Một Số Loại Thuốc Nổ Thường Dùng Là Gì - TopLoigiai

logo toploigiai Đăng nhập Đăng kí Hỏi đáp Top Hỏi đáp Một số loại thuốc nổ thường dùng là gì

154401 điểm

trần tiến

Giáo dục quốc phòng an ninh 23424234

Lớp 12

50đ

12:08:03 13-Aug-2021 Một số loại thuốc nổ thường dùng là gì Hỏi chi tiết Theo dõi Bỏ theo dõi Báo vi phạm Gửi Trả lời Gửi trả lời

Tổng hợp câu trả lời (1)

Trần Tiến

12:08:55 13-Aug-2021

Thuốc ngây nổ (thuốc nhạy nổ ). Có đặc tính cơ bản là rất nhạy nổ với tác động bên ngoài. Khi nổ dù một lượng rất nhỏ, nếu trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc nổ khác, nó sẽ gây nổ thuốc nổ khác; loại thuốc này dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém và nó tác dụng mạnh với axít (nhất là axít đặc ) tạo ra phản ứng nổ. Thuốc nhạy nổ bao gồm: - Thuốc gây nổ fulminate thủy ngân (sét thuỷ ngân): Công thức hóa học: Hg(NOC)2 + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng hoặc xám tro, độc, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi. + Tính năng: Rất nhạy nổ với va đập, cọ xát. Cảm ứng tiếp xúc: Dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém hoặc không nổ. Khi bị ẩm, sấy khô có thể nổ. Tác dụng với axit đặc tạo thành phản ứng nổ, axit dạng hơi tạo thành chất không an toàn. Khi tiếp xúc với nhôm ăn mòn nhôm, phản ứng tỏa nhiệt do vậy thường được nhồi trong kíp có vỏ bằng đồng. Cảm ứng nhiệt: Rất dễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay; ở 1600C – 1700C tự nổ. Tỷ trọng: 3,3 – 4 g/cm2 + Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn. - Thuốc gây nổ Azôtua chì (sét chì) Công thức hóa học: Pb (N3)2 + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, hạt nhỏ khó tan trong nước. Cảm ứng nổ: Va đập, cọ xát kém nhạy nổ hơn fulminat thuỷ ngân, nhưng sức gây nổ mạnh hơn fulminat thuỷ ngân. Cảm ứng tiếp xúc: Ít hút ẩm hơn fulminat thủy ngân, khi bị ẩm , sức gây nổ giảm. Tác dụng với đồng và hợp kim đồng, do vậy thước được nhồi trong kíp có vỏ bằng nhôm. Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, tự cháy và nổ ở nhiệt độ 3100 C. Tỉ trọng: 3,0 – 3,8 g/cm2 + Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom, đạn, mìn. Thuốc nổ mạnh. - Thuốc nổ mạnh Pentrit Công thức hóa học: C(CH2ONO2)4 + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng không tan trong nước. + Cảm ứng nổ: Nhạy nổ với va đập, cọ xát, đạn súng trường bắn xuyên qua nổ. Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, không tác dụng với kim loại. Cảm ứng nhiệt: Tự cháy ở nhiệt độ 140 – 142oC, cháy tập trung trên 1kg có thể nổ. Tốc độ nổ: 8300 – 8400 m/s; + Công dụng: Làm thuốc nổ mồi để gây nổ các loại thuốc nổ khác; nhồi vào trong kíp để tăng sắc gây nổ; trộn với thuốc nổ TNT để làm dây nổ hoặc nhồi trong bom, đạn. - Thuốc nổ mạnh Hêxôghen Công thức hóa học: C3H6O6N6 + Nhận dạng: Tinh thể trắng, không mùi vị, không tan trong nước, không phản ứng với kim loại. Khi đốt cháy mạnh, lửa màu trắng; Cháy tập trung trên 1kg chuyển thành nổ. Tự chảy ở nhiệt độ 201 203oC; Cháy ở nhiệt độ 230 oC. Đạn sung trường bắn xuyên qua có thể nổ. Hêxôghen khó ép do vậy thường trộn với parapin để ép đồng thời giảm độ nhạy nổ khi va đập và thuận tiện cho nhồi vào bom, đạn… + Công dụng: Làm thuốc nổ mồi để gây nổ các loại thuốc nổ khác; nhồi vào trong kíp để tăng sắc gây nổ; trộn với thuốc nổ TNT để làm dây nổ hoặc nhồi trong bom, đạn. (Giống thuốc Pentrit) Thuốc nổ vừa. - Thuốc nổ TNT ( Tri nitro tôluen): Công thức hoá học : C6H2(NO2)3CH3 + Nhận dạng: Thuốc nổ TNT có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, tiếp xúc với ánh sáng ngả màu nâu, vị đắng độc, khi đốt khói đen lửa đỏ mùi nhựa thông. Cảm ứng nổ: An toàn khi va đập, cọ xát, đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi bằng TNT ép hoặc thuốc nổ mạnh. Cảm ứng tiếp xúc: Không hút ẩm, ngâm lâu dưới nước vẫn nổ (trừ thuốc bột), không tác dụng với kim loại. Để ngoài trời thuốc ngả màu nâu nhưng sức gây nổ không giảm. Để gần than thuốc bị biến chất dễ nổ. Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, nhiệt độ nóng chảy 79 oC – 81oC, nhiệt độ cháy 300 oC, nhiệt độ nổ 350 oC, nếu tăng nhiệt độ đột ngột lên 300 oC nổ. Tốc độ nổ: 4.700 m/s – 7.000 m/s. Tỷ trọng: 1,56 -1,62 g/cm3 + Công dụng: Thuốc được ép thành bánh 75g, 200g, 400g để cấu trúc các loại lượng nổ; nhồi trong bom, đạn, mìn; trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ. - Thuốc nổ vừa C4. Thành phần gồm: 80% thuốc nổ mạnh Hêxôghen và 20% Xăngcrếp (là chất kết dính, màu trắng đục). + Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc vị nhạt. + Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng cho phù hợp với vật thể định phá. Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hóa học. Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, ở 190o thì cháy, 201o thì nổ, bắt lửa nhanh cháy không có khói, khi cháy tập trung với khối lượng 50 kg có thể nổ. Tốc độ nổ: 7.380 m/s + Công dụng: Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng khác nhau phù hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể, dùng làm lượng nổ lõm. Thuốc nổ yếu Nitrat amôn. Nitrat amôn là tên gọi chung loại thuốc nổ có thành phần chính là nitrat amôn trộn với phụ gia và chất cháy khác. +Nhận dạng: Nitrat amôn có dạng tinh thể màu trắng, hạt màu vàng, khói không độc. An toàn khi va đập, cọ xát. Khi châm lửa đốt thì cháy, khi rút lửa ra thì tắt; Ở nhiệt độ 169oC thì chảy và bị phân tích. Dễ hút ẩm, khi bị ẩm vón hòn, tác dụng mạnh với axit. Khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi. + Công dụng: Thuóc nổ Nitrat amôn thường gói thành từng thỏi dài, khối lượng mỗi thỏi 100 -200 g dùng trong phá đất, đào đường hầm…

