hoạt động làm quen vớitoán phù hợp với khả năng của trẻ có ý nghĩa không nhỏ trong việc phát triển trítuệ, phát triển các năng lực học tập, làm tiền đề để trẻ bước vào học tập ở trườngphổ thôngThực tế việc cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán trong các trường mầm nonđã được giáo viên thực hiện theo phân phối chương trình tuy nhiên phương phápcho trẻ mầm non làm quen với toán vẫn còn những hạn chế như:Phương pháp dạy, về cơ bản vẫn chưa phát huy tính độc lập sáng tạo củatrẻ, trẻ học một cách thụ động, thường ít hứng thú, nội dung các hoạt động chotrẻ làm quen với toán nhiều khi không phù hợp với khả năng của trẻ, chưa pháttriển năng lực cá nhân của trẻ. Phương pháp hướng dẫn của giáo viên đều phụthuộc vào tài liệu hướng dẫn và bài học có sẵn, lặp đi lặp lại, không gây đượchứng thú và khả năng nhận thức của trẻ. Một số giáo viên chưa coi trọng đúngvai trò của hoạt động vui chơi và hoạt động tìm tòi khám phá bằng các giác quan3của trẻ, cách dạy mang tính phổ thông hóa với mục đích cung cấp kiến thức, chútrọng tới kết quả hơn vô hình trẻ buộc phải chấp nhận và bị áp đặt những kiếnthức. Hình thức tổ chức còn đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu coi trọng hình thànhtiết học toán, chưa chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.Hiểu được các hoạt động làm quen với toán có vai trò đặc biệt trong pháttriển hứng thú và những kĩ năng nhận biết cho trẻ nếu ta dạy trẻ cách biết chú ýlắng nghe, làm việc có kế hoạch. Biết suy nghĩ về vấn đề đưa ra, biết vận dụngvào thực tiễn cuộc sống hàng ngàysẽ giúp phát triển, hoàn thiện các giác quan,các quá trình tâm, sinh lí cho trẻ mầm non, vì vậytrong quá trình giáo dục trẻ tôiđã suy nghĩ tìm tòi và đưa ra một số biện pháp phát triển tư duy toán cho trẻ 5-6tuổi chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm phát triển tư duy toán chotrẻ 5-6 tuổi” năm học 2017- 20181.2. Mục đích nghiên cứu:Phát triển tư duy toán cho trẻ góp phần vào việc phát triển tư duy, pháttriển năng lực học tập và góp phần hình thành nhân cách cho trẻ1.3. Đối tượng nghiên cứu:Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Phú Sơn- Bỉm sơnNghiên cứu về khả năng tư duy toán của trẻ và đưa ra các biện pháp giúp pháttriển tư duy toán học cho trẻ 5-6 tuổi1.4. Phương pháp nghiên cứu:Phương pháp đọc sách và tài liệuPhương pháp trực quan- minh họaPhương pháp thực hànhPhương pháp dùng lời nóiPhương pháp tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻPhương pháp nghiên cứu sản phẩm (Thống kê, phân tích, so sánh, rút ra kếtluận)2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệmĐối với trẻ 5-6 tuổi tư duy trực quan- hình tượng chiếm ưu thế và bắt đầuxuất hiện kiểu tư duy logic trẻ có khả năng ghi nhớ, tư duy của trẻ phát triểnmạnh, tư duy của trẻ là sự chuyển những hành động định hướng bên ngoài thànhnhững hành động định hướng bên trong, là chuyển từ tư duy trực quan hànhđộng sang tư duy trực quan hình ảnh. Trẻ trở nên có chủ định cũng như sáng tạohơn trong việc tìm tòi, khám phá các sự vật giống và khác nhau cũng như mốiquan hệ giữa các sự vật hiện tượng thậm chí trẻ đưa ra dự đoán những lời giảithích dựa trên những gì được trải nghiệm và dựa trên phán đoán của tư duy trìutượng…Tư duy logic là một trong những yếu tố nền tảng cho việc phát triển khảnăng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Đối với giai đoạntừ 5 đến 6 tuổi, bé hình thành nhận thức thông qua những trải nghiệm và học hỏitừ những sai sót. Do vậy, trong giai đoạn này, bé cần được tiếp xúc với nhữngthử thách tư duy và học cách giải quyết chúng bằng sự tương tác trực tiếp củabản thân với sự vât, sự việcTuy nhiên để kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi của trẻ giáo viên phải gây đượchứng thú cho trẻ, duy trì sự hứng thú của trẻ, phát triển thái độ tích cực của trẻ4đối với việc học toán tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm về toán qua chơi,luyện tập, qua các sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non. Phát triển tư duy suynghĩ của trẻ bằng cách đưa ra các câu hỏi mở, khuyến khích trẻ trả lời, tìm cáchgiải quyết vấn đề tạo môi trường phong phú, hấp dẫn kích thích trẻ thích sự tòmò, khám phá ở trẻ, phát triển tư duy, nhận thức. Dành nhiều cơ hội cho trẻ thựchiện các hoạt động tìm tòi khám phá và thể hiện sự sáng tạo.Nội dung phát triển tư duy toán cho trẻ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi