Một Số Lưu ý Cần Ghi Nhớ Trước Và Sau Phẫu Thuật Van Tim
Có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật sửa van tim là phương pháp điều trị cho bệnh nhân gặp các vấn đề về van tim như hở van, hẹp van hoặc cả hở van và hẹp van. Đây là một cuộc phẫu thuật quan trọng. Khi nào được chỉ định phẫu thuật và quy trình diễn ra như thế nào?
Sửa van tim là gì?
Khi một hoặc nhiều van tim bị tổn thương khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua van. Lúc đó, người bệnh cần khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để có chỉ định cho phẫu thuật sửa van tim nhằm khắc phục van tim bị lỗi. Trong một số trường hợp, khi mức độ tổn thương của van chưa phải quá nhiều, các phẫu thuật viên có thể tiến hành sửa van để làm giảm tình trạng hẹp hay hở van.
Với các van bị hẹp do chỉ dính các mép van, tình trạng có thể được giải quyết bằng cách cắt, sửa các mép van bị dính. Còn với hở van, tùy thuộc vào cơ chế gây hở mà các phẫu thuật viên có từng cách sửa khác nhau như cắt, khâu dây chằng quá dài, đặt “đai” quanh vòng van để thu hẹp bớt đường kính vòng van giúp các lá van khép kín được với nhau.
Việc sửa van tim đang gặp vấn đề sẽ giúp điều trị tận gốc bệnh, giúp giảm các triệu chứng, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, tránh các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Nếu phát hiện và điều trị tình trạng van tim bị trục trặc sớm, kết hợp với uống thuốc đều đặn, kiểm tra thường xuyên, người bệnh vẫn có được cuộc sống gần như bình thường. Khi tổn thương van tim quá nặng, không phù hợp cho sửa van, van sẽ cần được thay thế. (1)
>> Xem thêm: Phẫu thuật van tim: Vai trò, chỉ định và quy trình [A-Z]
Van tim có tự sửa chữa được không?
Van tim không thể tự sửa chữa được. Khi một trong bốn van tim có vấn đề như hẹp hoặc hở van, nhưng không được can thiệp điều trị thì càng ngày bệnh sẽ càng thêm nặng. Tình trạng này sẽ tiếp diễn và gây ra nhiều triệu chứng, khiến sức khỏe tổng thể của người bệnh trở nên tệ hơn. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân mà những thay đổi bất thường trong cơ thể có thể diễn ra từ từ hoặc rất nhanh.
Để khắc phục tình trạng van tim bị tổn thương ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, phẫu thuật sửa van tim vẫn là giải pháp lâu dài cho bệnh nhân.
Khi nào cần phẫu thuật sửa van tim?
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và mức độ ảnh hưởng của van đến các chức năng của tim, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim trong trường hợp van tim bị tổn thương ở mức độ nặng, việc sửa chữa không đáp ứng được, hoặc sau khi sửa chữa, van tim bị tái hẹp/hở trở lại, bác sĩ sẽ có chỉ định thay van tim nhân tạo.
Điều trị bằng thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng, làm chậm tiến trình diễn biến của bệnh nhưng không điều trị được tận gốc tình trạng hở van tim, hẹp van tim. Những loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là: Thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông,…
Vậy khi nào cần có sự can thiệp phẫu thuật sửa van tim? Trong trường hợp van tim bị tổn thương nặng, việc dùng thuốc không có cải thiện thì cần phải phẫu thuật sửa van tim. Phương pháp sửa van tim sẽ được bác sĩ chuyên khoa áp dụng tùy thuộc vào mức độ tổn thương van tim và thể trạng của người bệnh. (2)
Phẫu thuật sửa van tim có nguy hiểm không?
