Một Số Mô Hình Kỹ Thuật Trồng Tiêu Xen Cà Phê Hiệu Quả

Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mô hình xen canh cây tiêu và cây cà phê đang được nhiều hộ dân trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh lân cận áp dụng và cho hiệu quả kinh tế ổn định, bài viết này chúng tôi gửi đến các bạn một số mô hình xen canh, ưu và nhược điểm của việc xen canh tiêu cà phê. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chính

Điều kiên trồng xen 2 loại cây trồng

– Diện tích trồng cà phê vối đủ các điều kiện sau: độ dốc vườn nhỏ hơn 15°, điều kiện nước tưới thuận lợi; tầng đất dày trên 70 cm, thoát nước tốt; mực nước ngầm sâu hơn 100 cm.

– Diện tích trồng cà phê vối có tỷ lệ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% đối với vườn trồng mới, vườn tái canh và đối với vườn cà phê vối đang kinh doanh không quá 10%.

– Giống hồ tiêu sử dụng trồng xen là loại giống đã được các cấp có thẩm quyền công nhận.

Xen canh tiêu và cà phê
Xen canh tiêu và cà phê

Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích ưu và nhược điểm của mô hình xen canh này

Ưu điểm của mô hình xen canh tiêu và cà phê

  • Đa dạng hóa cây trồng, giúp tăng thu nhập, giảm rủi ro về giá cả
  • Hạn chế sâu bệnh lây lan diện rộng khi độc canh (vd: bệnh chết nhanh, chết chậm…)
  • Giảm được chi phí nhân công cho từng giai đoạn
  • Trồng tiêu trụ sống, tận dụng che bóng và chắn gió cho cà phê, từ đó tiết kiệm được lượng nước tưới, cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn

Nhược điểm của mô hình xen canh tiêu và cà phê

  • Hai loại cây là vật chủ chung cho một số sâu bệnh như tuyến trùng, rệp sáp hại rễ
  • Kỹ thuật canh tác khác nhau nên ít nhiều có ảnh hưởng khi chăm sóc
  • Năng suất không cao bằng độc canh

Kỹ thuật tiêu xen cà phê

Mô hình 1: 

  • Cà phê được trồng với khoảng cách 3m x 3m
  • Cứ 2 hàng cà phê ta xen một hàng tiêu (dùng trụ sống khuyến khích dùng cây muồng đen, keo dậu, lồng mức, núc nác rừng) khoảng cách tương tự
  • Trồng theo hướng bắc nam để đón ánh nắng đều khắp vườn
  • Hãm trụ tiêu ở độ cao 4m-6m, rong tỉa cành vừa phải
  • Đánh bồn nhẹ ở trụ tiêu, còn cà phê đánh bồn sâu để giúp trụ tiêu thoát nước tốt hơn, hạn chế bị ngập úng vào mùa mưa
Tiêu xen cà phê (2 hàng cà phê 1 hàng tiêu)
Tiêu xen cà phê (2 hàng cà phê 1 hàng tiêu)

Mô hình 2:

  • Trồng cà phê với khoảng cách 3,3m đến 3,5m
  • Trồng trụ tiêu sống ở các góc ngã tư của bồn cà phê, sao cho khoảng cách hàng cách hàng 7m, trụ cách trụ 3,5m
  • Khi trồng cũng trồng theo hướng bắc nam để đón ánh nắng
  • Hãm trụ tiêu ở độ cao 6m trở lên, rong tỉa cành mạnh
  • Bồn cà phê cần đánh sâu, nơi trồng trụ không cần đánh bồn
Tiêu xen cà phê (trồng ở góc ngã tư bồn cà phê)
Tiêu xen cà phê (trồng ở góc ngã tư bồn cà phê)

Ngoài ra trong cả 2 mô hình ta đều có thể tận dụng thêm hàng cây chắn gió ở rìa vườn để thả thêm tiêu. Mô hình 1 và 2 đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy theo khả năng chăm sóc, địa hình đất, các bạn có thể lựa chọn mô hình phù hợp.

Bón phân

– Bón cho cây cà phê: Bón với liều lượng 5-10 kg phân chuồng hoai/cây, định kỳ 2 năm bón một lần. Bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên mép tán rộng 20 cm, sâu 25 – 30 cm, cần lấp đất lại sau khi bón phân. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác.

– Bón cho cây hồ tiêu: Bón với liều lượng 5-10 kg/trụ, định kỳ 1 năm bón một lần, sử dụng phân chuồng hoai. Bón đầu mùa mưa, có thể bón trên mặt đất rồi dùng rơm rạ, cây phân xanh, cỏ khô tủ lên phân chuồng. Hạn chế đào rãnh sâu để bón phân chuồng.

Nếu không có phân chuồng, bón thay thể phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh với lượng tương đương.

Có thể bổ sung thêm phân xanh (4 – 5 tấn phân xanh tương đương 1 tấn phân chuồng) và tàn dư thực vật có sẵn tại vườn hoặc tại địa phương. Có thể bón kết hợp với một số chế phẩm sinh học có tác dụng hạn chế phát triển của tuyến trùng và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại trong dất.

Làm cỏ

– Làm cỏ 3 – 4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích;

– Đối với đất dốc: :Làm cỏ theo băng, không làm cỏ trắng toàn bộ diện tích;

– Không khuyến cáo sử dụng thuốc diệt cỏ;

– Cỏ trong gốc tiêu phải nhổ bằng tay.

Phòng trừ sâu bệnh hại phổ biến

–  Phòng trừ sâu bệnh hại cho cà phê: Trên các loại hình trồng xen thường xuất hiện các loại sâu, bệnh hại chính sau: Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, rệp sáp hại quả, bệnh vàng lá, thối rễ, bệnh thối nứt thân, nấm hồng.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cho hồ tiêu: Chú ý phòng trừ rệp chích hút, bọ xít lưới, rệp sáp hại rễ, bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm.

Tận dụng hàng cây chắn gió để trồng tiêu
Tận dụng hàng cây chắn gió để trồng tiêu

Bài viết được chia sẻ dựa trên kinh nghiệm của một số hộ nông dân, không phải của người viết. Không phải tài liệu chuyên ngành. Chỉ mang tính chất định hướng và tham khảo. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Trồng Cây Gì Xen Cà Phê