củatrẻ, các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của trẻ ở trong lớpđảm bảo tự nhiên nhẹ nhàng và tích hợp trong cả một hoạt động, trong một phầnhoạt động.Giáo viên đã sử dụng kết hợp giữa các phương pháp dạy học trựcquan, dùng lời nói và thực hành trong quá trình tổ chức, hướng dẫn các hoạtđộng cho trẻ làm quen với toán, góp phần hình thành cho trẻ hệ thống nhữngbiểu tượng toán học sơ đẳng và kĩ năng nhận biết, thực hiện mục tiêu phát triểntrí tuệ cho trẻ mầm non nói riêng và nhiệm vụ giáo dục toàn diện nói chung.2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệmTrong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp một số thuận lợi và khókhăn sau:Thuận lợi- Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên các điều kiện về cơ sở vật chất tươngđối đầy đủ. Phòng học rộng, thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông cóđầy đủ ánh sáng cho các cháu học và vui chơi. Lớp có tương đối đầy đủ cácdụng cụ và đồ dùng học toán cho trẻ- Trẻ trong lớp phần lớn đều khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hứng thú tham gia vào cáchoạt động và học tập trong đó có môn làm quen với toán- Bản thân giáo viên có trình độ chuyên môn vững, biết áp dụng các phươngpháp mới trong quá trình dạy học, thường xuyên tham gia các buổi thao giảng,dự giờ các chuyên đề, biết đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.- Có sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng chị em đồngnghiệp luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc của mình.- Phụ huynh luôn nhiệt tình với lớp, quan tâm đến trẻtrong quá trình học tập đặcbiệt là bộ môn làm quen với toán.Khó khăn:- Các cháu có cùng độ tuổi song khả năng nhận thức và tiếp thu của trẻ khôngđồng đều, trẻ có các kĩ năng tư duy với toán khác nhau: Một số trẻ có khả năngquan sát, ghi nhớ, so sánh, phân loại tốt…trẻ hứng thú trong các hoạt động làmquen với toán… Nhưng có một số trẻ chưa chú ý, khả năng ghi nhớ, quan sátcủa trẻ chưa tốt.Để nắm bắt được khả năng học toán của trẻ đầu năm tôi tiến hành khảosát trên 30 học sinh lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2Kết quả khảo sát đầu năm trên 30 trẻ như sau:Nội dungTrẻ hứng thútham gia cácTổng Tốtsố307%Khá%TB%Yếu%23%1240%930%27%5hoạt động làmquen với toánTrẻ có khảnăng quan sáttốt, so sánh, 30620%723 % 14 47%310%phân loại theodấu hiệu chotrướcTrẻ có các kĩ620%723% 13 44%413%năng tư duy 30toán tốtQua khảo sát cho thấy: Tỉ lệ trẻ có khả năng tư duy với toán tốt là rất thấpchỉ chiếm 23%; Trong khi các kĩ năng học toán của trẻ ở mức độ trung bình tỷ lệcòn cao, trẻ yếu còn chiếm tỉ lệ. Trẻ biết liên hệ vận dụng toán trong cuộc sốngsinh hoạt hàng ngày còn hạn chế2.3. Các biện pháp thực hiện2.3.1. Dạy trẻ một số thao tác của tư duy trong toán họcĐối với trẻ 5 -6 tuổi, tư duy hình tượng của trẻ phát triển khá tốt về cácmặt hội họa, kể chuyện, thực hành với đồ vật, vì vậy chúng ta cần thường xuyênhướng dẫn trẻ quan sát thế giới xung quanh bằng cách đặt các câu hỏi mở giúptrẻ nắm bắt các đặc điểm đặc trưng của các sự vật, hiện tượng hướng cho trẻ tìmmối quan hệ hay sự khác biệt giữa các sự vật hiện tượng.Ví dụ: Với các que tính trong tay các con hãy xếp các hình con thích hoặcxếp các ngôi nhà: nhà một tầng, nhà cao tầng từ các que tính…Từ các hình hình học các con hãy cắt dán thành các phương tiện giaothông, hay các con vật ngộ nghĩnh nhéTư duy trìu tượng là một bước phát triển cao hơn từ tư duy trực quan hìnhtượng, chỉ khi nào trẻ tư duy trực quan hình tượng tốt thì khi đó trẻ với có thểsẵn sàng cho quá trình tư duy trìu tượng. Với trẻ 5-6 tuổi tư duy trìu tượng củatrẻ đã phong phú hơn giáo viên có thể yêu cầu trẻ tạo nên các sản phẩm bởi cáchình cơ bản đó,chúng ta có thể hỏi trẻ: “Con có thể làm được những gì từ cáchình cơ bản: hình vuông, hình tròn, hình tam giác…đó”Như vậy thông qua các câu hỏi mở, khơi gợi sự sáng tạo của trẻ ta đã pháttriển từ tư duy hình tượng đến tư duy trìu tượng cho trẻ tức là giúp trẻ nhớ lạitưởng tượng lại những cái mà trẻ đã biết, đã thực hành, rồi từ đó khơi gợi tínhđộc lập, sáng tạo cho trẻ.Ngoài ra giáo viên cần chú ý phát triển các thao tác phân loại, khả nănggiải quyết vấn đề, trong công việc hàng ngày, chúng ta không làm thay trẻ,màchỉ hướng dẫn trẻ tự giải quyết vấn đềVí dụ: trẻ chưa biết cách ghép 4 hình tam giác thành 1 hình vuông, trẻ cóthể muốn cô giáo làm hộ, giáo viên không nên làm hộ cho trẻ, mà chỉ gợi ý saocho có thể tự xoay các hình tam giác cho phù hợp để ghép thành hình vuông6Khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ, tạo cho trẻ bầu không khí vui vẻthoải mái cho trẻ có thể đặt ra các câu hỏi,có thể trẻ đưa ra rất nhiều câu hỏingây ngô, ngộ nghĩnh thậm chí là buồn cười, nhưng đó chính là một cách khíchlệ trẻ tư duy tưởng tượng qua đótạo cho trẻ có thói quen thích tìm hiểu thế giớixung quanh.Kết quả: Trẻ có kĩ năng quan sát tốt hơn, trẻ bước đầu độc lập trong cáchoạt động2. 