Một Số Loại Máy Chà Nhám Gỗ Thông Dụng Trong Làng Nghề Mộc '

Để có được một tấm gỗ hoàn thiện, bề mặt nhẵn mịn từ những khúc gỗ thô, xù xì thì đòi hỏi người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó, công đoạn chà nhàm bề mặt đóng vai trò then chốt đến chất lượng hoàn thiện của sản phẩm. Cũng vì thế mà công đoạn này chiếm khá nhiều thời gian và công sức của thợ. Máy chà nhàm được ra đời nhằm giúp cho người thợ thực hiện khâu này nhanh hơn và ít tốn kém sức lực hơn.

Tại thời điểm trước đây, khi máy chà nhám chưa được xuất hiện tại nước ta, các bác thợ mộc chủ yếu thao tác thủ công bằng tay. Sử dụng một tấm giấy nhám chà lên trên bề mặt gỗ cho tới khi đạt tới độ nhẵn mịn yêu cầu. Quá trình này cực kì tốn thời gian, công sức của người thợ vì nó đòi hỏi độ cẩn thận và tỉ mỉ cao, làm chậm đi toàn bộ quá trình sản xuất của xưởng nội thất.

Máy chà nhám được ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên, giúp cho người thợ không còn phải tốn nhiều thời gian và công việc cho công việc này nữa. Rút ngắn thời gian chà nhám xuống vài tiếng đồng hồ. Những sản phẩm bàn làm việc của Home Office đều được xử lý qua công đoạn chà nhám, luôn có chất lượng bề mặt vượt trội.

Hiện nay, máy chà nhám là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho xưởng sản xuất mộc, chế biến gỗ hoặc xưởng chế tạo thủ công mỹ nghệ, v..v. Trên thị trường cũng xuất hiện khá nhiều loại máy chà nhám khác nhau, có giá thành rơi vào khoảng từ 1tr2 đến 6tr đồng/máy đối với các loại cầm tay.

Một số nhà máy sản xuất lớn còn sử dụng các loại máy chà nhám thùng, có công suất lượng lớn, quy mô thường có giá từ 15tr đến 300tr/máy. Tùy vào năng lực sản xuất mà bạn sẽ lựa chọn loại máy chà nào cho phù hợp nhất. Một số máy chà nhám thông dụng trong ngành mộc được ưu tiên nhất.

>>>>Xem thêm:

  • Máy phay gỗ và chức năng đặc biệt
  • Máy đo độ ẩm gỗ là gì?

NỘI DUNG CHÍNH

1. Các đặc điểm và công dụng của máy chà nhám 1.1. Đặc điểm máy chà nhám 1.2. Công dụng máy chà nhám 2. Phân loại máy chà nhám 2.1. Loại cầm tay 2.1.1 Máy chà nhám quỹ đạo tròn 2.1.2. Máy chà nhám chữ nhật và máy chà nhám vuông 2.1.3. Máy chà nhám băng 2.2. Loại cố định 3. Một số máy chà nhám gỗ cầm tay giá rẻ 3.1. Máy chà nhám rung chuyên dụng DEWALT D26441 3.2. Máy chà nhám Maktec MT924 3.3. Máy chà nhám rung Makita BO3710 3.4. Máy chà nhám gỗ Bosch GEX 125-1 AE 4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy chà nhám

1. Các đặc điểm và công dụng của máy chà nhám

1.1. Đặc điểm máy chà nhám

Máy chà nhám là một trong những công cụ hiện đại rất cần thiết cho các xưởng sản xuất, chế biến, xưởng mộc, xưởng cơ khív..v. Nó có chức năng là tạo độ mịn, độ phẳng cho bề mặt sản phẩm bằng cách chà xát giấy nhám lên bề mặt tiếp xúc.

Máy chà nhám được thiết kế rất nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là hai loại chà nhám vuông và chà nhám xoay tròn. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể dùng nó cho các trường hợp bề mặt khác nhau như ván gỗ, kim loại, nhựa hoặc đồ nội thất gỗ v...v.