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

vote

0

Báo vi phạm

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cơ quan nào dưới đây thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân Việt Nam? A. Tổng cục Chính trị. B. Bộ Tổng tham mưu. C. Tổng cục An ninh I. D. Tòa án quân sự trung ương.
  • Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6/1/1946) ở Việt Nam thành công A. Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. B. Là sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Thể hiện tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc. D. Đã đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
  • Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì? a. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. b. Làm tốt công tác quốc phòng, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh. c. Làm tốt công tác giáo dục quốc phòng và chấp hành tốt chính sách quân sự. d. Làm tốt công tác quốc phòng an ninh và chấp hành tốt chính sách của Đảng.
  • Trong chiến đấu tiến công, khi vận động đến gần mục tiêu, chiến sĩ phải: Phải quan sát địch, ta, địa hình, thời tiết, vận động theo đường nào, đến đâu, thời cơ và động tác vận động, vị trí tạm dừng, cách nghi binh lừa địch. Phải quan sát địch, triệt để lợi dụng địa hình, thời tiết, ánh sáng, tiếng động,… để vận dụng các tư thế động tác cho phù hợp, bảo đảm vận động nhanh, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định. Quan sát địch, thời tiết, địa hình, ánh sáng, luôn giữ đúng đường, đúng hướng, nắm vững thời cơ tiến công tiêu diệt địch. Phải nhanh chóng chuẩn bị súng đạn, lựu đạn, pháo tay,… quan sát nắm tình hình địch, hành động của đồng đội, nắm vững thời cơ để xung phong tiêu diệt địch, chiếm mục tiêu.
  • Thế nào là tàu thuyền công vụ ?

Thành viên cao điểm nhất

Xem thêm

Thành viên điểm cao nhất tháng 1

  • Quangg

    285 điểm

  • Mai Tạ

    170 điểm

  • Hồ Nhật Cát Tường

    141 điểm

  • phạm kim huệ

    130 điểm

  • Tạ Thị Kim Anh

    130 điểm

Xem thêm

Danh sách nhận thưởng

Cách cộng điểm hỏi đáp

Nội quy hỏi đáp

Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất

Email: [email protected]

SĐT: 0902 062 026

Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

top loi giai

Hỏi đáp

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

icon facebook icon youtube

CÔNG TY TNHH TOP EDU

Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

DMCA.com Protection Status Tham gia nhom zalo Tham Gia Nhóm image ads Đặt câu hỏi

Từ khóa » Thành Phần Của Thuốc Nổ C4