3. 2. Dạy trẻ một số kĩ năng học toán và khuyến khích khả năngsáng tạo của trẻKhả năng học tốt hay không học tốt môn toán của trẻ ngoài việc do năngkhiếu bẩm sinh còn do trẻ có kĩ năng học toán hay không, trong thực tế, nhiềungười cho rằng chỉ nên quan tâm đến vấn đề học toán và phát triển kĩ năng họctoán cho trẻ khi chúng bắt đầu bước vào lớp 1. Đây là một quan niệm sai lầm, kĩnăng học toán cần phải được bắt đầu từ rất sớm khi chúng còn nhỏ, mới bắt đầubiết nói với các số đếm đầu tiên: một, hai, ba… mặt khác kĩ nănghọc toán củatrẻ có thể được rèn luyện qua các hoạt động hàng ngày thông qua các câuchuyện, bài hát, trò chơi giàu trí tưởng tượng hoặc trẻ tham gia các hoạt độngnội trợ, hay đi dạo tham quan.Phát triển kỹ năng nhận biết:Phát triển tư duy cho trẻ mầm non qua kỹ năng nhận biết bao gồm khả năng ghinhớ, nhắc lại, sửa lại cho chính xác, phù hợp và cả nhận xét đúng - sai từ các dữliệu có sẵnPhát triển kỹ năng này như thế nào?7Tôi thường sử dụng đúng những từ và cụm từ như: “khi nào”, “như thế nào”,“bao nhiêu”, “ở đâu”… Những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp trẻ có đượcnhững câu trả lời chính xác.Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vậtCô đưa nhóm đồ vật: 7 bông hoa, 6 cái lọ đặt câu hỏi: Nhóm thứ nhất bao nhiêu bông hoa? Nhóm thứ 2 có bao nhiêu cái lọ? Hai nhóm đồ vật này như thế nào với nhau? Làm thế nào để hai nhóm đồ vật bằng nhau?Trước khi dạy trẻ nhận biết về số lượng cần phải giúp trẻ trẻ thuộc các chữ số từđến1- đến 10. Đếm xuôi từ 1 đến 10 và đếm ngược từ 10 đến 1Giúp trẻ học bằng cách quan sát, tự tìm hiểu, học cách lắng nghe, biếttạo sự hứng thú và luôn kích thích sự sáng tạo ở trẻQuan sát thế giới đồ vật, quan sát thế giới xung quanh qua các hoạt độngcho trẻ tìm tòi, nhận xét, so sánh, phân biệt, khái quát hóa… Sẽ tạo được nhiềucơ hội giúp trẻ phát triển kĩ năng học toán, chẳng hạn khi cho trẻ chơi trò chơikết nối những con số theo thứ tự: Đây là số 1, tiếp theo sẽ là số 2, tiếp theo sausẽ là 3… Chúng ta có thể viết các số điện thoại vào mẩu giấy rồi nhờ trẻ nhấn sốgọi điện, đây cũng là cách giúp trẻ thực hành đọc số từ trái qua phảiNgoài ra trong quá trình quan sát, chúng ta có thể yêu cầu trẻ đếm sốngười, đếm bước theo những bậc cầu thang, so sánh số lượng các đối tượng vàmô tả về kích thước hay vị trí trong không gian của chúngVí dụ: Tiết toán số 6 tiết 2- chủ đề bản thân, ở phần ôn luyện kiến thức kĩnăng đã học: Tôi yêu cầu trẻ chọn cho mình ô cửa có gắn chữ số mình thích, khiô cửa mở ra các yêu cầu lần lượt;Ô cửa số1: Cháu hãy tìm 1 loại dụng cụ âm nhạc mình thích và tạo ra 6tiếng động từ dụng cụ âm nhạc đóÔ cửa số 2: Con hãy mời các bạn trong tổ đứng lên cùng vỗ 6 tiếng vỗtay.Ô cửa số 3: Con hãy bắt chước động tác đồng hồ kêu tích tắc làm đủ 6 lầnvà mời các bạn làm cùng conÔ cửa số 4: Con hãy dậm chân phía bên phải con 6 lần, vỗ tay phía bêntrái 6 tiếngNhư vậy trẻ học một cách hứng thú,đồng thời trẻ buộc phải quan sát, lắngnghe và tự mình cùng các bạn thực hiện các thao tác vừa chơi, vừa ôn luyện mộtcách nhẹ nhàngĐồng thời một đặc điểm thường thấy ở trẻ là trẻ cần được tin tưởng vàkhen thưởng, để nuôi dưỡng hứng thú sáng tạo, nếu trẻ thấy chúng không tạođược ấn tượng với chúng ta trong một hoạt động nào đó, thì chưa chắc trẻ muốntheo đuổi những hoạt động đó.Vì thế giáo viên cần tỏ ra hào hứng nhiệt tìnhtham gia vào giao tiếp với trẻ khi chúng “khoe” một mẫu sáng tạo nào đó, khichúng thực hiện tốt các nhiệm vụ, sự cổ vũ của cô và các bạn sẽ giúp trẻ “tiếplửa” cho các hoạt động sáng tạo của trẻ.Tóm lại việc dạy trẻ từ các kỹ năng đơn giản như: Giúp trẻ học bằng cáchquan sát, học cách lắng nghe, biết tạo sự hứng thú và luôn kích thích sự sáng tạo8ở trẻ là chúng ta đang luyện cho trẻ tư duy một cách có kế hoạch, nhằm tạo cơsở, nền móng cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ của trẻ.2.3.3.Tạo môi trường phát huy tính chủ động tích cực của trẻ trongcác hoạt động làm quen với toánNhằm phát triển các năng lực của trẻ, tích cực