Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Bổ Máu
Có thể bạn quan tâm
1. Thuốc bổ máu là gì?
Có thể hiểu thuốc giúp bổ máu là loại thuốc giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể đủ máu nuôi dưỡng, phục vụ cho các hoạt động sống. Thành phần của thuốc thường là các thành phần cấu tạo tế bào máu.
Thiếu máu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Tùy theo từng loại thuốc giúp bổ máu mà các thành phần và tỉ lệ thành phần trong thuốc là khác nhau nhưng hầu hết các loại thuốc giúp bổ máu đều chứa ít nhất một hoặc cả 3 thành phần quan trọng gồm: sắt, vitamin B12 và acid folic.
2. Khi nào nên sử dụng Thuốc bổ máu
Loại thuốc này được khuyến cáo nên sử dụng trong những trường hợp sau:
2.1. Người bị mất nhiều máu
Những người bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường ruột, đái ra máu, hành kinh kéo dài, hoặc người chạy thận nhân tạo,... đều là những đối tượng mất nhiều máu cần bổ sung nhiều hơn.
2.2. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có nhu cầu sử dụng sắt tăng cao, nhất là giai đoạn hình thành phôi thai cho đến khi mang thai 6 tháng. Đối tượng này cần bổ sung thêm 955 mg sắt mỗi ngày mới đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Vì thế, mẹ cần chú ý bổ sung qua chế độ dinh dưỡng, với các thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung qua dạng viên uống bổ sung.
2.3. Người chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
Hầu hết những đối tượng này thường ăn ít, ăn không đa dạng, đặc biệt là những người ăn chay thường bị thiếu sắt, dẫn tới thiếu máu. Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tế bào hồng cầu.
Tối thiểu mỗi ngày, nam cần bổ sung 1mg sắt, ở nữ là 1,6 - 2mg. Khả năng hấp thụ sắt của con người ở thức ăn từ động vật khoảng 15%, còn thức ăn từ thực vật chỉ là 5%.
Phụ nữ mang thai có nhu cầu sử dụng sắt cao
2.4. Người hấp thụ kém
Người mắc các bệnh về đường ruột, người lớn tuổi thường khả năng hấp thụ sắt cũng giảm. Ngoài ra, người đang sử dụng thuốc có tính kiếm cũng khiến việc hấp thụ sắt của cơ thể gặp khó khăn.
3. Cách lựa chọn thuốc bổ máu phù hợp
Tùy theo nguyên nhân, mục đích sử dụng thuốc giúp bổ máu, bác sĩ sẽ tư vấn bạn sử dụng loại thuốc có thành phần, thông tin phù hợp. Dưới đây là một số kiến thức lựa chọn thuốc giúp bổ máu phù hợp mà MEDLATEC đã tổng hợp.
3.1. Xem xét thành phần thuốc
Thuốc giúp bổ máu thường gồm các chất là thành phần cấu tạo nên tế bào máu và các thành phần phụ trợ. Những chất này vẫn thường có trong thực phẩm song do cơ thể không nạp đầy đủ, hoặc gặp vấn đề về hấp thụ, tiêu hóa dẫn tới thiếu hụt.
Như đã nói ở trên, 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tạo máu của cơ thể là sắt, vitamin B12 và acid folic. Việc thiếu ít nhất 1 yếu tố này cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo máu của cơ thể.
Thuốc giúp bổ máu thường cung cấp đủ 3 yếu tố sắt, vitamin B12 và acid folic cho cơ thể.
3.2. Xem xét loại sắt trong thuốc bổ máu
Chất lượng và hiệu quả sử dụng của thuốc giúp bổ máu phụ thuộc vào loại sắt sử dụng. Sắt hữu cơ luôn là lựa chọn tối ưu để bổ sung thành phần này cho cơ thể, bởi dạng sắt này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn, ít gây tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón, nổi mụn, nóng trong,...
Thuốc giúp bổ máu có thể gây một số tác dụng phụ
Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn thuốc giúp bổ máu đã được kiểm chứng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các chuyên gia đánh giá, khuyên dùng. Thuốc giúp bổ máu cần cung cấp vừa đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể, không gây thừa hay thiếu sắt. Đặc biệt là phụ nữ mang thai cần xem xét kỹ lưỡng, bởi việc thừa hay thiếu sắt còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
3.3. Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của các loại thuốc giúp bổ máu nói chung và thuốc bổ sung sắt nói riêng thường là: buồn nôn, nóng trong, táo bón, nổi mụn,... Những tác dụng phụ này đều ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe và tâm lí của bạn. Do đó, hãy xem xét kỹ lưỡng tác dụng phụ của các loại thuốc và lựa chọn phù hợp.
4. Lưu ý sử dụng thuốc bổ máu
Việc lựa chọn thành phần thuốc giúp bổ máu phù hợp với nguyên nhân bệnh lý hay dinh dưỡng gây ra thiếu máu quyết định đến hiệu quả sử dụng. Vậy khi nào chúng ta nên dùng thuốc giúp bổ máu chứa sắt, acid folic và Vitamin B12?
