Một Số Lưu ý Khi đi Dây điện âm Tường Trong Các Công Trình

Đi dây điện âm tường vừa an toàn vừa mang lại tính thẩm mỹ cao trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Tuy nhiên, đi dây không đúng kỹ thuật có thể gây tổn thất, rò điện, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Một số lưu ý khi đi dây điện âm tường:

– Nên chia đường dây điện ra thành nhiều nhánh để dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực khi thay, lắp hay sửa chữa.

– Ống luồn tròn thường được sử dụng để luồn dây điện âm tường, luồn trong sàn bêtông, nơi đòi hỏi chịu áp lực cao, do đó nên bố trí ống luồn sao cho không ảnh hưởng đến kết cấu bê tông của công trình.

– Lắp đặt ống luồn ở những nơi có nhiệt độ cho phép, phù hợp với tiêu chuẩn của ống luồn. Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70ºC.

– Luồn dây trong ống với mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%.

– Trước khi lắp đặt ống luồn, cần tính toán chọn dây dẫn điện sao cho kích cỡ ống luồn phù hợp với số lượng dây dẫn luồn trong đó

– Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để cắt ống, uốn cong hay luồn dây điện vào ống

– Khi luồn dây điện trong các ống nhựa. Các ống này phải đảm bảo cứng, chịu lực và chống thấm nước.

– Với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt ở những nơi như trần thạch cao, tường gạch ống… bạn nên sử dụng ống luồn đàn hồi vì loại này có trọng lượng nhẹ và mềm dẻo dễ uốn mọi hình dáng

– Dùng màu riêng biệt đối với hệ thống nối đất (nên chọn dây màu xanh sọc vàng hoặc vàng sọc xanh).

– Dùng màu giống nhau đối với các dây nóng của cùng một đường điện phân phối, khác nhau với hai đường điện phân phối (dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 có màu vàng).

– Nên sử dụng ống luồn đúng tiêu chuẩn

– Nên lưu ý là khi chạy đường dây điện ngầm thì không nên có mối nối khi đi dây điện âm tường và đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.

– Không nên luồn dây điện quá chặt vào ống luồn, tránh trường hợp không thể luồn dây điện thêm vào khi có nhu cầu cải tạo hay nâng cấp hệ thống điện.

– Không sử dụng ống luồn kém chất lượng, dễ gây ra hư hỏng như bể, gãy, móp ống, độ chịu lực kém…

Từ khóa » đi ống âm Tường