hóa các hoạt động nhậnbiết của trẻ, đảm bảo trẻ được quan sát, khám phá, xem xét, bằng nhiều giácquan, tạo cơ hội cho trẻ, tự phát hiện, trẻ học bằng cách được hoạt động tự taytrẻ được làm, tự lĩnh hội và tự giải quyết các vấn đề, với sự giúp đỡ đúng lúc,hợp lí của giáo viênDo đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mẫu giáo thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ,mới lạ;hấp dẫn Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫntrang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện được làm quen, ôn luyện, củng cốvà vận dụng phát triển những kỹ năng học toán qua các trò chơi, các hoạt độngsáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý tận dụng diệntích phòng học trang trí các nhóm số lượng, các hình hình học, các hình khốicácnhómgắnvớicácsốlượngtrẻđượchọcXây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơigọn gàng,đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kích thích trẻ hứng thú hoạt động, đồdùng, đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng,được sắp xếp saocho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt độngkhác, góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩmmỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác,tính khoa học.Các đồ dùng đồ chơi trong góc toán được phân chia thành từng “mảng”riêng biệt: Số lượng; Hình dạng; Không gian, thời gianVí dụ: Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo, những quyểntruyện tranh đã cũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình... và trang trí ở9“góc học toán” của lớp, dán theo mảng và gắn các chữ có số tương ứng, các hìnhảnh được trang trí theo chủ đề.Ngoài ra còn có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong hoạtđộng như: Giáo viên sưu tầm nhiều tranh ảnh, đốc lịch, các tờ lịch đã qua sửdụng để ở góc học tập trẻ có thể giờ đón trả trẻ ngồi cùng bạn cắt dán các hìnhtheo số lượng trẻ biết, ngồi xếp que tính tạo các hình học, hay xếp khối tronglắp ghép, trẻ có thể ngồi xếp xắp theo quy luật bằng cách gắn các hình vào bảngphụ. Đo chiều dài, độ cao các vật…Cô cũng có thể tạo ở góc thiên nhiên cho trẻ chơi đong đếm nước, chơi inhình trên cát các con số, các hình hình học…Điều cần được chú ý những đồ dùng của trẻ do cô đã chuẩn bị phải antoàn, hợp vệ sinh, mang tính giáo dục,Thông qua hoạt động nghệ thuật đó giúptrẻ rèn luyện kỹ năng sống, tìm ṭòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấpdẫn trong cuộc sống, các kiến thức, kỹ năng của trẻ được bồi dưỡng, củng cố, bổsung tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo tổ nhóm, trẻđược bộc lộ khả năng của mình.Ngoài ra tạo không gian chơi của trẻ luôn nằm trong tầm kiểm soát của giáoviên, cô hỗ trợ trẻ trong mọi trường hợp có thể…Kết quả: Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú, sinh động đã gâyhứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành nâng cao mối quanhệ thân thiện, tự tin của cô và trẻ2.3.4. Sưu tầm, sáng tạo, một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố,nâng cao khả năng phát triển tư duy cho trẻ mầm non.Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ có mong muốn tựnhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới, quá trìnhhọc hỏi, khám phá thế giới của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động, trong đóhoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt độnggiả trí, thư giãn, mà còn giúp trẻ cảm nhận khám phá thế giới xung quanh mộtcách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng, tất cả trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợcho việc học của trẻ.Trò chơi toán học là một trong những phương tiện dạy học, nhằm thúcđẩy sự hình thành những biểu tượng toán học, nó tạo điều kiện và tình huống đểtrẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiếnthức và sử dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thứccủa trẻ được củng cố.Ví dụ: Khi trẻ nhận biết, phân biệt được các khối vuông, khối trụ, khối chữnhật, khối cầu trẻ biết chọn các khối trụ để làm cột nhà, làm cổng, thay thế chocác khối vuông hay khối chữ nhật, trẻ có thể tận dụng các vỏ hộp sữa dạng khốitrụ chồng lên nhau xây cổng hoặc khi di chuyển các vật có dạng khối trụ,10khốicầunặng thì thay bằng cách bê, vác, trẻ sẽ cùng nhau lăn…Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập, trẻ phải giải quyếtnhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàngvượt qua những khó khăn trở ngại nhất định, trẻ tiếp