Một Số Kinh Nghiệm Phòng Và Trị Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò

Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations
  • Liên hệ
  • Thư điện tử
  • Văn phòng điện tử
  • Lịch làm việc
  • Sơ đồ cổng
  • Liên kết website
  • English
Danh mục
Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức, sự kiện
  • Hệ thống văn bản
  • Chiến lược - Kế hoạch
  • Hợp tác quốc tế
  • Công nghệ thông tin
  • Khoa học công nghệ
  • Số liệu, báo cáo
Công tác Đảng Công tác Công đoàn Đoàn Thanh niên Bộ Nông nghiệp và PTNT Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Dịch vụ công Bộ NN & PTNT Trang thông tin điện tử Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Bộ NN & PTNT với Quốc hội và Cử tri Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng Hoạt động pháp chế Đấu thầu Thông tin Tuyển dụng Hỏi đáp Lấy ý kiến dự thảo VB Tài liệu hội nghị Đường dây nóng Thông tin Thị trường và Xúc tiến thương mại nông sản Print Email Facebook Google LinkedIn Twitter

(Mard-17/8/2015): Hiện nay, thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trung trâu bò.

Page ContentVề nguyên nhân bệnh gây ra do vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida Pasteurella haemolitica). Ở trâu, bò khoẻ có tỷ lệ mang vi khuẩn (khoảng 5 - 7%) mà vẫn sống khoẻ mạnh. Nhưng khi sức đề kháng của trâu bò giảm thấp vì các yếu tố bất lợi (thay đổi thời tiết, vận chuyển, thiếu thức ăn…) thì vi khuẩn sẽ trở nên cường độc, gây bệnh và làm cho trâu bò chết nhanh. Vi khuẩn có thể tồn tại từ 2 - 4 tuần ở phân rác và chuồng trại ẩm ướt thiếu ánh sáng mặt trời. Các loại thuốc sát trùng thông thường (HanIodine 10%, cloramin B, T, nước vôi 10%, vôi bột…) và ánh sáng mặt trời đều diệt được vi khuẩn.Triệu chứng bệnh thường dễ phát hiện như thấy con vật sốt cao đột ngột 410C - 420C, niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi. Khi sốt cao, súc vật non có thể có triệu chứng thần kinh: run rảy, đi vòng quanh, húc đầu vào chuồng, kêu rống lên. Ăn kém hoặc bỏ ăn, giảm nhu động dạ cỏ. Hạch dưới hầu xưng to chèn ép làm cho lưỡi luôn thè ra ngoài nên người chăn nuôi còn gọi “trâu, bò hai lưỡi” hoặc “trâu, bò lưỡi đòng”.  Thấy con vật ho nhiều và thở rất khó khăn vì súc vật bị viêm phổi cấp. Hạch trước vai và trước đùi xưng rất to làm cho súc vật đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, nằm bệt một chỗ. Bệnh diễn biến nhanh và nặng do nhiễm trùng huyết và viêm phổi cấp làm cho trâu bò chết sau 1 - 3 ngày với tỷ lệ 100%, nếu không được điều trị kịp thời nhất là bê, nghé. Khi phát hiện trâu bò bị các triệu chứng trên, cần áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh như sau : *Phác đồ 1: Thuốc điều trị dùng kháng sinh Streptomycin (hoặc Kanamyxin) liều dùng 25mg/kgTT tiêm bắp, phối hợp Gentacostrim hoặc Hancotmix liều dùng 200mg/kgTT.cho uống. Dùng thuốc liên tục 4 - 5 ngày. Thuốc chữa triệu chứng dùng thuốc tiêm Analgin, HanaginC hạ sốt cho con vật. Thuốc trợ tim mạch dùng thuốc tiêm phối hợp cafein, Multivit-forte, VitaminC; Trường hợp con vật quá yếu có thể truyền huyết thanh mặn ngọt với liều 1000 - 2000ml/100kg thể trọng. Về hộ lý vẫn phải cho con vật ăn cỏ tươi, mềm, ngon và bổ sung cho ăn thêm cám hoặc cháo gạo đồng thời cách ly con vật để điều trị.*Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Hanoxylin LA: dùng liều 1 ml/10kgTT. Thuốc tiêm một liều tác dụng điều trị kéo dài 3 - 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)*Phác đồ 3: Dùng thuốc điều trị loại kháng sinh Hansunvil-10 (tên khác spiramycin) liều dùng 1ml/10kgTT, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)*Phác đồ 4: Dùng thuốc điều trị kháng sinh Hanseft (tên khác: septifur) liều dùng 1 ml/ 15kgTT; tiêm bắp 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)Về các biện pháp phòng bệnh, đây là biện pháp quan trọng nhất để chủ động không để bệnh xảy ra. Phải đảm bảo tiêm phòng định kỳ vác xin Tụ huyết trùng cho đàn trâu bò theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y. Lưu ý tiêm phòng cả vác xin lở mồm long móng, khi vận chuyển ở nơi khác về cần tiêm cả một số loại thuốc phòng kỹ sinh trung đường máu (Azidin, Trypamydium …)Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, thực hiện chuồng khô sạch, thoáng mát, hàng ngày quét dọn chuồng trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 - 3 lần/tháng, bằng một số loại thuốc sát trùng như Vikol, Haniodine10%, Halamit …Cung cấp thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò. Hàng ngày chú ý quan sát con vật, khi thấy biểu hiện không bình thường như các triệu chứng trên cần cách ly ngay con vật ra nơi khác để điều trị kịp thời. N.N.S Tin khác 15318

