Một Số Lỗi Thường Gặp Của Vô Lăng Và Cách Khắc Phục

Vô lăng là bộ phận quan trọng trong hệ thống điều khiển của ô tô. Chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể khiến xe và người lái rơi vào tình trạng nguy hiểm. Đặc biệt khi xe đang di chuyển với tốc độ cao.

Có nhiều nguyên nhân khiến vô lăng gặp “trục trặc”. Tuy nhiên phần nhiều là do việc chăm sóc bảo dưỡng vô lăng không thường xuyên, hoặc bảo dưỡng muộn.

Cùng THÀNH VÔ LĂNG tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục một số lỗi thường gặp của vô lăng các bác nhé.

Nội Dung Bài Viết

Vô lăng bị nặng, bị kêu

Đầu tiên, tài xế cần kiểm tra dầu trợ lực và bơm trợ lực sau đó mới kiểm tra các vấn đề khác.

1 Dầu trợ lực bị thiếu, bẩn hoặc cô đặc

Giải pháp cho vấn đề này là thay dầu trợ lực mới.

Tự thay dầu trợ lực
Tự thay dầu trợ lực

Giống như tất cả các loại chất lòng khác trên xe, dầu trợ lực lái cũng tích tụ bụi bẩn và các mảnh vụn theo thời gian.Khi nó trở nên quá dày hoặc bám nhiều bụi bẩn sẽ không thể bôi trơn được trục lái.

2 Bơm trợ lực

Cùng với chất lòng, bơm trợ lực có vai trò chính để tạo ra đủ lượng á suất cho hệ thống trợ lực lái. Nếu máy bơm bị hỏng hoặc ngừng hoạt động vì bất kì lí do gì sẽ rất khó đê bẻ lái.

Bơm trợ lực
Bơm trợ lực

Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là do bơm trợ lực bị mòn cánh bơm, hở đường dầu tới thước lái hoặc bị xước bề mặt bơm.

Có thể bạn qua tâm: Có nên bọc vô lăng cho ô tô?

3 Dây đai dẫn động bơm trợ lực bị trùng

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến tay lái khó đánh lái là dây dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Vấn đề nay gây nên thiếu công suất dẫn động.Dầu lái bị thiếu hoặc rò rỉ là nguyên nhân hàng đầu khiến vô lăng khí xoay. Điều này sẽ dẫn đến thiếu áp suất trong máu bơm. Kết quả là tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay dễ dàng.

4 Lốp ô tô bị mòn hoặc non hơi

Áp suất lốp kém có thể làm vô lăng bị nặng , đặc biệt là lốp bị xì.

lop xe o to bi mon

 Tất cả các lốp phải được bơm căng theo chỉ số PSI khuyến nghị của nhà sản xuất. Ngoài ra nếu lốp trước bị mòn không đều hoặc không đảo lốp định kì cũng gây nên vấn đề trên.

Khắc phục: Kiểm tra lốp xe trước mỗi chuyến đi. Thay lốp mới khi nhận thấy lốp đã mòn

5 Thước lái kém hiệu quả

Thước lái được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian, các bộ phận này có thể bị mòn, đơn giản là do hoạt động lái xe hằng ngày.

he thong thuoc lai o to Nếu thấy vô lăng bị cứng ngay sau khi khởi dộng, nguyên nhân chắc chắn từ thước lái. Sau đó vô lăng dần lấy lại được cảm giác mượt mà, điều này là vì khi động cơ khởi động, thước lái sẽ được bôi trơn tốt hơn. Bạn có thể tiếp tục lái xe trong tình trạng này, nhưng để lâu sẽ làm hỏng thước lái.

Vô lăng bị lệch

Em thành đã có bài viết rất chi tiết về tình trạng vô lăng bị lệch và cách khắc phục tại nhà, không tự trả lái. Các bác có thể đọc tại đây.

Vô lăng bị rơ

Vô lăng bị rơ là tình trạng độ rơ vành tay lái lớn hơn mức bình thường, gây độ trễ lớn khi đánh lái. Điều này làm giảm độ chính xác, tính cơ động, phản ứng nhanh nhạy của vô lăng.

