Một Số Lưu ý Khi Thiết Kế Hệ Thống Tưới Trên địa Hình Dốc

Ảnh minh họa: Cách bố trí hệ thống trên địa hình đồi dốc

Ngược lại, nếu ta bố trí ống chính theo đường đồng mức, và ống nhánh theo chiều dốc của địa hình. Lúc bấy giờ sẽ gây chênh lệch áp suất rất lớn giữa 2 đầu của đoạn ống nhánh => Hậu quả dẫn đến việc các béc tưới trong cùng hàng thoát nước không đều do chênh lệch áp suất, và hiện tượng “vỡ ống” ở vị trí thấp nhất nếu vượt ngưỡng chịu áp của ống.

Ảnh minh họa: Lắp đặt van khóa cho các hàng ống nhánh theo đường đồng mức để điều tiết nước

Tham khảo quy cách ống LDPE Nguyễn Tân

Tham khảo quy cách ống mềm không đục lỗ Nguyễn Tân

Tham khảo quy cách ống tưới phun mưa Nguyễn Tân

2. Cách tính đường kính ống đối với địa hình đồi dốc:

Ta có công thức tính lưu lượng nước qua ống tròn:

Q = A*v

Trong đó:

– Q: Lưu lượng dòng chảy (m³/giây)

– A: Tiết diện mặt cắt (m²)Tiết diện mặt cắt chính là mặt phẳng cắt của một hình khối tròn, trụ. Tiết diện trong trường hợp này là hình tròn, mặt phẳng cắt ngang vuông góc với tâm ống, bán kính là rCông thức tính: A (tiết diện) = S (diện tích mặt phẳng tròn) = 3.14 x r²

– v: Tốc độ dòng chảy (m/s)(Theo TCVN 4513 – 1988 Ở mục 6.5 Trang 14, Vận tốc nước trong đường ống chính và ống đứng: từ 1.5m/s đến 2m/s. Ở đây ta lấy giá trị 2m/s để thay vào)

Trên đây là công thức tính lưu lượng dòng chảy qua ống tròn cơ bản, áp dụng để tính toán và lắp đặt các hệ thống đường ống dân dụng và hệ thống tưới trong thủy lợi. Để có kết quả chính xác nhất phải sử dụng công thức theo thủy lực.

Ta thực hiện tính toán:Giả sử, cần tưới cho 400 gốc cây trong 1 lần vận hành (tương đương 400 béc), với lưu lượng 60L/H/béc => Tổng lưu lượng = 400 béc * 60L = 24m³/h = 0.0067m³/giây

Q = A*v Q = r² * π * v Q = (D/2)² * 3.14 * 2 Q = D²/4 * 3.14 * 2=> D = √(4Q/(3.14x2) Thế Q = 6.67L/giây vào=> D = √(4*0.0067/(3.14*2)) = 0.0653 (m) = 65.33 (mm)

Vậy đường kính ống chính ta cần là 65.33mm. Tuy nhiên để dự trù tổn thất áp qua các co, tê van, khóa… Ta nhân thêm với hệ số an toàn (1.2 – 1.8. Chọn giá trị trung bình = 1.5)=> D (thực tế) = 65.33mm x 1.5 = 97.995mm => Chọn kích cỡ ống 90mm

Tùy theo địa hình thực tế của mỗi vườn để lấy hệ số thích hợp và khi ứng dụng bên kỹ thuật của Phòng dự án sẽ tham vấn một hệ số thích hợp đảm bảo chỉ số an toàn cho hệ thống

3. Cách chọn máy bơm có công suất phù hợp:

Xác định lưu lượng của máy bơm Qmax (quan trọng đối với bơm tưới từ đỉnh dốc)

Ví dụ chủ vườn yêu cầu tưới cho cả khu với 400 gốc cây (mỗi gốc 1 béc) và lưu lượng yêu cầu mỗi gốc là 60 lítTa có: 400 béc*60 L/h=24.000L/H = 24m3/H

Đó là lý thuyết khi tính toán. Trong thực tế tùy thuộc vào nguồn điện và địa hình cho phép nên chọn hệ số an toàn từ (1,2-1,6).Ở đây sẽ chọn hệ số trung bình 1,4 khi đó ta có Qmax = 24m3/H x 1.4 = 33,6m3/H

=> Chọn bơm có chỉ số Qmax = 33.6m³/H hoặc tương đương.

Lưu ý : Các chỉ số an toàn được dựa theo kinh nghiệm tích lũy của Phòng dự án Nguyễn Tân, đồng thời còn tùy thuộc vào địa hình , nguồn điện …khi bà con có thắc mắc hay chưa rõ về các chỉ số, bà con có thể liên hệ số điện thoại Hotline: 0903 191 329 – 028 2214 6188 – 028 3716 0985, nhân viên kỹ thuật của Phòng dự án sẽ trực tiếp trả lời mọi thắc mắc cho quý bà con.

Xem thêm:

Các lưu ý khi tính toán, thiết kế hệ thống tưới tiết kiệm

Các lưu ý khi lựa chọn béc tưới phun mưa tại gốc

Những lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng hệ thống tưới

Hướng dẫn cách sử dụng ống mềm làm ống chính trong hệ thống nhỏ giọt

Hướng dẫn vận hành, kiểm tra và vệ sinh bộ lọc dĩa

Từ khóa » Thiết Kế Béc Tưới