Một Số Loại Thức ăn Thô Xanh Cho Vật Nuôi - Giáo Án Điện Tử
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Thư Viện Giáo Án Điện Tử
Thư viện giáo án điện tử GiaoAn.co tổng hợp các mẫu giáo án từ mầm non đến tiểu học, trung học cho quý thầy cô tham khảo.
Một số loại thức ăn thô xanh cho vật nuôi• Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80 – 90%, tỷlệ xơ thô trung bình ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành 6 – 8% so với thức ăn tươi.Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi cần lượng lớn mới thỏa mãn nhu cầu nhưng do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều.Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với loài nhai lại là 75 – 80%, đối với lợn 60 – 70%, là loại thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao. (Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50 – 70 tấn, 1 ha bèo dâu cho 350 tấn).
• Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp. (Ví dụ: Cỏ mục túc khô có 0,15mg B1 và 0,45mg B2/100g; cỏ tươi có 0,25mg B1 và 0,4mg B2/100g vật chất khô).
• Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp và vì vậy giá trị dinh dưỡng thấp trừ một số loại thân lá cây bộ đậu có hàm lượng protein khá cao, một số loại cỏ giàu axit amin như arginine, axitglutamic và lysine. Nếu tính theo trạng thái khô một số loại thức ăn xanh có hàm lượng proteincao hơn cả cám gạo.
• Thức ăn xanh còn nhiều xantofil là sắc tố vàng thực vật, là chất tạo màu ag đỏ trứng, ag à
12 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số loại thức ăn thô xanh cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ TÀI Gò Vấp, Tháng 2/2015 Nhóm 2 Lê Dương (08) Quang Đại (09) Phạm Minh Đạo (10) Đỗ Quốc Đạt (11) Thành Đạt (12) Lê Đức Độ (13) Đoàn Nam Hải (14) MỤC LỤC ** Nguồn: _ _https://www.scribd.com/doc/6919947/thuc-an-gia-suc _ _ Thức ăn thô xanh Thức ăn thô xanh có hàm lượng chất xơ thô trên 19%, có khối lượng lớn nhưng tỷ lệ dinh dưỡng trong 1 đơn vị khối lượng thức ăn thấp. Thức ăn thô xanh có thể phân ra các nhóm theo đặc tính và đặc điểm: Thức ăn xanh Phụ phế phẩm nông công nghiệp Thức ăn thô khô (rơm rạ, cỏ khô,...). Thức ăn xanh Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn xanh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80 – 90%, tỷlệ xơ thô trung bình ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành 6 – 8% so với thức ăn tươi.Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi cần lượng lớn mới thỏa mãn nhu cầu nhưng do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều.Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với loài nhai lại là 75 – 80%, đối với lợn 60 – 70%, là loại thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao. (Ví dụ: 1 ha rau muống cho 50 – 70 tấn, 1 ha bèo dâu cho 350 tấn). Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin B2, và vitamin E có hàm lượng thấp. (Ví dụ: Cỏ mục túc khô có 0,15mg B1 và 0,45mg B2/100g; cỏ tươi có 0,25mg B1 và 0,4mg B2/100g vật chất khô). Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp và vì vậy giá trị dinh dưỡng thấp trừ một số loại thân lá cây bộ đậu có hàm lượng protein khá cao, một số loại cỏ giàu axit amin như arginine, axitglutamic và lysine. Nếu tính theo trạng thái khô một số loại thức ăn xanh có hàm lượng proteincao hơn cả cám gạo. Thức ăn xanh còn nhiều xantofil là sắc tố vàng thực vật, là chất tạo màu XXXag đỏ trứng, XXXag à Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu là các axit béo chưa no. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, kĩ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thức ăn xanh Giống cây trồng: sự khác nhau về giá trị dinh dưỡng giưã các giống và nhóm câythức ăn xanh được thể hiện rõ (bảng 16). Nhóm cây trên cạn có hàm lượng vật chất khô(10-30%) lớn hơn nhóm cây thuỷ sinh (1-10%), trong khi đó họ hoà thảo (2-10% proteinthô so với vật chất khô) có hàm lượng protein thô thấp hơn bộ đậu (10-30%). Những điểm cần chú ý khi sử dụng Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạchsớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá muộnhàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipit và proteingiảm. Thời gian thích hợp để thu hoạch các loại rau xanh nói chung là sau khi trồng 1 -1,5 tháng Ví dụ: thân lá cây ngô trước khi trổ cờ, thân lá họ đậu: thời gian ngậm nụ trước khi ra hoa. Rau muống, rau lấp sau khi trồng 20 – 25 ngày thu hoạch lứa 1, sau 15 ngày thu hoạch lứa tiếp theo. Đề phòng một số chất có sẵn trong thức ăn: lá sắn, cây cao lương, cỏ Xu đăng.. có độc tố HCN. Hàm lượng HCN thường cao ở giai đoạn còn non và giảm dần ở giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, sử dụng các loại thức ăn này ở giai đoạn chín sáp hoặc nấu chín là tốt nhất. Ngoài ra, trong thức ăn xanh thường chứa NO3 dưới dạng KNO3 khoảng 1 – 1,5%. Nếu hàm lượng NO3 quá cao sẽ làm cho con vật ngộ độc và chết. Triệu chứng ngộ độc là con vật thở gấp, run rẩy, sùi bọt mép, khó thở,máu có màu thẩm, hàm lượng NO2 trong nước tiểu tăng. Biện pháp giải độc: dùng dungdịch xanh methylen 2 – 4% tiêm vào tĩnh mạch con vật. Các loại thức ăn xanh Cỏ bấc gồm có loại tía và loại trắng. Bò thích ăn loại cỏ bấc trắng có thân mềm, ngọt; loại tía hơi chát. Thân cỏ bấc dài, tròn, rỗng, chia nhiều đốt, lá dài. Cỏ mọc tốt ở vùng đồng chiêm trũng có nhiều bùn hầu, năng suất đến 60-70 tấn/ha. Thường cho bò ăn cỏ bấc kèm ít rơm rạ hoặc cỏ đã phơi tái để giảm lượng nước quá nhiều trong cỏ tươi đến 85,4% tỷ lệ protein 2,3%, lipit 0,3%. Cỏ Pangola (Digitaria decumbens) là loại cỏ thân bò thuộc loài hòa thảo, trồng bằng hom thân, lá dài 14-15cm, đốt dài 5-6cm, nhiều rễ phụ ở các mắt lá nơi đâm nhánh mầm. Cỏ mọc tốt ở đất mầu mỡ, ưa ẩm nhưng phải thoát nước. Có thể trồng trên bờ đê, bờ thửa . Cỏ mọc rất nhanh, có thể lên 4-5cm sau một đêm mưa ẩm. Mỗi năm cắt 5-6 lứa cho 40-50 tấn/ha. Tỷ lệ nước trong cỏ tươi 72,5%, protein 1,8%, lipit 2,3%, gluxit 5,1%, chất xơ cao 33-36%/chất thô. Cỏ Ghinê (Panicum maximum), còn gọi là cỏ Tây Nghệ An, cỏ sữa, cỏ sả, chịu được hạn, không ưa đất ẩm cao, mùa đông vẫn xanh tươi, là giống cỏ hòa thảo, trồng bằng nhánh gốc 4-6 tấn/ha, mọc bụi, rễ chùm, cao 60-120cm, năng suất đạt 60-80 tấn/ha/năm, hàm lượng protein thô 97,111g/kg chất khô. Có thể trồng hai bên bờ đường, lối xóm, vườn nhà thành từng dãy các bụi cỏ tây này. Cho bò ăn tươi hoặc phơi khô dự trữ. Cỏ voi (Penisetum purpureum) là một giống cỏ trồng chủ yếu cho gia súc, phát triển nhanh. Cỏ thân đứng, thuộc loài hòa thảo, rễ chùm, trồng hom cây 7-9 tấn/ha, mọc cao như mía đến 1,2-1,8m, cắt 6-9 lứa trong năm, năng suất 200-250 tấn/ha/năm. Cỏ voi có thành phần dinh dưỡng cao hơn nhiều loại cỏ hòa thảo khác. Trong 1kg cỏ tươi có 168g chất khô, protein thô 95-110g/kg chất khô, gluxit 1,3g, xơ 45g, canxi 0,6g, photpho 0,7g, năng lượng trao đổi 320Kcalo. Cỏ voi có các loại: napier, kingrass, selecsion I, cho ăn tươi và ủ xanh dự trữ cho mùa đông. Thức ăn thô khô Tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên hoặc trồng thu cắt và phơi khô, và các loại phế phụ phẩm của cây trồng đem phơi khô có hàm lượng xơ trên 18% đều gọi là thức ăn thô khô. Bao gồm: cỏ khô họ đậu hoặc hòa thảo, rơm rạ, dây