nhận nhiệm vụ học tập nhưnhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc chơi đượcnâng cao. Trò chơi học tập vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy họccho trẻ, trò chơi học tập được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hóahoạt động nhận thức cho trẻChính vì vậy trong các tiết học toán nói riêng và các hoạt động khác nóichúng tôi luôn cố gắng sưu tầm,suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới nhằmthay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có hứng thú hoạtđộng.Các trò chơi luyện tập nhận biết, các biểu tượng về hình dạng phối kếthợp với các biểu tượng toán học khác, từ đó phát triển tư duy toán học cho trẻTrò chơi: các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Bé hãy tìmnhững cách khác nhau để chia thành 2 phần bằng nhau.Các trò chơi nhằm hình thành các biểu tượng toán học cho trẻCác trò chơi Hình thành biểu tượng về sự tương ứngnhư: (tô màu, tìm đường đi,nối hình nhờ các số), trẻ sẽ dần dần có thói quen làm việc nhờ nhận ra quy luậtvề sự tương ứng. Có thể là tương ứng màu sắc với hoạt động, tương ứng lôgic...Qua đó, trẻ được rèn luyện óc quan sát, phân tích, tổng hợp.Ví dụ: Tô màu các bức tranh11Cô cùng trẻ vẽđượcquy luật vẽhình.Cô cùng trẻ vẽđượcquy luật vẽcon gà, đánh số theo thứ tự bước thực hiện. Trẻ vừa nắmhình, vừa thấy được mối quan hệ giữa số và thực tiễn của vẽcon gà, đánh số theo thứ tự bước thực hiện. Trẻ vừa nắmhình, vừa thấy được mối quan hệ giữa số và thực tiễn của vẽhình.Hình 1. Các bước vẽ con gàTrò chơi hình thành biểu tượng về số, về hình.Dùng hoạt động chơi với que diêm, que tính… để tạo số, tạo hình. Qua đó vừarèn luyện kĩ năng xếp hình, sự khéo léo, tư duy hình học, tư duy về số cho trẻ12Ví dụ: Chơi với que diêm Ghép ôtheo mẫu:13Hình thành thói quen tìm quy luậtTrong tình huống này, có thể dùng các trò chơi “đếm cách” vẽ hình theo quy luậtđể rèn cho trẻ khả năng tìm quy luật.Ví dụ: Điền số tương ứng theo hình:Cô có thể tạo ra nhiều quy luật đơn giản trong cuộc sống để chơi cùng trẻ.Chẳng hạn: “Năm nay con năm tuổi, năm sau con mấy tuổi”; “Con hơn em mộttuổi, vậy thì em mấy tuổi?”Để giúp trẻ nhận biết hình học, có thể vừa chơi vừa diễn tả cấu trúc hìnhcho trẻ chẳng hạn: có thể lấy hộp sữa, hộp đựng đậu cô ve để nói về hình trụ14(cho các hộp này lăn trên sàn), quả bóng để nói về hình cầu (lăn mọi phía…hộpquà để nói về hình lập phương…Xếp hình để giúp trẻ tưởng tượng và phát triển tư duy hình họcQue tính hay những vật tương tự (que tăm, đũa, mảnh củi, cành cây…) rất quenthuộc c có thể dùng những que tính cô cùng trẻ xếp ra được những hình rất thúvị. Chẳng hạn với các que tính chúng ta hướng dẫn trẻ xếp được một con chó,hay xếp con cá.H1 là con chó. H2 là con cáĐổi que tính để tạo ra hình mớiSự tưởng tượng sẽ thật bay bổng với trẻ em, khi người lớn đổi vị trí các que tínhvà tạo ra hình mới. Chẳng hạn, có thể làm chú cá thay đổi hướng bơi khi thayđổi vị trí hai que tính.Khi chúng ta cùng chơi với trẻ, sự gắn kết về cảm xúc, thông hiểu về thóiquen tư duy, xử lí tình huống sẽ là chất xúc tác giúp tư duy của trẻ phát triển.Kết quả: Qua các trò chơi trẻ rất hứng thú, thích chơi các trò chơi qua đókĩ năng sắp xếp theo quy luật, tăng khả năng ghi nhớ về hình, số, trítưởng tượngcủa trẻ phát triển tốt.2.3.5 Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc mọi nơi.Đảm bảo nguyên tắc “Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với cuộcsống” trong suốt thời gian cả ngày của trẻ ở trường mầm non giáo viên có điềukiện sử dụng các hình thức khác nhau nhằm hình thành cho trẻ nhữngbiểu tượngtoán học sơ đẳng cho trẻ.Việc dạy có thể diễn ra trong thời gian chơi, khi trẻtham gia các hoạt động khác nhau như: thể chất, âm nhạc, tạo hình… hay trongcuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.Tạo điều kiện để củng cố và làm sâu sắc15hơn, những kiến thức kĩ năng mà trẻ đã học được trong các hoạt động học toáncó chủ đích. Giúp trẻ thấy được ý nghĩa của những kiến thức toán học và nhữngkĩ năng nhận biết đã học trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, qua đó hình thànhcho trẻ hứng thú đối với những kiến thức, kĩ năng học toánTrong sinh hoạt hàng ngày của trẻ giáo viên có thể giáo cho trẻ các nhiệmvụ khác nhau đồi hỏi trẻ phải ứng dụng những kiến thức về số lượng, phép đếm:Ví dụ: Mỗi bàn ăn cơm có 6 bạn, con hãy phát đủ cho mỗi bạn 1 cái bát, một cáithìa…Giáo viên có thể sử dụng những từ đơn giản và dễ hiểu như: “đâu là điểmkhác nhau”, “giải thích”, “so sánh”… Khi được hỏi những câu có chứa các từkhóa này, bé sẽ bắt đầu suy nghĩ bằng cách chia tách câu hỏi thành nhiều phần.Ví dụ: Trong hoạt động ngoài trời, giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát và hướngdẫn trẻ chú ý tới những dấu hiệu toán học có trong các sự vật, hiện tượng ở xungquanh trẻ: trong sân trường có tất cả bao nhiêu cây cau cảnh? Chúng trồng thànhmấy hàng, mỗi hàng có mấy cây? Con quan sát cây cau cảnh và những cây xungquanh nó có gì khác nhau và giống nhau?Chỉ cho cô và các bạn xem cái cây tovới bụi cây khác nhau thế nào?