Một Số Loại Polime Thường Gặp, Phân Loại Polime

Một số loại polime thường gặp, phân loại polimeĐại cương về polimeNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Phân loại polime

  • MỘT SỐ LOẠI POLIME THƯỜNG GẶP - PHÂN LOẠI
  • Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng
  • Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp
  • Nguồn gốc polime
  • Cấu trúc polime
  • Monome được hình thành các polime trên là
  • Phân tử khối của các polime
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Một số loại polime thường gặp, phân loại polime đưa ra bảng phân loại một số polime thường gặp trong cuộc sống. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Khái niệm

Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.

Các phân tử ban đầu tạo nên từng mắc xích của polime gọi là monome.

Ví dụ: Polietilen (–CH2 – CH2–)n thì –CH2–CH2– là mắc xích; n là hệ số trùng hợp.

- Chỉ số n gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa n càng lớn thì phân tử khối của polime càng cao.

Danh pháp

- Tên của các polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli trước tên monome.

Ví dụ: (–CH2–CH2–)n là polietilen và (–C6H10O5–)n là polisaccarit,...

- Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên monome phải để trong ngoặc đơn.

Ví dụ: (–CH2–CHCl– )n; (–CH2–CH=CH–CHn–CH(C6H5)–CH2–)n

poli(vinyl clorua) poli(butađien - stiren)

- Một số polime có tên riêng (tên thông thường).

Ví dụ: (–CF2–CF2–)n: Teflon; (–NH–[CH2]5–CO–)n: Nilon-6; (C6H10O5)n: Xenlulozơ;...

1. MỘT SỐ LOẠI POLIME THƯỜNG GẶP - PHÂN LOẠI

Phân loại polime

2. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng

nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng)

3. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp

polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat) (PMMA), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.

Lưu ý:

+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.

+ Nilon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.

4. Nguồn gốc polime

Thiên nhiên: Là những polime có sẵn trong tự nhiên như

Bông, len, tơ tằm, cao su thiên nhiên, xenlulozơ, protein,..

Tổng hợp: Là polime hoàn toàn do con người tổng hợp từ các chất đơn giản ban đầu.

Nilon – 6, Nilon – 7, Nilon 6,6, tơ lapsan, tơ olon, tơ clorin, poli vinylic (tơ vinylon), PE, PS, PP, PVC, PVA, PMMA, Teflon, PPF, cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isoprene, cao su clopren, keo ure fomanđehit

Polime bán tổng hợp (hay nhân tạo)

Là những polime có nguồn gốc từ thiên nhiên được xử lý một phần bằng pp hoá học như: tơ axetat, tơ visco,...(nguồn gốc từ xenlulozơ).

5. Cấu trúc polime

+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,

+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

Phân loại theo tính chất

→ Poliamit : -CO-NH- (nilon-6, nilon-7, nilon-6,6)

→ Polieste: -COO- ( tơ Lapsan, PMM,PVA,...)

Tính chất Vật lý của Polime

- Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định

- Đa số polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt, để nguội sẽ rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo

- Polime không nóng chảy khi đun mà bị phân hủy gọi là chất nhiệt rắn

- Polime không tan trong dung môi thông thường

- Polime có tính dẻo: polieyilen, polipropilen...

- Polime có tính đàn hồi: polibutadien, poliisopren...

- Polime có thể kéo thành sợi dai, bền: nilon -6, xenlulozo...

- Polime trong suốt không giòn: poli(metyl metacrylat) - thủy tinh hữu cơ

- Polime có tính cách nhiệt, cách điện: polietilen, poli (vinyl clorrua)...

- Polime có tính bán dẫn: polianilin, polithiophen....

6. Monome được hình thành các polime trên là

+ Nilon-6: axit e-aminocaproic: H2N(CH2)5COOH.

+ Nilon-7: axit w-aminoenantoic: H2N(CH2)6COOH.

+ Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.

+ Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit ađipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylenđiamin: H2N(CH2)6NH2.

+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.

7. Phân tử khối của các polime

Nilon-6, capron: 113

Nilon-7 (tơ enang): 127.

Nilon-6,6: 226.

Lapsan: 192.

8. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Tơ nilon-6 thuộc loại:

A. tơ nhân tạo.

B. tơ thiên nhiên.

C. tơ polieste.

D. tơ poliamit.

Xem đáp ánĐáp án D

Tơ nilon-6 tạo thành từ NH2−[CH2]5−COOHNH2−[CH2]5−COOH và là tơ poliamit do có liên kết CO-NH

Câu 2. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp ánĐáp án D

Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là tơ visco và tơ axetat.

Câu 3. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:

A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

Xem đáp ánĐáp án B

Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-s là CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Cao su buna-S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren:

nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-C6H5→ (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n.

Câu 4. Polivinyl clorua có công thức là

A. (-CH2-CHCl-)2.

B. (-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CHBr-)n.

D. (-CH2-CHF-)n.

Xem đáp ánĐáp án A

Polivinyl clorua có công thức là (-CH2-CHCl-)2.

Câu 5. Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là

A. CH2 = C(CH3) – COOCH3.

B. CH2 = CH – COOCH3.

C. CH2 = CH – CH3.

D. CH3COOCH = CH2.

Xem đáp ánĐáp án A

Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là CH2 = C(CH3) – COOCH3.

Câu 6. Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Phenol và fomanđehit.

B. Buta-1,3-đien và stiren.

C. Axit ađipic và hexametylen điamin.

D. Axit terephtalic và etylenglicol.

Xem đáp ánĐáp án B

Cặp chất không thể tham gia phản ứng trùng ngưng là Buta-1,3-đien và stiren.

Câu 7. Cho các nhận định sau:

(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.

(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.

(5) Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(6) Monome dùng để điều chế polime trong suốt không giòn (thuỷ tinh hữu cơ) là CH2 = C(CH3) – COOCH3

Số nhận định đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Xem đáp ánĐáp án A

Có 4 phát biểu đúng: (1), (4), (5), (6).

(2) sai, vì tơ được chia thành 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học (gồm tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp).

(3) sai, vì polietilen có cấu trúc không phân nhánh.

Câu 8. Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí A. Biết khí A tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí A là:

A. HCl

B. C2H4

C. CO2

D. CH4

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình phản ứng xảy ra

PVC + O2 → CO2 + H2O + HCl

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

Vậy khí độc A là HCl

Câu 9. Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì:

A. có lẫn tạp chất.

B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau.

D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp.

Xem đáp ánĐáp án C

Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định vì mỗi polime thường là 1 hỗn hợp các phân tử với hệ số trùng hợp khác nhau.

Vì vậy polime có nhiệt độ nóng chảy dao động trong một khoảng nhiệt độ nào đó.

Câu 10. Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp ánĐáp án D

................................................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Một số loại polime thường gặp, phân loại polime tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan dưới đây:

  • Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
  • Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
  • Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
  • Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
  • Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

Từ khóa » Kể Tên Các Polime Thiên Nhiên