Máy chà nhám quỹ đạo tròn

Máy chà nhám có cấu tạo khá giống với máy bào gỗ về mặt kiểu dáng, cũng có bề mặt bên dưới và tay cầm đúc ở phía trên. Đặc điểm khác biệt của máy chà nhám chính là mặt tiếp xúc không phải là lưỡi cưa mà là tấm giấy nhám. Nguyên lý hoạt động của máy chà nhám gỗ là dùng sự chuyển động để tạo ra áp lực xuống bề mặt gỗ thông qua giấy chà nhám, loại bỏ những điểm gồ ghề thô ráp trên miếng gỗ.

Khi hoạt động, người lao động sẽ giữ chặt quay tay cầm và di chuyển máy chạy đều xung quanh bề mặt gỗ, mùn gỗ sinh ra sẽ được hút vào túi đựng. Những bộ phận cơ bản của máy chà nhám bao gồm:

- Đế chà nhám: Bộ phận gắn giấy nhám và cũng là nơi tiếp xúc với bề mặt chà nhám.

- Túi đựng mùn gỗ: Nhằm giữ lại các loại hạt bụi gỗ li ti gây ra trong quá trình chà nhám, chú ý túi đầy mùn thì phải đổ bỏ nhằm bảo vệ máy.

- Nút khóa: Giúp bạn cố định chiếc chà nhám tại một vị trí cố định nào đó.

- Tay cầm: Là nơi để bạn điều khiển chiếc máy.

1.2. Công dụng máy chà nhám

Quá trình chà nhám này mang lại cho tấm gỗ độ mịn và bằng phẳng nhất định, nhưng sẽ tạo ra rất nhiều bụi nhỏ và mùn cưa bay vào không khí. Mặc dù đã đeo khẩu trang trong quá trình làm việc, cũng vẫn khó tránh khỏi hít một lượng nào đó. Nếu hít phải bụi nhỏ này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động.

Vì thế mà các loại máy chà nhám hiện đại đã được bổ sung thêm chức năng hút bụi nữa. Đây là một cải tiến nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động và cũng như bảo vệ môi trường xung quanh.

máy chà  nhám thùng lớn

Máy chà nhám thùng

Một số cải tiến khác nữa trên máy chà nhám như là giảm độ rung, tạo cảm giác thoải mái khi đang thực hiện công việc. Những cải tiến giúp giảm bớt tiếng ồn gây nên bởi sự cọ xát giữa bề mặt với giấy nhám. Hay cải tiến về chất liệu nhằm giảm trọng lượng của máy chà nhám xuống.

Sử dụng nút cao su trên tay năm chống rung, chống trơn trượt và tránh cảm giác mỏi tay khi sử dụng quá lâu. Máy sử dụng những loại giấy nhám chuyên biệt là giấy nhám vòng, tùy vào độ mịn mà người dùng cần, các hạt trên nhám sẽ to nhỏ khác nhau.

Nhìn chung, máy chà nhám có thiết kế khá hoàn chính giúp bạn dễ dàng thực hiện tốt công đoạn chà nhám. Máy được thiết kế khá đơn giản giúp người dùng dễ dàng vận hành thao tác. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải đọc kỹ các hướng dẫn, các lưu ý của nhà sản xuất trước khi dùng.

Đã có một số trường hợp không may xảy ra khi sử dụng máy chà nhám, không nên tạo áp lực quá lớn lên thân máy vì nó có thể bật người trở lại rất nguy hiểm. Và còn một số lưu ý khác sẽ được nói đến ở phần bên dưới bài viết này.

2. Phân loại máy chà nhám

Máy chà nhám là một trong những công cụ hỗ trợ hiện đại, được dùng để đánh bóng, làm nhẵn bề mặt gỗ rất hữu dụng cho quy trình sản xuất đồ gỗ. Hiện nay, có rất nhiều loại cấu tạo máy chà nhám khác nhau như là cầm tay hoặc cố định, dùng điện hoặc dùng khí nén. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, khối lượng công việc mà bạn lựa chọn cho mình một loại máy phù hợp.

