Một Số Mẫu Câu Hỏi Phỏng Vấn EQ - LinkedIn

Agree & Join LinkedIn

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Sign in to view more content

Create your free account or sign in to continue your search

Sign in

Welcome back

Email or phone Password Show Forgot password? Sign in

or

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

New to LinkedIn? Join now

or

New to LinkedIn? Join now

By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.

Skip to main content

Những câu hỏi phỏng vấn về EQ ngày càng trở nên phổ biến trong quá trình tuyển chọn ứng viên.

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo để đánh giá EQ ứng viên của mình. Lưu ý, với mỗi câu hỏi bạn cần có những câu hỏi followup tiếp theo để nhìn thấy tổng thể vấn đề và đánh giá được chính xác nhất. (Hạn chế sử dụng câu hỏi mà ứng viên có thể trả lời "Có" hoặc "không".

1. Có tình huống trong công việc nào khiến bạn phải thay đổi hành vi của mình chưa? Tại sao và bạn đã thay đổi nó như thế nào?

Trong câu hỏi này, bạn mong đợi những tình huống như: học hỏi 1 hệ thống mới, thay đổi môi trường làm việc, làm việc với 1 vai trò mới hoặc thậm chí là một hệ thống quản lý mới. Bạn muốn thấy từ câu hỏi này xem ứng viên có thể thay đổi để thích ứng với những cái mới mà không làm ảnh hưởng tới cá nhân họ hay ảnh hưởng tới năng suất/hiệu quả làm việc.

2. Bạn đã từng bị đồng nghiệp thách thức chưa và bạn đã xử lý tình huống đó như thế nào?

Những người có EQ thường thể hiện suy nghĩ và sự đồng cảm cho cả 2 phía (bản thân họ và người đồng nghiệp kia). Họ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề một cách thân thiện hoặc mời những bên trung lập can thiệp.

3. Bạn phản ứng như thế nào nếu cấp trên chỉ trích/phên phán công việc anh làm?

Ai cũng có thể mắc lỗi lầm, do vậy bị chỉ ra những lỗi lầm này vào 1 thời điểm nào đó là điều không thể tránh khỏi. UV có EQ cao sẽ cởi mở và cung cấp những ví dụ cụ thể. Họ nhận biết được những sai sót và nói cho bạn biết họ đã làm gì để tránh điều đó xảy ra lần nữa. Nếu họ đổ lỗi cho một điều gì đó, có lẽ bạn nên xem xét.

4. Bạn đã hồi phục sau thất bại như thế nào?

Ở câu hỏi này, bạn tìm kiếm nhiều hơn những lỗi lầm vặt vãnh, bạn muốn biết chi tiết về những lỗi lầm thảm họa ví dụ như trễ deadline, phàn nàn từ khách hàng, sơ suất bỏ quên 1 task cụ thể đã được giao, ... Bạn muốn 1 tình huống đã khiến ứng viên phải đỏ mặt mà không thể đưa ra bất cứ lời xin lỗi nào.

Những người có EQ cao thường vượt lên tất cả và chấp nhận hậu quả. Họ sẵn sàng bỏ ra thời gian và sức lực để xoay chuyển tình thé. Trong một số tình huống cụ thể, họ có thể chọn từ chức bởi lỗi lầm của mình gây hại có người khác hoặc cho công ty.

5. Những loại hành vi nào tại nơi làm việc khiến bạn bực mình hoặc làm phiền bạn?

Ghi nhớ rằng chúng ta không có quyền lựa chọn đồng nghiệp, tất cả chúng ta được tập hợp tại đây bởi nhà tuyển dụng. Chúng ta thường có thói quan không nhận ra điều gì làm mình khó chịu. Ví dụ, một người trong team rất gọn gàng ngăn nắp, trong khi những người khác khá thoải mái trong không gian của họ. Người có EQ cao sẽ nhận ra sự khác biệt trong mức độ ưu tiên và khuyến khích sự hợp tác để tìm thấy một mức độ hợp tác hài hòa mọi người.

6. Kể cho tôi nghe về một lần bạn buộc phải chọn đối đầu để đạt được kết quả công việc của mình? Bạn đã làm gì ?

Không ai có thể thoát khỏi sự đối đầu ở nơi làm việc. Bạn cần phải biết về lai lịch của người bạn đối đầu, những điều gì đang bị đe dọa và tại sao việc đối đầu lại là lựa chọn duy nhất. Đó là một cuộc đối đầu có kế hoạch hay tự phát? Một người có khả năng tự nhận thức sẽ kiểm soát cảm xúc của họ, thậm chí ngay cả khi tình huống bất ngờ. Họ sẽ nghĩ nó trong tầm khả năng của họ và làm việc để hướng tới những kết quả tốt đẹp, bất chấp sự đối đầu.