- Trong thời gian trẻ chơi lắp ghép giáo viên giao nhiệm vụ lắp ghép đa dạngcho trẻ” Lắp cái cổng cao, cái cổng thấp, cổng rộng, cổng hẹp, nhà to, nhànhỏ…các nhiệm vụ cho trẻ trong thời gian tạo hình đòi hỏi trẻ phải vận dụngnhững kiến thức toán học những kĩ năng nhận biết thực hiện chúngVí dụ: Vẽ con đường rộng, con đường hẹp, con đường dài, con đườngngắn, nặn quả to, quả nhỏ, với số lượng nhất định… giáo viên có thể hướng sựchú ý của trẻ tới các dấu hiệu toán học trong các sản phẩm tạo hình của trẻ.Trong khi trẻ tập thể dục yêu cầu trẻ đưa tay về các phía trên, dưới, trước sau,đưa tay lên cao, dậm chân bên trái, bên phải với số lượng nhất định… Các bàitập này đòi hỏi trẻ không chỉ có kĩ năng vận động cơ bản, mà còn phải ứng dụngkiến thức toán học vào việc thực hiện nó để đạt kết quả mong muốnNhư vậy trong mọi trường hợp cuộc sống hàng ngày, giáo viên đều có thểsử dụng chúng để hướng chú ý của trẻ đến các dấu hiệu toán học và mối quan hệtoán học có trong đó, và trẻ nhận biết chính xác chúng2.3.6. Phối kết hợp với phụ huynhphát triển tư duy cho trẻ.Với đặc điểm tư duy trực quan- hành động và trực quan- hình tượng thìtrực quan- Hình tượng chiếm ưu thế, những kiến thức về toán mà trẻ mầm nonnắm được mới chỉ dừng lại ở mức biểu tượng. Do đó, trẻ rất cần sự hướng dẫn,hỗ trợ từ cha mẹ và những người chăm sóc trong việc giáo dục và phát triểnnhận thức, bước đầu cho trẻ làm quen với toán, kích thích mong muốn tìm hiểuvề thế giới xung quanh của trẻ.Cha mẹ và người chăm sóc trẻ có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện,củng cố các biểu tượng ban đầu về toán, làm cho việc lĩnh hội các kiến thức vềtoán của trẻ có hiệu quả hơn khi trẻ được thường xuyên ứng dụng chúng vào cácsự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh và trong cuộc sống sinh hoạthàng ngày.Việc cha mẹ phối hợp với giáo viên giúp con củng cố kiến thức về toáncho trẻ trong cuộc sống hàng ngày góp phần làm phong phú, chính xác hóa16những biểu tượng trẻ đã có, làm cho những kiến thức sơ đẳng về toán trẻ đã nắmđược ở trường mầm non gắn liền với cuộc sống thực của trẻ. Trẻ được vận dụngkiến thức vào thực tiễn, nhờ vậy những kiến thức đó ngày càng trở nên bền vữngvà có ý nghĩa hơn, không chỉ làm giàu vốn kinh nghiệm sống cho trẻ mà còngóp phần hình thành kĩ năng ứng vận dụng lí thuyết vào thực tiễnTôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh luôn tạonhiều cơ hội cho trẻ được thường xuyên luyện tập, củng cố các biểu tượng banđầu về toán cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động (vui chơi hay trongcuộc sống sinh hoạt thường ngày, từ đó tạo cho trẻ thói quen quan tâm, chú ý tớicác sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, nhờ đó trẻ biết dược mối quan hệ có trongcác sự vật, hiện tượng đó)Ví dụ: Khi cha mẹ cùng con đi chơi cha mẹ có thể chỉ cho con đếm số câyvà trẻ cho trẻ xem cây nào cao nhất, cây nào thấp hơn? Vì sao cây này lá mầuxanh cây kia có lá mầu đỏ…Ví dụ: Theo con có phải tất cả các hình tròn đều lăn được hay không? Nếuta có 1 hình tròn được cắt từ mẩu giấy mỏng, có lăn được hay không? Hình trònchúng ta in bằng cát có lăn được hay không? Vì sao?Có rất nhiều hoạt động trong cuộc sống thường ngày ở gia đình mà chamẹ có thể tận dụng để giúp trẻ luyện tập củng cố các biểu tượng ban đầu vể toáncho trẻ như: Vận dụng toán học vào những câu chuyện: Những lúc mẹ kểchuyện cho bé nghe có thể dừng lại và hỏi bé nhà thỏ bao nhiêu người? Gồmnhững ai?Nếu mẹ thỏ đi ra ngoài trong nhà gồm những ai?Bao nhiêu người cònlại trong nhà?Giúp bé so sánh các đồ vật: So sánh về trọng lượng, kích thước, gần xa: Mẹ cóthể sử dụng các đồ vật hàng ngày trẻ nhìn thấy để cho trẻ biết sự khác nhau giữacác đố vật, mới đầu mẹ chỉ cần cho trẻ so sánh hai đồ vật, rồi tăng dần số đồ vậtlên.Giúp bé thực hành về đo lường: Mẹ dùng thước đo các đồ vật để trẻ biết sử dụngthước đo, so sánh độ chênh lệch chính xác.Sách bé tô màu những con số để nhận diện: Mẹ có thể mua, in những những consố ra để bé tô màu lên. Hoặc cắt những con số ra để bé vẽ theo viền những consố.Từ kĩ năng thiết lập tương ứng 1:1, Ví dụ: khuyến khích trẻ dọn bát, đũa, saocho mỗi người ăn có 1 cái bát, một đôi đũa (trẻ nắm được khái niệm 1 đôi là 2cái), cho trẻ đếm cốc, bát, đồ dùng trong gia đình… có thể cho rèn kĩ năng sosánh kích thước như: bát đựng canh to hơn bát ăn cơm… quá trình dạy cho trẻgấp quần áo cùng mẹ cho trẻ so sánh dài ngắn to, nhỏ, dạy trẻ cách phân loạiquần áo theo kích thước, chủng loại, xếp chúng riêng theo yêu cầu của người lớntrước khi cất mẹ giúp bé xếp những đồ vật có điểm chung. Những đồ vật có màugiống nhau, Sau đó đếm số lượng những vật có điểm chung đó… Như vậy ngoàikhuyến khích trẻ tham gia công việc giúp bố mẹ trẻ còn được phát triển khảnăng quan sát, so sánh, tư duy, phân loại…mà qua đó hình thành hứng thú nhậnbiết và phát triển khả năng tìm tòi,khám phá ở trẻ, hình thành thái độ tích cựcvới môi trường sống xung quanh trẻ. Như vậy về bản chất chính là quá trìnhphát triển tư duy, năng lực cho trẻ mầm non172.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:Qua thời gian nghiên cứu, áp dụng nhiều biện pháp và các hình thức khácnhau đến nay tôi rất vui về sự hứng thú tham gia của trẻ một cách tích cực tronggiờ học và đã thu được kết quả sau.- 100% trẻ trong lớp đều hứng thú tham gia vào các hoạt động.- Không khí học sôi nổi, các cháu chủ động tích cực đưa ra những ý kiến củamình.- Trẻ biếtquan sát, so sánh phân loại, suy luận, có các kĩ năng tư duy toánKết quả khảo sát thực nghiệm với 30 trẻ chất lượng cụ thể như sau:Nội dungTổng Tốtsố%Khá%TB%Yếu%Trẻ hứng thútham gia các 3020 67%930%13%hoạt động làmquen với toánTrẻ có khảnăng quan sáttốt, so sánh, 3016 53% 1033 %414%00phân loại theodấu hiệu chotrướcTrẻ có các kĩ11 37% 1446%517%00năng tư duy 30toán tốt3. Kết luận, kiến nghịChúng ta nhận thấy sự phát triển tư duy của trẻ luôn gắn liền với sự tươngtác của trẻ với đồ vật, của trẻ và các bạn, của trẻ và người lớn.Quá trình pháttriển tư duy của trẻ là phải để trẻ học bằng cách trải nghiệm môi trường sốngthực của trẻ, vì vậy tạo mọi cơ hội cho trẻ được thực hành chúng là rất quantrọng. Nhiều khi người lớn cho rằng trẻ học toán trong các giờ học thì hiệu quảhơn trong các hoạt động khác, nhưng không hoàn toàn là như vậy, trẻ không thụđộng, trẻ học hỏi lẫn nhau, học trong khi chơi, tham gia các hoạt động…có sựgợi ý người lớn, qua đó tư duycủa trẻ được phát triển nhanh.Sau khi đưa ra các biện pháp phát triển tư duy toán cho trẻ, bản thân tôirút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân:Giáo viên phải nhận thức đầy đủ đúng đắn về nội dung phát triển tư duyđối với sự phát triển của trẻ, phải nghiên cứu và hiểu đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ đưa ra các nội dung phát triển tư duy phù hợp trong các hoạt động hàng ngàycủa trẻ. Đồng thời phải biết kết hợp nội dung phát triển tư duy với nội dungchăm sóc giáo dục trẻ thông qua các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng,không gò ép trẻ. Giáo viên có sự chủ động tạo ra môi trường tốt cho trẻ pháttriển tư duy, sự mạnh dạn tự tin trong các hoạt động tập thể.Nắm vững phươngpháp, biện pháp các hình thức dạy trẻ phát triển tư duy toán.Tích cực tìm tòi,18sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng một cách phù hợp với khảnăng của trẻ và tình hình thực tế ở trường, lớp.Luôn phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh gia đình và nhàtrường để phát triển tư duy cho trẻ đạt hiệu quả cao.Theo tôi việc rèn cho trẻ một số thao tác tư duy cho trẻ ở độ tuổi này là rấtcần thiết bởi lẽ các cháu được chuẩn bị tốt về kiến thức, kỹ năng và tâm thế làđiều quan trọng nhất để trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1Giáo viên phải luôn học hỏi, nghiên cứu nhiều tài liệu về phát triển toàn diệnchotrẻ đểtrang bị cho mình kiến thức dạy trẻ tốt hơn, tạo ra nhiều môi trường, sânchơi bổ ích cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển tư duy nhẹ nhàng, hiệu quảTrên đây là “Một số kinh nghiệm phát triển tư duy toán cho trẻ 5-6tuổi”.Ngoài những kết quả đã đạt được thì việc áp dụng và thực hiện còn khôngtránh khỏi những hạn chế. Tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp của mình mongnhận được sự đóng góp nhận xét của hội đồng khoa học các cấp để từ đó cácbiện pháp đưa lại hiệu quả tốt hơnTôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNGBỉm Sơn, ngày 29 tháng 3 năm 2018Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép nội dung của ngườikhác.Người thực hiệnTrịnh Thị Thu Hà19TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Hướng dẫn làm quen với toán qua các trò chơi -NXB giáo dục Việt Nam2. Các hoạt động làm quen với toán của trẻ mầm non-NXB giáo dục Việt Nam3. Doãn Đăng Thanh- Các hoạt động phát triển tư duy toán học cho trẻ mầmnon- 20144. Sưu tầm tham khảo một số trò chơi phát triển tư duy toán cho trẻ mầm non từnguồn iternet.20DANH MỤCCÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đà ĐƯỢC HỘI ĐỒNGĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁCCẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊNHọ và tên tác giả: Trịnh Thị Thu HàChức vụ: Giáo viênĐơn vị công tác: Trường Mầm Non Phú Sơn.TT1.2.3.4.5.6.78Tên đề tài SKKNCấp đánh giáxếp loại(Phòng, Sở,Tỉnh...)Dạy đồng dao phát triểnngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổiPhòngGD&ĐT BỉmSơnMột số kinh nghiệm dạyPhòngtrẻ 4-5 tuổi làm quen vớiGD&ĐT Bỉmvăn họcSơnMột số kinh nghiệm dạyPhòngtrẻ 4-5 tuổi làm quen vớiGD&ĐT BỉmMTXQSơnKN phát triển trò chơi dân Phònggian cho trẻ mẫu giáoGD&ĐT BỉmSơnMột số kinh nghiệm phátPhòngtriển ngôn ngữ mạch lạcGD&ĐT Bỉmcho trẻ 5-6 tuổiSơnMột số kinh nghiệm phátPhòngtriển ngôn ngữ mạch lạcGD&ĐT Bỉmcho trẻ 5-6 tuổiSơnMột số kinh nghiệm dạy Phòngtrẻ 5-6 tuổi học tốt môn GD&ĐT Bỉmâm nhạcSơnMột số kinh nghiệm phát Phòngtriển tư duy toán cho trẻ 5- GD&ĐT Bỉm6 tuổiSơnKết quảđánh giáxếp loại(A, B,hoặc C)Năm họcđánh giá xếploạiB2003-2004C2006-2007B2007-2008C2008-2009C2009-2010C2015-2016B2016-2017A2017-201821
Tài liệu liên quan
- SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5-6 tuổi
- 33
- 17
- 165
- Sáng kiến kinh nghiệm phát triển óc sáng tạo cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động
- 9
- 1
- 2
- Một số biện pháp dùng lời nói nhằm phát triển vốn từ ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua các tác phẩm văn học
- 50
- 1
- 2
- Sáng kiến kinh nghiệm một số BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH sự tự TIN CHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA các HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG mầm NON
- 24
- 1
- 2
- Biện pháp phát triển tính tự lập cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thí nghiệm khám phá thực vật
- 120
- 2
- 7
- skkn một số kinh nghiệm tạo môi trường chữ viết cho trẻ 5 6 tuổi
- 20
- 5
- 15
- skkn một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 6 tuổi từ phế liệu sẵn có của địa phương
- 20
- 1
- 5
- skkn một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với chữ cái đạt hiệu quả ở trường MN đông hưng
- 20
- 567
- 0
- skkn một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi ở trường MN định tường
- 23
- 657
- 0
- Một số kinh nghiệm phát triển toán tư duy cho trẻ 5 6 tuổi
- 21
- 306
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.39 MB - 21 trang) - Một số kinh nghiệm phát triển toán tư duy cho trẻ 5 6 tuổi Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Toán Tư Duy Trẻ 5 Tuổi
-
105 Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi - Mighty Math
-
99+ Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi - Clevai Math
-
Những Bài Tập Toán Tư Duy Cho Bé 5 Tuổi Hay ... - Học Toán Cùng Jenny
-
Phát Triển Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi - Đánh Thức Tiềm Lực ở Trẻ - Monkey
-
9 Mẫu Bài Tập Toán Cho Bé 5 Tuổi Giúp Con Rèn Luyện Toán Tư Duy Hiệu ...
-
Top 10 Dạng Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi - Sylvan Learning
-
Bài Tập Toán Cho Trẻ 5-6 Tuổi Hay Nhất - TopLoigiai
-
Những Bài Tập Toán Tư Duy Cho Bé 5 Tuổi Hay Và Phù ... - MarvelVietnam
-
[Bé 5-6 Tuổi] Bài Tập Tư Duy Cho Trẻ – Bé Học Cách So Sánh - Pinterest
-
Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ Từ 3 đến 5 Tuổi
-
Sách - Toán Tư Duy Dành Cho Trẻ 3-4 Tuổi | Shopee Việt Nam
-
Tổng Hợp 10 Dạng Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi
-
Bài Tập Phát Triển Tư Duy Cho Trẻ Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi, Có Cần Thiết? - American Skills
-
Pomath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi - Tập 3
-
Bài Tập Phát Triển Tư Duy Cho Trẻ - Môn Toán Cho Trẻ Chuẩn Bị Vào Lớp 1
-
MỘT SỐ BÀI TẬP TOÁN TƯ DUY CHO TRẺ 5-6 TUỔI CHUẨN BỊ ...
-
[Bé 5-6 Tuổi] Bài Tập Tư Duy Cho Trẻ – Toán Tư Duy (tiếp)