1. Lợi ích khi sửa van tim
Sửa van tim giúp giảm các triệu chứng cho người bệnh, ngăn ngừa tiến triển thành suy tim, rối loạn nhịp và các biến chứng khác, giảm thiểu nguy cơ tử vong sớm cho người bệnh. Lợi ích của việc sửa van là tổ chức van tự nhiên của bệnh nhân được bảo tồn, nên nguy cơ của nhiễm trùng van hay dùng thuốc chống đông sau mổ sẽ giảm đi rất nhiều. Sau phẫu thuật sửa van tim, sức khỏe người bệnh thường có chuyển biến tốt hơn rất nhiều. Sau 6-8 tuần điều trị, người bệnh đã có thể làm được các công việc nhẹ nhàng.
2. Rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật sửa van tim
Bất cứ cuộc phẫu thuật liên quan đến tim nào cũng có rủi ro. Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về những rủi ro trước khi phẫu thuật bao gồm:
- Chảy máu trong hoặc sau phẫu thuật gây mất máu do dùng thuốc chống đông quá liều;
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn;
- Hình thành cục huyết khối trên van;
- Có thể bị nhiễm trùng;
- Bị rối loạn nhịp tim;
- Viêm phổi;
- Gặp các vấn đề về hô hấp;
- Rối loạn chức năng van làm ảnh hưởng đến van tim được sửa chữa hoặc thay thế;
- Van được sửa chữa không hoạt động chính xác;
- Nhồi máu cơ tim;
- Có nguy cơ dẫn đến đột quỵ;
- Tử vong.
Người bệnh cần chuẩn bị gì để sẵn sàng cho phẫu thuật sửa van tim?
Trước khi phẫu thuật sửa van tim, bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích về quy trình thực hiện để người bệnh nắm rõ. Người bệnh cần đảm bảo sức khỏe ổn định trước khi phẫu thuật. Để chuẩn bị sẵn sàng cho phẫu thuật sửa van tim được tiến hành thuận lợi, người bệnh nên chuẩn bị sẵn sàng:
- Nhịn ăn trong 8 giờ trước khi được làm phẫu thuật.
- Trường hợp người bệnh đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra.
- Bệnh nhân phải chắc chắn rằng bản thân không dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hoặc chất gây mê,… Nếu cơ thể nhạy cảm với các loại thuốc hoặc dễ bị dị ứng thì nên báo với bác sĩ sớm để có phương án khắc phục.
- Nếu bệnh nhân có máy tạo nhịp tim hoặc bất kỳ thiết bị trợ tim cấy ghép nào khác, cần thông báo sớm cho bác sĩ.
- Bệnh nhân có thể được chụp X-quang ngực, siêu âm tim, điện tâm đồ một ngày trước khi phẫu thuật.
- Ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt.
- Nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái để sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật.
- Người bệnh cần chắc chắn rằng đã nắm rõ mọi thông tin cần biết về cuộc phẫu thuật sửa van tim. Nếu còn bất kỳ điều gì chưa rõ thì tốt nhất nên liên hệ hỏi trực tiếp bác sĩ để được giải đáp.
Quy trình phẫu thuật sửa van tim như thế nào?
1. Quá trình phẫu thuật sửa van tim diễn ra như thế nào?
Quá trình phẫu thuật sửa van tim được tiến hành như sau:
- Bệnh nhân được yêu cầu cởi bỏ tất cả những trang sức, vật dụng có thể làm cản trở quá trình phẫu thuật. Sau khi người bệnh thay áo choàng được điều dưỡng cung cấp, làm sạch bàng quang sẽ được tiến hành phẫu thuật.
- Bác sĩ bắt đầu tiêm thuốc và truyền dịch tĩnh mạch trên cánh tay hoặc bàn tay của người bệnh.
- Đặt một ống thở qua miệng vào phổi để giúp bệnh nhân thở trong suốt quá trình phẫu thuật.
- Đặt đầu dò siêu âm tim vào thực quản để theo dõi chức năng của các van.
- Ống thông được đưa vào bàng quang của bệnh nhân để dẫn lưu nước tiểu. Một ống sẽ được đưa qua miệng hoặc mũi vào dạ dày để dẫn lưu dịch dạ dày.
- Để tiến hành sửa chữa van tim, bác sĩ phải cho ngừng tim bệnh nhân, đặt máy tim – phổi nhân tạo trong quá trình ngừng tim.