2.1. Loại cầm tay

2.1.1 Máy chà nhám quỹ đạo tròn

Nguyên tắc hoạt động của loại máy chà nhám quỹ đạo sử dụng đĩa xoay tạo lực chà nhám xoay theo hướng xoay tròn. Mục đích của việc xoay tròn đĩa chà nhám là nhằm giảm thiểu tối ta đa vết xước có hướng để lại trên bề mặt, các vết xước này gây mất thẩm mỹ cho tấm ván gỗ. Máy chà nhám quỹ đạo cầm tay có thường có thiết kế nhỏ gọn, giá thành rẻ lại dễ sử dụng.

2.1.2. Máy chà nhám chữ nhật và máy chà nhám vuông

Hai loại máy này có cấu tạo hoạt động hoàn toàn giống nhau nên được phân loại chung với nhau. Kích thước mặt trước và mặt sau của giấy chà nhám sử dụng cho hai máy là như nhau. Nên để phân biệt hai loại này người ta dựa trên kích thước giấy chà nhám sử dụng trên máy là nào?

Cụ thể, kích thước giấy chà nhám sử dụng trên máy chà nhám vuông thì bằng 1/4 giấy chuẩn, còn kích thước sử dụng máy chà nhám chữ nhật thì bằng 1/2 giấy chuẩn. Do kích thước chiều dài của máy chà nhám vuông ngắn hơn nên thường sẽ nhẹ hơn so với máy chà nhám chữ nhật.

Thông thường, nếu khối lượng công việc không quá nhiều thì không cần phải sử dụng tới máy chà nhám chữ nhật, người ta thường sử dụng máy chà nhám vuông là đủ. Ngoài ra, máy chà nhám vuông còn có những lợi thế riêng vì chúng nhỏ gọn, dễ đi vào góc, cạnh một cách linh hoạt hơn.

2.1.3. Máy chà nhám băng

Hay còn được gọi là máy chà nhám dây đai là một loại máy chà nhám cầm tay có bộ phận bao gồm dây đai gắn với động cơ và một cặp tang trống quay. Khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra một áp lực mạnh và linh hoạt giúp việc vận hành dễ dàng và trơn tru hơn.

Loại máy chà nhám băng thường được sử dụng cho mục đích công nghệ, có khối lượng công việc lớn. Nếu bạn không cần phải chà nhám quá nhiều thi không nên sử dụng máy này, vì chúng khá năng và cồng kềnh không mang lại hiệu quả kinh tế cho trường hợp làm ít.

Máy chà nhám băng

2.2. Loại cố định

Phổ biến trong dòng cố định thì phải nhắc tới máy chà nhám thùng. Một loại máy sử dụng khí áp để hoạt động, thường có kích thước và trọng lượng khá lớn, chuyên dùng trong những nhà máy công nghiệp vì có năng suất cao, chà nhám rất một tấm gỗ rất nhanh chóng. Các kích thước thường gặp ở dòng máy là này 600mm, 900mm, 1100mm, 1300mm, với 1 trục, 2 trục, 3 trục nhám.

3. Một số máy chà nhám gỗ cầm tay giá rẻ

Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn có đam mê trong lĩnh vực làm mộc những loại máy chà nhám cầm tay. Những loại máy công nghiệp, cố định thường có chi phí đầu tư khá lớn chỉ dành cho những đơn vị sản xuất công nghiệp lớn dùng tới.