4.1. Thuốc bổ máu chứa sắt
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể thiếu sắt, nhưng chủ yếu là:
- Hấp thụ sắt kém do bệnh lý: tiêu chảy mạn, ung thư, viêm dạ dày mạn, sau cắt đoạn dạ dày, trĩ, nhiễm giun,...
- Tăng nhu cầu sắt ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì.
Do đó, thuốc giúp bổ máu chứa sắt được chỉ định trong các trường hợp trên. Tuy nhiên, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, sốt, nhức đầu,... Có thể bổ sung theo đường tiêm nếu cần thiết.
4.2. Thuốc bổ máu chứa Vitamin B12
Người bị viêm loét dạ dày mạn tính thường thiếu hụt glycoprotein, dẫn tới kém hấp thụ Vitamin B12 và thiếu máu. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở các bệnh lý: Biermer, sau cắt đoạn dạ dày, viêm gan mạn, xơ gan, hội chứng kém hấp thụ, sau khi dùng thuốc (sodanton, neomycin), phụ nữ mang thai,...
Do đó, thuốc giúp bổ máu chứa Vitamin B12 được chỉ định trong trường hợp thiếu máu do thiếu máu hồng cầu to, viêm, đau dây thần kinh hoặc dự phòng ở bệnh nhân viêm ruột mạn, cắt dạ dày,...
Thuốc bổ sung Vitamin B12 có thể kết hợp bổ sung với các loại Vitamin khác với các trường hợp thiếu máu ở người suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai và cho con bú.
4.3. Thuốc bổ máu chứa acid folic
Acid folic, hay còn gọi là Vitamin B9 bị thiếu hụt sẽ làm chậm sự phân chia tế bào máu, gây thiếu máu. Thuốc giúp bổ máu chứa acid folic thường dùng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to.
Acid folic có thể được bổ sung dưới dạng viên nén hoặc ống tiêm bán rộng rãi trên thị trường, với tên như Be folic acid, folvite, folacin, mliafol,... Bổ sung acid folic với hàm lượng 0,5 - 1mg mỗi ngày với người lớn, tăng lên 5 mg/ngày nếu thiếu máu nặng.
Acid folic dùng cho các trường hợp thiếu máu hồng cầu to
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu acid folic thường đi kèm với thiếu sắt, nên có thể kết hợp bổ sung sắt để điều trị và dự phòng thiếu máu.
Thuốc giúp bổ máu giúp cung cấp các thành phần thiết yếu để tạo hồng cầu, cụ thể là acid folic, sắt và Vitamin B12. Để đạt hiệu quả tốt thì cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ protein, porphyrin,... cho bệnh nhân. Những thực phẩm tốt được khuyến cáo cho bệnh nhân thiếu máu là: thịt bò, trứng, bí ngô, hải sản, nho, các loại đỗ, rau xanh các loại,...
Trên đây là một số thông tin MEDLATEC tổng hợp về thuốc giúp bổ máu, cách lựa chọn và sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng thuốc bổ máu để dự phòng, điều trị bệnh.
Từ khóa » Bổ Máu Fe Iii Hypodavi
-
Bổ Máu FE III HYPODAVI, Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, Vitamin B12 ...
-
Fe III Hypodavi - Giúp Hỗ Trợ Bổ Sung Sắt, Acid Folic, Vitamin B12 Hỗ ...
-
Bổ Máu FE III HYPODAVI, Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, Vitamin B12!
-
Fe Iii Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, B12 Hỗ Trợ Tạo ...
-
Fe Iii Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, B12 Hỗ Trợ Tạo ...
-
Fe Iii Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic ... - Nhà Thuốc Long Châu
-
Fe Iii Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, B12 Hỗ Trợ Tạo Hồng Cầu ...
-
Bổ Máu FE III HYPODAVI Thành Phần... - Nhà Thuốc Tâm Phúc ...
-
Fe Iii Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic ... - Nhà Thuốc Tiện Lợi
-
Fe III Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, B12 Hỗ Trợ Tạo Hồng ...
-
Fe Iii Hypodavi - Giúp Bổ Sung Sắt, Acid Folic, B12 Hỗ ... - Vimece.Com
-
Sắt ống Fe III Hypodavi Hộp 20ống Giá Sỉ, Giá Bán Buôn - Thị Trường Sỉ
-
Găng Tay Đấm Bốc Mma UFC Muay Thái - FE-BO | TheThaoAZ.Vn
-
Fe Iii Hypodavi Giup Bo Sung Sat Acid Folic B12 Ho Tro Tao Hong Cau Va ...
-
Pro Fe III Max - Dung Dịch Uống Bổ Sung Sắt Và Acid Folic Cho Bà Bầu ...
-
GIÚP BỔ SUNG SẮT CHO CƠ THỂ - HỖ TRỢ TẠO HỒNG CẦU ...