Một Số Loài Cây Che Phủ đất đa Dụng - Nông Nghiệp Thuận Thiên
Để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững cần đảm bảo hai điều kiện bắt buộc sau: Thứ nhất là bảo vệ đất chống xói mòn và thường xuyên bồi bổ dinh dưỡng cho đất, và thứ hai là cải thiện lý hoá tính của đất, nhất là độ tơi xốp nhằm giảm độc tố và tăng dung tích hấp thụ của đất.
Muốn làm như vậy, cần tuân thủ những cơ chế tự nhiên trong các hệ sinh thái rừng, tức là thường xuyên che phủ đất bằng thảm thực vật sống hay đã chết. Tuy nhiên cây che phủ phải là cây đa tác dụng, sinh trưởng nhanh, sinh khối lớn, dễ tính, có bộ rễ khoẻ để phá vỡ đất rắn và khai thác dinh dưỡng từ sâu trong lòng đất, đồng thời phải dễ kiểm soát.
Dưới đây là một số loài cây che phủ đất đa dụng phổ biến để bảo vệ và cải tạo đất:
Nội dung bài viết
- 1/ Lạc dại
- 2/ Muồng lá tròn kép
- 3/ Đậu công
- 4/ Cỏ ruzi
- 5/ Cỏ sả
- 6/ Cỏ voi
1/ Lạc dại
Đặc điểm
Lạc dại là một loài cây họ đậu lâu năm có nguồn gốc từ Mỹ La – tinh. Lạc dại có lá và hoa như lạc ăn; thân bò sát mặt đất; ra rễ ở các đốt trên thân; rễ cọc có thể hình thành từ các đốt và ăn sâu vào lòng đất giúp cho cây chịu hạn rất tốt. lạc dại chống chịu tốt với sâu bệnh, chịu đất xấu, chịu được bóng râm, vì vậy có thể trồng xen ngô, lúa, cây ăn quả và các vườn cây lâu năm khác để cải tạo đất và làm thức ăn chăn nuôi
Công dụng
Trồng làm thảm che phủ bảo vệ và cải tạo đất trong các vườn cây ăn quả, trên phủ gốc nhãn, nương ngô, lúa và làm thức ăn gia súc. Ngoài ra lạc dại ra hoa quanh năm nên có thể sử dụng làm cây cảnh để trang trí các công viên, bãi cỏ quanh nhà, các bồn hoa trên phố hoặc các chậu cây lớn.
Cách trồng
Chọn và cắt những cành bánh tẻ thành những đoạn dài 20 – 25 cm sao cho mỗi đoạn có ít nhất 3 mắt; để ở nơi râm mát có tưới phun trong một hoặc hai ngày để lành vết cắt và cành giâm ra rễ mới, sau đó đem trồng ra ruộng, mật độ tuỳ ý. Giâm từng cành vào hố rồi dùng chân ấn chặt đất, sau đó tưới nước. Muốn lạc phát triển nhanh thì nên làm cỏ và bón thêm phân.
2/ Muồng lá tròn kép
Đặc điểm
Xuất xứ từ bang Florida – Mỹ, là loài cây họ đậu thân thảo, không leo, thân bò, có một vài giống thân đứng, mảnh mai, cao khoảng 1m, thích nghi với nhiều loại đất, kể cả đất thoái hoá.
Công dụng
Như lạc dại, song muồng lá tròn kép chịu đựng tốt hơn với điều kiện khó khăn. Sinh khối không cao song cũng là nguồn thức ăn bổ sung quý giá trong mùa đông.
Cách trồng
Muồng lá tròn kép ra hoa kết quả liên tục từ tháng 4 nên lượng hạt sản sinh ra khá nhiều. Như vậy, muồng lá tròn kép được nhân bằng hạt một cách dễ dàng. Đây cũng là loài cây lâu năm, hơn nữa do đất luôn luôn được bổ sung hạt mới nên một khi đã được thiết lập thì không phải trồng lại.
3/ Đậu công
Đặc điểm
Có nguồn gốc xuất xứ ở Đông Nam châu Á. Là loài cây bụi họ đậu, chịu đựng rất tốt với điều kiện đất chua, hạn, nghèo dinh dưỡng. Cây có sức tái sinh mạnh sau khi cắt, lá nhiều, sinh khối lớn.
Công dụng:
Cải tạo đất, trừ cỏ dại, làm thức ăn gia súc, làm củi đun hoặc cọc đỡ cho các loài cây trồng leo. Vì hàm lượng tanin lớn nên trâu bò không thích ăn tươi, tuy nhiên khi phơi khô và trộn với các loại thức ăn khác thì là nguồn thức ăn bổ sung rất tốt. Nên dùng thay cốt khí làm hàng đồng mức vì cây sống lâu hơn và cho sinh khối lớn hơn.
Cách trồng:
Trồng bằng hạt và cành giâm. Phải chà hạt trước khi gieo, nên gieo vào bầu và ươm 3 tháng trước khi trồng ra ruộng. Phải làm cỏ trong thời gian đầu vì cây mọc chậm. Cũng có tác dụng tương tự là muồng lá nhọn – Indigofera teysmanii, muồng cọc rào – Gliricidia sepium, song hai loài sau có sinh khối lớn hơn, cây cao to hơn, nên cũng phải cắt tỉa nhiều hơn.
4/ Cỏ ruzi
Đặc điểm:
Là loài cỏ mọc nhanh, sinh khối lớn, chịu rét kém song tái sinh rất nhanh sau mùa khô. Có khả năng sinh trưởng và phát triển bình thường trong bómg râm.
Công dụng:
Là loài cây thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng, song cũng được sử dụng rộng rãi để che phủ và cải tạo đất.