TIN MỚI

  • Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của các tỉnh...
  • Hội thảo tham vấn Kế hoạch tổng thể về chăn nuôi thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác...
  • Đất đai của Hoa Kỳ mất nhiều chất dinh dưỡng hơn do mưa lớn
  • Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Bộ NN&PTNT các dự án phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong năm...
  • Hội thảo tham vấn Kế hoạch phát triển nông nghiệp thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác Việt...
  • Mở rộng xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam vào Nhật Bản
  • Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ còn rất lớn
  • Ký biên bản ghi nhớ hợp tác về phân phối thịt dê, cừu Mông Cổ tại Việt Nam
  • Báo cáo tổng kết năm 2024 phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 của Đảng ủy bộ Nông nghiệp...
  • Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn...
Chuyên Mục
Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Công khai ngân sách Nhà nước Công khai ngân sách Nhà nước Công khai giải quyết kiến nghị DN Công khai giải quyết kiến nghị DN Thi đua khen thưởng Thi đua khen thưởng Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng Vì sự tiến bộ của phụ nữ Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thông tin Doanh nghiệp Thông tin Doanh nghiệp
Thông tin tra cứu
Bộ Pháp điển điện tử Bộ Pháp điển điện tử CSDL Thống kê CSDL Thống kê CSDL Xuất nhập khẩu CSDL Xuất nhập khẩu SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM Sản phẩm xử lý chất thải CN Sản phẩm xử lý chất thải CN Thư viện Điện tử Thư viện Điện tử C.Trình - Đề tài KHCN C.Trình - Đề tài KHCN
Chuyên Mục
  • Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN
  • Công khai ngân sách Nhà nước Công khai ngân sách Nhà nước
  • Công khai giải quyết kiến nghị DN Công khai giải quyết kiến nghị DN
  • Thi đua khen thưởng Thi đua khen thưởng
  • Đào tạo bồi dưỡng Đào tạo bồi dưỡng
  • Vì sự tiến bộ của phụ nữ Vì sự tiến bộ của phụ nữ
  • Thông tin Doanh nghiệp Thông tin Doanh nghiệp
Thông tin tra cứu
  • Bộ Pháp điển điện tử Bộ Pháp điển điện tử
  • CSDL Thống kê CSDL Thống kê
  • CSDL Xuất nhập khẩu CSDL Xuất nhập khẩu
  • SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM
  • Sản phẩm xử lý chất thải CN Sản phẩm xử lý chất thải CN
  • Thư viện Điện tử Thư viện Điện tử
  • C.Trình - Đề tài KHCN C.Trình - Đề tài KHCN
HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 23 FESTIVAL QUỐC TẾ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO VIỆT NAM - HẬU GIANG 2023 FESTIVAL LÀNG NGHỀ 2023 Chem DIỄN ĐÀN KẾT NỐI SẢN PHẨM OCOP VÙNG ĐBSCL - LIÊN KẾT CÙNG PHÁT TRIỂN - CÀ MAU 2023 FESTIVAL TÔM CÀ MAU 2023 HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 (30/1/2024 - 07/2/2024) HỘI CHỢ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM LẦN THỨ 20 (THÁNG 10/2024) HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ LẦN THỨ 24 (THÁNG 11/2024)

Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò