MỘT SỐ LƯU Ý CHỐNG RÉT CHO GIA SÚC, GIA CẦM
Có thể bạn quan tâm
1. Đối với chuồng trại
Cần chủ động tu sửa chuồng trại, có hệ thống bạt, rèm che chắn chuồng, bảo đảm chuồng trại kín, ấm, khô. Đặc biệt, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, cần rải thêm lớp trấu, rơm khô để giữ ấm chân và tăng nhiệt độ trong chuồng.
2. Thời điểm chăn thả gia súc
Thường xuyên theo dõi bản tin dự báo thời tiết để có kế hoạch chăn thả gia súc, gia cầm hợp lý. Không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC (đặc biệt là gia súc nhỏ), nhốt vật nuôi trong chuồng để tiện chăm sóc, quản lý và giữ ấm cho đàn vật nuôi.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng
*Đối với lợn và gia cầm:
Nên có chuồng úm đối với lợn con theo mẹ và gia cầm non (nên dùng bằng bóng điện hồng ngoại để sưởi ấm). Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 12oC. Cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng loại lợn, gia cầm và từng giai đoạn nuôi. Cho lợn và gia cầm uống đủ nước sạch (không cho lợn, gia cầm uống nước lạnh nên cho uống nước ấm). Nên bổ sung thêm các vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.
*Đối với trâu, bò:
Cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu bò, với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể, đồng thời bổ sung thêm 0,5 - 1kg thức ăn tinh/con/ngày (bột ngô, bột sắn, cám gạo,.. ). Cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu bò như ủ chua cỏ voi, cỏ VA06, thân cây ngô,.. với lượng 7 - 10 kg/ngày, kết hợp ăn thêm cỏ xanh, rơm nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu bò trong mùa rét. Nên dự trữ thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò.
Đối với những ngày rét đậm cần đun nước ấm cho trâu bò uống, bổ sung thêm muối ăn với định lượng 5gam/100kg trọng lượng cơ thể, nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Để chống rét cho đàn trâu bò nên mặc áo ấm bằng bao tải gai, bao tải dứa, chăn, áo cũ,…
4. Vệ sinh phòng bệnh
Ngoài các biện pháp nêu trên, cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh như thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vaccine theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Hàng ngày quét dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thay đệm lót ẩm ướt; thường xuyên theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện những con có biểu hiệu bất thường do đói, rét, dịch bệnh và báo cán bộ thú y để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời, hiệu quả, tránh dịch bệnh lây lan.
Từ khóa » Các Loại Rét
-
Hiện Tượng Thời Tiết Gây Rét đậm Rét Hại
-
Phân Biệt Rét đậm, Rét Hại, Rét ẩm, Rét Khô: Loại Rét Nào "nguy Hiểm ...
-
Rét đậm, Rét Hại Là Gì? Kiểu Rét Nào 'đáng Sợ' Hơn?
-
Rét đậm Rét Hại Khiến Sản Xuất Nông Nghiệp Thiệt Hại Nặng Nề Ra Sao?
-
Thường Xuyên Kiểm Tra, Phòng, Chống Rét Cho Các Loại Cây Trồng
-
Không Chủ Quan Với Thời Tiết Giá Rét
-
Hướng Dẫn Các Biện Pháp Phòng Chống Rét Cho Cây Trồng Vụ Đông ...
-
Rét đậm Gây Thiệt Hại Tại Nhiều địa Phương
-
Rét đậm, Rét Hại Làm Hàng Nghìn Gia Súc Chết Và đe Dọa Vụ đông Xuân
-
Nông Dân Quan Hóa Tập Trung Chăm Sóc Lúa, Hoa Màu Sau đợt Rét ...
-
Tập Trung Chăm Sóc Cây Trồng Trong đợt Rét - Báo Quảng Trị
-
Khẩn Trương Khắc Phục Hậu Quả Rét đậm Rét Hại | .vn
-
Các địa Phương Chủ động Phòng, Chống Rét đậm, Rét Hại Trên Diện ...