lang, dây lạc và thân cây ngô... phơi khô. Ngoài ra còn gồm vỏ các loại hạt thóc, lạc, đậu, lõi và bao ngô. Cỏ khô Phương pháp cổ truyền của việc dự trữ thức thức ăn xanh là chế biến cỏ khô. Chất lượng cỏ khô phụ thuộc vào thời điểm ta chọn để chế biến và thời tiết thích hợp khi thu hoạch. Bởi vì làm cỏ khô chủ yếu là phơi dưới ánh nắng mặt trời. Mục đích chính là làm giảm độ ẩm trong cỏ xanh đến mức độ thấp đủ để kìm hãm sự hoạt động của các enzyme có sẵn trong cây cỏ hay của vi sinh vật. Cỏ khi thu hoạch chứa 650-850g nước trong 1 kg tươi. Khi muốn dự trữ cỏ xanh phải được làm giảm tỷ lệ nước xuống còn 150-200 g/1 kg. Trong thực tế, cỏ khô là nguồn thức ăn quan trọng ở các nước ôn đới cũng như các nước nhiệt đới. Cỏ khô được sử dụng phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăntinh, thức ăn củ quả, rỉ mật và các sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến rau quả (bã dứa, vỏ chuối..) đem lại hiệu quả tốt. Rơm khô Rơm là sản phẩm phụ của cây ngũ cốc hay cây họ đậu. Ngô, lúa mì và lúa nước là ba cây lương thực chính của thế giới. Rơm chứa nhiều xơ, chiếm 350-400 g/kg chất khô chủ yếu là lignin, có giá trị dinh dưỡng thấp. Hàm lượng protein trong rơm lúa từ 25-40g/1kg chất khô. Rơm lúa có hàm lượng lignin tương đối cao, chiếm 60-70g/kg chất khô, hàm lượng khoáng rất cao 170g/kg chất khô, trong đó chủ yếu là silic, vì vậy hệ số tiêu hóa của rơm lúa rất thấp. Nghèo nitơ: Thức ăn rơm rạ có tỷ lệ protein rất thấp, chiếm vào khoảng 2-5%.Tỷ lệ chất dinh dưỡng này giảm mạnh theo tuổi. Mặt khác enzymee của vi sinh vật dạ cỏ lại khó tiếp cận với azot của thức ăn thô vì sự cản trở của màng tế bào lignin hóa. Nghèo khoáng và vitamin: trong thực tế loại thức ăn này thiếu hầu hết các nguyên tố khoáng đa lượng như Ca, P, Na và các nguyên tố khoáng vi lượng. Đồng thời chúng cũng thiếu hụt các vitamin như vitamin A, và D Một số phụ phẩm nông công nghiệp Bã mía: có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25% trong khẩu phần bò vắt sữa. Kinh nghiệm cho thấy có thể vỗ béo bò Vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mía (35-41%), rỉ mật (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọng bình quân: 866-921 gam/ngày. Phụ phẩm xay xát: Cám gạo có chất lượng rất khác nhau tùy thuộc vào quy trình xay xát. Cám gạo loại tốt thì có ít vỏ trấu nên hàm lượng xơ tổng số thấp (khoảng 6-7%) giá trị TDN khoảng 70% và protein thô từ 13-14%, Năng lượng trao đổi từ 12-12,5 MJ/kg chất khô. Cám gạo chất lượng xấu thì hàm lượng xơ có thể lên đến 20%. Cám gạo loại tốt là một nguyên liệu thức ăn rất có giá trị với trâu bò, vì vậy giá cám gạo loại tốt cũng rất cao. Rỉ mật: được sử dụng trong chăn nuôi để cải thiện tính ngon miệng, bổ sung một số chất khoáng. Rỉ mật còn được sử dụng như một thức ăn bổ sung năng lượng cho khẩu phần thức ăn thô chất lượng kém. Với một hàm lượng đường dễ lên men cao, rỉ mật như là một nguồn năng lượng rẻ tiền để sử dụng với các loại nitơ phi protein. Các loại khoáng cần được cân đối lại bởi vì trong rỉ mật chứa ít phospho và natri và không đủ lượng lưu huỳnh cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động. Hàm lượng kali trong rỉ mật cao. Bã thơm chủ yếu là vỏ và lõi vì thế chứa nhiều chất xơ, năng lượng và vitamin A nhưng protein và muối khoáng thấp. Do hàm lượng nước cao nên phế phẩm này cần được sử dụng ở gần nguồn của chúng. Chúng có thể làm khô bằng cách phơi nắng hoặc sấy. Có thể áp dụng phương pháp ủ ướp với công thức 65% bã thơm, 20% rơm lúa, 5% bột bắp, 10% rỉ mật và 1,5% urê. Xác mì là phụ phẩm sau khi chiết xuất tinh bột từ củ khoai mì (củ sắn). Xác mì có hàm lượng chất khô thấp (khoảng 20%), rất nghèo protein (1,5-1,6%), hàm lượng xơ thấp (10-11%, tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ rất cao (92-93%) vì vậy giá trị năng lượng trao đổi đạt tới 13MJ/kg chất khô. Vì vậy xác mì là một loại thức ăn cung cấp năng lượng rất tốt cho tất cả các đối tượng trâu bò đặc biệt là vỗ béo bò thịt. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải được bổ sung protein, khoáng và vitamin vì những thành phần này trong bã củ mì không đáng kể. Vai trò thức ăn thô xanh Thức ăn xanh có nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tác dụng nâng cao Các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh có tỉ lệ cân đối, tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng cao, chứa nhiều Vitamin. Có tính ngon miệng gia súc thích ăn. Protein và vitamin trong thức ăn xanh có chất lượng cao hơn trong thức ăn tinh. Có chứa một số chất kích thích sinh trưởng, sinh sản. Rẻ hơn thức ăn tinh khi quy đổi về một đơn vị năng lượng và protein trong thức ăn. Khẩu phần của vật nuôi thiếu thức ăn xanh sẽ dẫn đến thiếu vitamin, thiếu Kali làm mất cân bằng pH dạ cỏ (động vật nhai lại) .Thiếu Kali còn ảnh hửng đến hoạt động của buồng trứng, đến khả năng thụ thai.
File đính kèm:
- Bai_29_San_xuat_thuc_an_cho_vat_nuoi.docx
- Giáo án Công nghệ 10 - Chương trình cả năm - Trường THCS-THPT Trưng Vương
79 trang | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 0
- Tài liệu Công nghệ 12 - Bài 1-10 - Nguyễn Trọng Minh Hồng Phước
30 trang | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
- Giáo án Công nghệ 10 - Bài 16: Thực hành nhận viết một số loài sâu bệnh hại lúa
2 trang | Lượt xem: 4954 | Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra Kọc kỳ II môn Công nghệ 10 - Năm học 2015-2016 - Trường THPT Kim Sơn C
2 trang | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0
- Giáo án Công nghệ 10 - Tiết 12: Kiểm tra 45 phút
3 trang | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 2
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 10 - HKI - Năm học 2013-2014
3 trang | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
- Giáo án Công nghệ 7 - Bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng
2 trang | Lượt xem: 9762 | Lượt tải: 3
- Giáo án Công nghệ 10 - Chủ đề: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
11 trang | Lượt xem: 19714 | Lượt tải: 1
- Giáo án môn Công nghệ Lớp 10 - Chủ đề: Đặc điểm, tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường
15 trang | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1
- Giáo án Công nghệ 10 - Bài 4: Sản xuất giống cây trồng (Tiếp theo)
2 trang | Lượt xem: 21040 | Lượt tải: 0
Copyright © 2024 GiaoAn.co - Thư viện Giáo án mầm non, Giáo án tiểu học, SKKN.
Từ khóa » Thức ăn Thô Cho Vật Nuôi Là Gì
-
Bài 29: Sản Xuất Thức ăn Cho Vật Nuôi - Hoc24
-
Từ điển Tiếng Việt "thức ăn Thô" - Là Gì?
-
Công Nghệ 10 Bài 29: Sản Xuất Thức ăn Cho Vật Nuôi - HOC247
-
Hãy Kể Tên Và Nêu Những đặc điểm Của Một Số Loại ...
-
Thức ăn Của Vật Nuôi Là Gì - Hỏi Đáp
-
Câu 1 Trang 86 SGK Công Nghệ 10
-
Vai Trò Của Thức ăn đối Với Vật Nuôi
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 10 - Bài 29: Sản Xuất Thức ăn Cho Vật Nuôi
-
Các Loại Thức ăn Chăn Nuôi - Thuận Nhật
-
Thức ăn Chăn Nuôi Là Gì? - Máy Nhà Nông
-
Hãy Kể Tên Và Nêu Những đặc điểm Của Một Số Loại Thức ăn Thường ...
-
Thức ăn Thô Xanh Chất Lượng Cao - DairyVietnam
-
Thức ăn Hỗn Hợp | Vai Trò Và Quy Trình Phối Trộn - Kho Máy Bình Minh
-
Lý Thuyết Công Nghệ 10: Bài 29. Sản Xuất Thức ăn Cho Vật Nuôi