3.1. Máy chà nhám rung chuyên dụng DEWALT D26441

Giá thị trường: 1,200,000 vnđ

Với công suất 230W cùng tốc độ không tải 14000 vòng trên mỗi phút, Dewalt D26441 đem lại hiệu quả chà nhám cao. Nút công tắc được bố trí dễ điều khiển giúp bạn thao tác máy dễ dàng, không tốn nhiều công sức. Biên độ rung của máy chỉ 1.4mm. Dây điện chắc chắn, bền đẹp. Bên cạnh đó, bạn có thể yên tâm về độ an toàn của máy với khả năng cách nhiệt, điện rất tuyệt vời.

máy chà nhám rung

3.2. Máy chà nhám Maktec MT924

Giá thị trường: 1,200,000 vnđ

Maktec MT924 có công suất 240W, có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài, sẽ cung cấp khả năng hoạt động tối ưu nhất trong việc chà nhám, đánh bóng làm sáng những bề mặt bị nhám, tối màu được nhanh chóng và hiệu quả. Chắc chắn sản phẩm này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức tối đa trong mọi công việc.

Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, không chiếm nhiều diện tích khi mang theo sử dụng, tạo sự thuận tiện và nhanh chóng nhất cũng như bạn có thể bảo quản, cất giữ một cách dễ dàng mà không lo bị hư hỏng.

Dây điện dài 2m, giúp bạn di chuyển linh hoạt hơn, không bị hạn chế khoảng cách khi sử dụng. Makita MT924 có công suất mạnh, tốc độ cao, tay cầm vừa vặn. Vì thế, bạn dễ dàng điều khiển cũng như gia công các vật dụng.

3.3. Máy chà nhám rung Makita BO3710

Giá thị trường: 1,400,000 vnđ

Makita BO3710 có kiểu dáng nhỏ gọn, trọng lượng rất nhẹ 1.6kg giúp cầm thao tác chà nhám vô cùng thoải mái. Máy chà nhám rung Makita BO3710 có tốc độ không tải cao giúp chà nhám nhanh hơn, mạnh hơn.

3.4. Máy chà nhám gỗ Bosch GEX 125-1 AE

Giá thị trường: 1,900,000 vnđ

Máy chà nhám Bosch GEX 125-1 AE được trang bị hệ thống lọc vi mô Bosch bộ phận hút bụi hoàn hảo, hiệu quả với công suất máy 250W cùng tốc độ chà không tải 12.000 vong/phút. Máy chà lệch tâm có chức năng ổn định tốc độ điện tử và lựa chọn tốc độ trước để thực hiện công việc phù hợp với vật liệu.

máy chà nhám gỗ xoay tròn

4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy chà nhám

  • Có một điều bạn cần nhớ đó là không thể sử dụng được hết toàn bộ bề mặt của đế máy chà nhám. Thông thường, bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong máy chà nhám chính là phần cạnh trước, rồi mới đến phần cạnh sau, riêng phần ở giữa lại không được sử dụng nhiều. Chỉnh bởi vậy, bạn nên lựa chọn loại máy chà nhám cũng như loại giấy nhám phù hợp để tiết kiệm chi phí.
  • Trong quá trình vận hành không được tạo nhiều áp lực cho máy chà nhám bởi vì điều này có thể làm máy bật ngược về phía bạn và gây ra tai nạn nguy hiểm. Thay vào đó các bạn chỉ cần sử dụng với một lực vừa đủ vì chỉ riêng trọng lượng của máy cũng đủ để chà nhám nhẵn bề mặt.
  • Đối với máy chà nhám quỹ đạo, nếu bạn lựa chọn loại máy với tốc độ lớn thì khả năng chà nhám bề mặt sẽ nhanh hơn.
  • Trước khi sử dụng phải đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về an toàn và quy trình vận hành máy do nhà sản xuất đề ra.
  • Tuyệt đối không được sử dụng máy chà nhám ở gần lửa nhằm tránh hiện tượng bắt lửa và gây ra những tai nạn lao động nguy hiểm.

LỜI KẾT

Máy chà nhám là một loại máy có công dụng làm nhẵn mịn bề mặt gỗ. Có nhiều loại máy phục vụ cho mục đích khác nhau, chúng tùy vào kích thước và độ khó của gỗ. Bạn nên lưu ý chọn đúng loại giấy nhám cho phù hợp với máy. Home Office hy vọng bạn sẽ tìm được loại máy phù hợp với công việc của bạn.

Từ khóa » đánh Giấy Ráp Gỗ