Cách trồng:
Như các loài cỏ trên, cỏ ruzi có thể trồng bằng thân, cành song do có nhiều hạt nên trồng bằng hạt được khuyên dùng. Có thể gieo vãi hoặc theo khóm (6 – 8 kg hạt/ha).
Trồng xen dưới tán rừng thưa, rừng non và vườn cây ăn quả để bảo vệ cải tạo đất và tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh hơn. Có thể trồng xen trong các hàng đồng mức để tăng lượng thức ăn gia súc. Có thể trồng vào tháng 3 trên các ruộng nương bỏ hoá, vừa để bảo vệ, cải tạo đất vừa sản xuất thức ăn chăn nuôi và là vật liệu che phủ đất cho cây trồng chính.
5/ Cỏ sả
Đặc điểm:
Là loài cỏ có thân cao thẳng đứng và mọc thành từng khóm riêng biệt. Nếu được trồng trong điều kiện đất đai, khí hậu nhất định thì sẽ là một loài cỏ lâu năm. So với cỏ tín hiệu thì loài này nên được sử dụng ở những nơi có mùa khô ngắn hoặc không có mùa. Loài cỏ này đòi hỏi đất có độ phì cao hơn so với ruzi. Nó cần được bón thêm phân chuồng và phân hoá học để có thể duy trì phát triển tốt.
Công dụng:
Là loài cây thức ăn gia súc có chất lượng cao, đồng thời cũng để che phủ bảo vệ và cải tạo đất. Giống như nhiều loài cỏ thân cao và thẳng khác, loài cỏ này đặc biệt thích hợp với phương pháp cắt và mang đi, nhưng cũng có thể chăn thả tại chỗ.
Tuy nhiên, nếu không cắt thường xuyên thì thân và lá sẽ trở nên cứng và không hấp dẫn với gia súc. Vì đặc điểm hình thái của nó là thẳng, mọc thành khóm riêng biệt nên có thể sử dụng làm bang xanh chống xói mòn. Bộ rễ khoẻ của nó cho phép cải tạo lý tính của đất rất tốt.
Cách trồng:
Cỏ này có thể dễ dàng tái sinh bằng phương pháp giâm cành, gieo hạt hoặc tách khóm.
6/ Cỏ voi
Đặc điểm:
Là loại cỏ cao, thân thẳng và là cỏ lâu năm mọc thành từng khóm riêng biệt. Cỏ này nên trồng ở những nơi nhiệt đới ẩm ướt, có mùa khô ngắn hoặc không có mùa khô và cũng có thể trồng ở điều kiện lạnh hơn.
Cỏ này có nhiều lá và cho năng suất cao trong điều kiện đất có độ phì cao, nhưng lại sinh trưởng và phát triển kém trong điều kiện đất thoái hoá dần và trong mùa khô.
Công dụng:
Là cây thức ăn gia súc có chất lượng cao. Cũng giống như nhiều loài cỏ cây cao thân thẳng khác, nó đặc biệt thích hợp với việc cắt và mang đi, nhưng không nên thả gia súc ăn tại chỗ. Nên cắt thường xuyên để cho lá xanh non (nếu để cao đến 1,5 m nó sẽ có thân rất cứng, gia súc không ăn được).
Cỏ này cũng có thể làm băng xanh hoặc làm hàng rào xung quanh lô đất mặc dù tất cả các loài cỏ voi đều cần rất nhiều dinh dưỡng và có khả năng cạnh tranh với những cây trồng ở gần. Vì cỏ này đặc biệt thích nghi với đất có độ phì cao và điều kiện có mưa nhiều cho nên tốt nhất là nên trồng ở gần nhà hoặc chuồng trâu bò để tiện chăm sóc. Phải cắt sát mặt đất thì chồi non mới mọc khoẻ và mập.
Cách trồng:
Cỏ này có thể dễ dàng trồng bằng thân. Nên cắt thân cỏ thành từng đoạn có 3 mắt. Khi trồng thì vùi kín hai mắt, còn một mắt để hở. Có thể trồng theo hàng cách nhau 50 cm hoặc theo khóm.
Tổng hợp từ tài liệu: Một số loài cây che phủ đất đa dụng- Ths Hà Đình Tuấn
Xem thêm ? Bộ giải pháp giúp cải tạo đất và bảo vệ cây trồng tốt nhất hiện nay
- Cây giống cỏ Vetiver 490,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng
- Hạt giống muồng vàng cải tạo đất 145,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng
Từ khóa » Hoa Bò Dưới đất
-
Top 20 Cây Bụi Trồng Nền, Phủ Xanh Khuôn Viên Cảnh Quan
-
TOP 15 Loại Cây Che Phủ Mặt đất được Nhiều Người Yêu Thích Nhất
-
15 Loại Hoa Mùa Hè đẹp Rực Rỡ, Dễ Trồng, Chịu Nắng Nóng Cực Tốt
-
Top Những Loại Cỏ Phủ Xanh | Dịch Vụ Cho THuê Cây Nội Thất
-
Top 6 Loại Hoa Nở Quanh Năm đẹp Trang Trí Cho Sân Vườn
-
TOP 26 Cây Hoa Cảnh Dễ Trồng, Dễ Chăm Đẹp Quanh Năm
-
20+ Cây Bụi Trồng Vỉa Hè đẹp Mắt, Phổ Biến Cho Các Khuôn Viên
-
9 Loại Hoa Nở Quanh Năm, Dễ Trồng ở Ban Công
-
Những Cây Cảnh Thích Hợp Trồng Xung Quanh Hồ Nước - Sài Gòn Hoa
-
22 Loại Cây Phổ Biến Ra Hoa Quanh Năm Hay được Trồng Trong Sân ...