- Sau khi sát trùng vùng da trên ngực, bác sĩ sẽ tiến hành rạch da tại đây. Nếu phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu thì vùng da bị rạch sẽ rất nhỏ dưới ngực.
- Bác sĩ bắt đầu sửa chữa các van bị trục trặc, định hình lại các bộ phận của van hoặc đặt van nhân tạo vào trong trường hợp thay van.
- Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ cho tim đập trở lại.
- Kiểm tra tim đập tốt thì cho ngưng máy tuần hoàn ngoài cơ thể.
- Khâu lại da trên xương ức và băng lại bằng băng vô trùng.
- Bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức theo dõi. (3)
2. Phẫu thuật sửa van tim có thể bao gồm
Để sửa chữa van tim, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật như:
- Phẫu thuật tim hở: Bao gồm tất cả các phẫu thuật được thực hiện trên cơ tim, van, động mạch, động mạch chủ và các động mạch lớn khác kết nối với tim. Mổ tim hở sửa van tim bị khiếm khuyết do hẹp hoặc trào ngược nhằm sửa chữa van tim bị lỗi.
- Phẫu thuật tim xâm lấn tối thiểu: Phẫu thuật này mở các đường mổ nhỏ trên ngực và dụng cụ phẫu thuật nội soi được đưa vào để tiếp cận tim, nhờ đó giảm kích thước vết mổ, giảm lượng mô lành bị tổn thương trong cuộc phẫu thuật giúp bệnh nhân mau hồi phục, hạn chế nhiễm trùng.
>> Xem thêm: Phẫu thuật sửa van tim hai lá: Quy trình và một số lưu ý
Phẫu thuật sửa van tim ở đâu?
Phẫu thuật tim mạch là một phẫu thuật khó, phức tạp, đòi hỏi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và bệnh viện đáp ứng đủ về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và đến những bệnh viện tốt, có uy tín để được điều trị tốt nhất.
- Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi được nhiều người lựa chọn đến khám và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch. Bệnh viện có những ưu điểm nổi bật:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tim mạch tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, PGS.TS.BS Nguyễn Hữu Ước, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, ThS.BS Nguyễn Minh Trí Viên…
- Cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ với các thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến được nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Âu như phòng mổ hybrid, hệ thống chụp mạch vành (DSA) cánh tay robot xoay 360 độ, máy xét nghiệm máu, máy chụp CT 768 lát cắt, máy chụp MRI 1.5-3T, máy siêu âm tim đa chức năng, máy đo điện tâm đồ, hệ thống camera phẫu thuật nội soi,…
- Trong phẫu thuật liên quan đến tim, luôn có sự phối hợp chặt chẽ của ekip bác sĩ Nội tim mạch – Ngoại tim mạch – Gây mê – Hồi sức… để hỗ trợ cho cuộc phẫu thuật đạt hiệu quả tốt nhất.
- Các thủ tục khám, chữa bệnh được tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp.
- Phòng khám, phòng phẫu thuật tiện nghi, kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Các bác sĩ tư vấn tận tâm, hướng dẫn kỹ càng trong việc điều trị và chăm sóc sau phẫu thuật.
Người bệnh cần lưu ý những gì sau khi phẫu thuật sửa van tim?
Sau phẫu thuật sửa van tim, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm đau và nhanh chóng hồi phục. Bệnh nhân cần lưu ý:
- Nằm nghỉ ngơi nhiều. Có thể ngồi trên ghế hoặc đi lại nhẹ nhàng. Cần tránh hoạt động hai tay nhiều, tốt nhất là không nên đưa hai tay cao lên khỏi đầu vì có thể khiến cơn đau tăng lên.
- Khi nằm ngủ nên kê thêm gối cao đầu khoảng 45 độ, nên thay đổi tư thế nằm sau vào giờ.
- Tập hít thở sâu đều đặn và có thể tập ho nhẹ để tránh các biến chứng về phổi.
- Không hoạt động mạnh hoặc khiêng những vật nặng.
