Một Số Loại Thuốc Long đờm Phổ Biến Và Lưu ý Khi Sử Dụng | Medlatec

1. Nguyên nhân khiến cơ thể tiết nhiều đờm

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể sản xuất nhiều đờm hơn bình thường khiến chúng dày đặc hơn và thường có màu vàng hoặc xanh. Trong một số trường hợp hút thuốc quá nhiều đờm khạc ra có thể dính máu do những tổn thương của niêm mạc đường hô hấp.

Hen suyễn: Những người bị hen suyễn đường thở của họ khá nhạy cảm do đó dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc dị ứng với môi trường. Đây là nguyên nhân khiến đường thở bị viêm và đờm được sản xuất nhiều hơn.

Cảm cúm: Cảm cúm là căn bệnh phổ biến, nhiều bệnh nhân có xu hướng tiết ra nhiều đờm xanh hơn bình thường.

Viêm phế quản: Những người bị viêm phế quản thường tiết ra nhiều đờm hơn so với bình thường, khi khạc nhổ đờm sẽ có màu xanh lục hoặc vàng xám.

Viêm phổi: Các mô phổi bị sưng lên do nhiễm trùng các loại vi khuẩn, bệnh nhân ho ra đờm có màu xanh lá cây, nâu, vàng hoặc đờm dính máu.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Tổn thương các đường thở trung tâm, có thâm nhiễm các tế bào viêm ở bề mặt biểu mô đường thở, các tuyến tiết nhầy dưới niêm mạc to ra, tăng số lượng các tế bào Goblet dẫn đến tăng tiết chất nhầy .

Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác gây ho có đờm: lao phổi, giãn phế quản, viêm họng, viêm xoang, trào ngược dạ dày,...

2. Thuốc long đờm là gì?

Thuốc tiêu đờm hay thuốc tiêu chất nhầy được sử dụng để làm long tiết dịch từ niêm mạc phế quản, khí quản. Thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, giảm độ quánh nhớt của đờm nhầy, từ đó khiến đờm có thể tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc nhổ hoặc thông qua hệ thống lông chuyển.

Nhóm thuốc long đờm bao gồm các loại sau: eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,...

thuốc long đờm

Sử dụng thuốc long đờm để bạn có thể khạc nhổ dễ dàng hơn

Thuốc long đờm đơn chất chỉ chứa duy nhất một trong số thành phần ở trên như: Acemuc (chỉ chứa acetylcystein), Bisolvon (chỉ chứa bromhexin), Mucosolvan (chỉ chứa ambroxol). Một số loại thuốc long đờm phối hợp như thuốc trị ho Solmux Broncho, Atussin,...

3. Một số loại thuốc long đờm hiện nay

3.1. Thuốc chứa Carbocistein

Tác dụng tiêu đờm, thường được sử dụng cho bệnh nhân bị hô hấp mạn tính ví dụ như COPD. Thuốc sẽ làm đờm bớt dày và dính hơn giúp người bệnh khạc nhổ một cách dễ dàng. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên tình trạng nhiễm trùng lồng ngực.

3.2. Thuốc chứa Acetylcystein

Dùng để long đờm các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Sau khi dùng, thuốc sẽ làm loãng đờm nhầy, di chuyển qua phổi dễ dàng hơn và tống ra ngoài thông qua việc ho. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giải độc khi sử dụng quá liều paracetamol.

3.3. Thuốc chứa Bromhexin

Bao gồm dạng đơn chất và dạng phối hợp, thuốc trị nhiễm khuẩn, loãng đờm trong bài tiết phế quản, giúp người bệnh tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

3.4. Thuốc chứa Ambroxol

Tác dụng tương tự Bromhexin, loại thường dụng phổ biến như Muscosolvan.

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc long đờm?

4.1. Tác dụng phụ của thuốc long đờm

Có một số trường hợp sau khi sử dụng thuốc long đờm sẽ có những tác dụng phụ như sau:

- Thuốc khiến chất nhầy bảo vệ dạ dày loãng ra dễ gây viêm loét dạ dày cho người sử dụng.

- Thuốc có thể gây khởi phát các cơn co thắt phế quản.

- Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác như: hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, buồn ngủ,...

thuốc long đờm

Tác dụng phụ của thuốc long đờm có thể khiến người uống bị hoa mắt chóng mặt

4.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Lưu ý chung

- Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, tránh gây nên những tác dụng phụ mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Sử dụng thuốc theo đơn kê và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.

- Người hen suyễn cẩn thận khi sử dụng thuốc long đờm, do thuốc có thể khiến bệnh nhân bị co thắt phế quản. Nếu tình trạng này xảy ra thì nên ngưng sử dụng thuốc rồi xin tư vấn của bác sĩ.

- Những người bị suy nhược sức khỏe cũng không nên sử dụng do cơ thể yếu không thể khạc hoặc không biết khạc đờm sẽ gây nên tình trạng ứ đọng đờm làm tính trạng bệnh ngày càng tệ hơn.

- Trường hợp bệnh nhân muốn giảm ho mà phế quản có nhiều đờm loãng thì phải thực hiện hút đờm nhầy.

- Nếu đang sử dụng thuốc giảm khả năng bài tiết dịch phế quản hoặc thuốc trị ho thì cũng không nên sử dụng thuốc long đờm.

- Sử dụng thuốc long đờm trong khoảng thời gian 8 - 10 ngày, không tự ý kéo dài sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng cho trẻ em

thuốc long đờm

Chỉ sử dụng thuốc long đờm cho trẻ em trên 12 tuổi theo sự chỉ định của bác sĩ

- Cho trẻ đến thăm khám ở chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhất bởi thuốc long đờm bản chất là thuốc kháng sinh, cha mẹ tự ý sử dụng có thể khiến trẻ bị kháng kháng sinh vĩnh viễn, rất nguy hiểm.

- Chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc long đờm ngay tại bệnh viện để có những biện pháp can thiệp kịp thời như hút đờm, vỗ rung long đờm.

Thuốc long đờm cần sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác để đạt hiệu quả điều trị cao.

Bệnh viện MEDLATEC là một trong những Bệnh viện Đa khoa uy tín nhất hiện nay. Bệnh viện khám và điều trị các bệnh lý nội, ngoại khoa, sản khoa,... thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như MRI, X-Quang, CT Scanner, hỗ trợ hơn 500 loại xét nghiệm kiểm tra bệnh tật khác nhau, và đặc biệt là dịch vụ xét nghiệm tại nhà vô cùng tiện lợi.

Chỉ cần đăng ký thông qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc qua website medlatec.vn, MEDLATEC sẽ cho nhân viên đến tận nhà để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, giá chỉ 10 ngàn đồng/lần. Kết quả sẽ được trả online hoặc thông qua hình thức gửi thư tận nhà.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

Từ khóa » Thuốc Bổ Phổi Tiêu đờm