7. Thành tựu lớn nhất bạn đạt được là gì? Tại sao?

Câu hỏi này sẽ nói cho bạn biết điều gì quan trọng đối với ứng viên. Bạn cũng có thể đánh giá mức độ tham vọng của họ. Nếu thành tựu đó là khi họ nỗ lực làm việc 1 mình, hãy ohir thêm họ ai có thể đóng góp tới thành công chung đó. Nếu họ đề cập tới một sự nỗ lực nhóm, hãy hỏi họ xem họ đóng vai trò gì trong team.

8. Bạn ăn mừng thành công như thế nào?

Bạn có thể cân nhắc vai trò, tuổi hoặc cân nhắc xem họ đang ở giai đoạn nào của cuộc sống để đưa ra câu hỏi này. Nó sẽ phù hợp nhất để phỏng vấn quản lý cấp trung hoặc cấp cao.

=> Không có câu trả lời nào duy nhất cho câu hỏi này bởi mọi người đều có cách ăn mừng khác nhau. Bạn có thể từ câu trả lời để suy luận xem ứng viên có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không. Một số người thích ra ngoài và mở tiệc xuyên đêm thì không có vấn đề gì sai cả nếu họ có thể đi làm vào ngày hôm sau đúng giờ, tỉnh táo và hiệu quả. Một người khác có thể đưa gia đình ra ngoài ăn tối, hoặc những người khác chẳng làm gì cả nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ.

9. Bạn đã từng là người trải qua một tin tồi tệ? (Bạn có thể hỏi về việc được thăng chức lên một vị trí mà người khác đang rất mong muốn)

Cả 2 câu hỏi trên đều có ý nghĩa rằng ứng viên liên quan trực tiếp tới nỗi buồn/ sự thất vọng của một người nào đó. Bạn muốn thấy phản ứng của ứng viên để xem họ có đồng cảm và thấy hiểu với nỗi đau của người khác không. Dù là việc phải cho người khác nghỉ việc hay được thăng chức, người có EQ cao biets rằng sẽ có những cảm xúc đau khổ nhưng họ luôn có kế hoạch đối phó với chúng. Họ tiếp cận vấn đề với 1 sự cảm thông và lòng trắc ẩn.

Trích nguồn: https://blog.recruitee.com/emotional-intelligence-questions/

Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment
  • Copy
  • LinkedIn
  • Facebook
  • Twitter
Share 1 Comment Võ Đức Phước Võ Đức Phước

.

4y
  • Report this comment

Phỏng vấn boss thì không nên hỏi mấy câu như vậy :)

Like Reply 1 Reaction

To view or add a comment, sign in

No more previous content
  • Linh ta linh tinh

    Linh ta linh tinh

    Jul 13, 2018

  • VietIS Software - Bản tin Tuyển dụng tháng 1/2018

    VietIS Software - Bản tin Tuyển dụng tháng 1/2018

    Jan 16, 2018

  • 【TUYỂN 10 BrSE, 10 SE ONSITE DÀI HẠN TẠI NHẬT】

    【TUYỂN 10 BrSE, 10 SE ONSITE DÀI HẠN TẠI NHẬT】

    Jun 16, 2017

  • [VietISJP - March Recruitment News] BRSE

    [VietISJP - March Recruitment News] BRSE

    Mar 3, 2017

  • TUYỂN DỤNG BRSE TẠI  NHẬT BẢN

    TUYỂN DỤNG BRSE TẠI NHẬT BẢN

    Aug 17, 2016

  • Job Order: 01 PHP Team lead  + 01 PHP Junior Dev

    Job Order: 01 PHP Team lead + 01 PHP Junior Dev

    Aug 2, 2016

  • VietIS Japan tuyển dụng vị trí Kỹ sư cầu nối (BrSE)

    VietIS Japan tuyển dụng vị trí Kỹ sư cầu nối (BrSE)

    Jul 26, 2016

  • Tuyển dụng tháng 2/2016

    Tuyển dụng tháng 2/2016

    Feb 3, 2016

  • [JOB OPENING!!!] UPDATE JOB TUYỂN THÁNG 8 - THÁNG 9

    [JOB OPENING!!!] UPDATE JOB TUYỂN THÁNG 8 - THÁNG 9

    Aug 10, 2015

  • JOIN WITH US!!!

    JOIN WITH US!!!

    Jul 22, 2015

No more next content See all

Explore topics

  • Sales
  • Marketing
  • IT Services
  • Business Administration
  • HR Management
  • Engineering
  • Soft Skills
  • See All

Từ khóa » Các Câu Hỏi Eq Khi Phỏng Vấn