- Chú ý thay băng ở vết mổ thường xuyên theo hướng dẫn của y tá, hoặc đến bệnh viện để được thay băng.
- Những ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Hạn chế muối, chất béo bão hòa, đường tinh luyện,…
- Nếu sau phẫu thuật, người bệnh có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Các câu hỏi thường gặp
1. Phẫu thuật sửa van tim bao lâu thì phục hồi?
Bệnh nhân có thể mất khoảng 4-8 tuần để có thể dần phục hồi sau phẫu thuật sửa van tim. Tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà quá trình phục hồi có thể diễn ra nhanh hoặc chậm. Đối với phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, nếu thể trạng bệnh nhân tốt, có thể phục hồi nhanh chóng hơn. Phần lớn bệnh nhân sau phẫu thuật sửa van tim đều có sự tiến triển theo chiều hướng tốt. Trong khoảng từ 3-6 tháng sau phẫu thuật, có thể thấy tình trạng sức khỏe người bệnh được cải thiện tốt lên mỗi ngày, một số trường hợp khác có thể phải cần tới 1 năm. (4)
2. Có cần sử dụng thuốc sau khi sửa van tim không?
Bệnh nhân cần dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật sửa van tim để đề phòng huyết khối. Thuốc giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành, tránh gây ra các vấn đề với van tim đã được sửa của người bệnh. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần uống đủ liều, đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự uống thêm thuốc khác, tự tăng hoặc giảm liều.
3. Tình trạng van tim sau phẫu thuật kéo dài bao lâu?
Sau phẫu thuật sửa van tim, bệnh nhân thường sẽ nằm viện từ khoảng 7-10 ngày để được theo dõi. Van tim sau khi được sửa chữa kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Kỹ thuật can thiệp sửa van tim, tình trạng tổn thương van tim, khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, sức khỏe tổng thể của người bệnh,… Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi sát sao quá trình phục hồi trong suốt từ 3-6 tháng tiếp theo.
4. Chi phí phẫu thuật sửa van tim?
Chi phí phẫu thuật sửa van tim tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể trong buổi thăm khám trước khi phẫu thuật. Chi phí này tùy theo tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, thời gian nằm viện… Người bệnh nên liên hệ bệnh viện để được tư vấn cụ thể.
Bạn quan tâm, lo lắng và muốn kiểm tra sức khỏe tim mạch của mình, hãy đặt lịch khám và tư vấn ngay với các chuyên gia tim mạch Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Phẫu thuật sửa van tim là cuộc phẫu thuật lớn. Chính vì vậy, quy trình tiến hành cần hết sức chặt chẽ, đáp ứng đủ điều kiện về trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Người bệnh nên lựa chọn đơn vị uy tín để được tư vấn rõ ràng và chuẩn bị kỹ lưỡng giúp phẫu thuật sửa van tim thành công.
Từ khóa » Giai Phau Tim Phoi
-
Giải Phẫu Tim
-
Đặc điểm Giải Phẫu Phổi | Vinmec
-
GIẢI PHẪU TIM - SlideShare
-
Giải Phẫu Tim - Kiến Thức Y Học
-
Giải Phẫu Tim Và Mạch Máu Lớn - Lâm Sàng Tim Bẩm Sinh
-
Phẫu Thuật Tim – Lồng Ngực | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
GIẢI PHẪU Tim - Phổi - Trung Thất (P1). Cô Phượng CTUMP
-
Bất Thường Tĩnh Mạch Phổi Trở Về Hoàn Toàn (TAPVR) - Khoa Nhi
-
Giải Phẫu Tim - Môn Thực Hành Giải Phẫu Sinh Lý
-
Thông Tim Là Gì? Kỹ Thuật, Quy Trình Thực Hiện Và đối Tượng áp Dụng
-
Phôi Thai Học Người: Sự Hình Thành Hệ Tim Mạch - Health Việt Nam
-
Tuần Hoàn Phổi – Wikipedia Tiếng Việt
-
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH - Dự Báo đột Quỵ