Xe va chạm, đâm đụng, xe cũ nên các khớp nối ở các trục như khớp cầu, khớp trục trung gian, trục các đăng lái… bị xuống cấp, hao mòn nhiều là nguyên nhân chính gây nên tình trạng vô lăng ô tô bị rơ.

Cách khắc phục vô lăng bị rơ: Để kiểm tra độ rơ cần nhiều thiết bị và kinh nghiệm nên tốt nhất các bác đưa xe ra trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và khắc phục.

Vô lăng bị khóa

Nguyên nhân: Cố ý xoay vô lăng sau khi đã tắt máy thường gặp nhất là khi tài xế muốn chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy. Tự khóa cứng vô lăng khi tắt máy là một tính năng chống trộm mà các hãng sản xuất trang bị cho xe ô tô. Cụ thể nếu xe đã tắt mà vô lăng vẫn hoạt động thì bơm trợ lực sẽ bị khóa cứng.

Vô lăng bị khóa

Bạn có thể yên tâm vì vô lăng bị khóa sẽ không gây hư hỏng hệ thống lái của xe.

Cách mở khóa đơn giản:

Cách 1: Chỉ cần mở khởi động lại xe, vô lăng sẽ tự được mở khóa.

Cách 2: Thay ổ khóa mới khi không mở được bằng chìa khóa.

Lưu ý: Có thể nhầm với tình trạng vô lăng bị nặng đối với các xe sử dụng trợ lực điện.

Vô lăng rung lắc

Vô lăng rung lắc
Vô lăng rung lắc

1 Lốp xe không còn cân bằng nữa

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khi vô lăng bị rung lắc. Lốp ô tô bị mòn, non hơi, mâm bị vỡ, lốp bị va đập mạnh đều có thể khiến lốp xe không còn cân bằng nữa. Các bác cần thường xuyên kiểm tra lốp xe.

2 Trục sau và khớp chữ U gặp vấn đề

Trục bị phồng, khớp chữ U bị han rỉ. Các bác nên đưa xe đến nơi kiểm tra bảo dưỡng.

3 Động cơ

Nguyên nhân: Do động cơ không nhận đủ khí, nguyên liệu, tia lửa cần thiết để xe vận hành trơn tru.Dấu hiệu vô lăng bị rung lắc do động cơ: Rung lên hoặc giật mạnh xảy ra khi tăng tốc. Rung lên thành nhịp giống như đang di chuyển qua các vạch đường.

Cách khắc phục: Thay bugi, nếu bugi vẫn hoạt động tốt thì kiểm tra dắc cắm của xe có bị hư hỏng không.

4 Ổ trục bánh xe bị lỏng

Ổ trục bánh xe bị lỏng hoặc hư hỏng có thể làm xe rung lắc ở tốc độ cao. Tuy nhiên

5 Bị cong trục cầu sau

Trục cầu sau bị cong thường xảy ra khi xe bị tai nạn.

Bài viết liên quan Vô lăng siêu xe đẹp 2022 | Thành Vô Lăng vo lang sieu xe dep 2021

Dưới đây là những vô lăng siêu xe tốt nhất bạn có thể mua vào năm 2021 để tăng sức ...

Lưu ý khi độ nội thất ô tô 2021 5 luu y khi do noi that o to 2021

Những dòng xe tầm trung hay giá rẻ thường bị lược bỏ một số bộ phận để giảm giá thành. ...

5 kinh nghiệm khi mua phụ kiện ô tô bạn nên biết Phu kien o to scaled

Số lượng người sở hữu xe hơi ngày càng tăng lên kéo theo nhu cầu sở hữu những phụ kiện ...

Vô lăng chơi game – Nâng tầm trải nghiệm chơi game Ban sao cua Ban sao cua Car Interior Cleaning Suggestions to Revitalise Your Ride. 7 scaled

Vô lăng chơi game chắc hẳn là món đồ ưa chuộng mà nhiều tín đồ mê game đua xe mong muốn ...

5/5 (1 Review)

Từ khóa » Vô Lăng Bị Lỏng