Một Số Nơi đang Hiểu Không đúng Về Khái Niệm “vùng Có Dịch Bệnh”
Có thể bạn quan tâm
- Chính trị +
- Xây dựng Đảng
- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
- Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
- Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
- Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
- Kinh tế +
- Phòng chống thiên tai
- Giảm nghèo bền vững
- Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- Ô tô - xe máy
- Vấn đề hôm nay
- Xã hội +
- Y tế
- Quảng cáo
- Giáo dục
- Pháp luật
- Cải cách hành chính
- Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
- Giáo dục
- Pháp luật
- Thế giới +
- Chuyện bốn phương
- Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
- Thể thao +
- Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
- Euro 2024
- Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
- Văn hóa +
- Ảnh
- Làm đẹp
- Du lịch - Lễ hội +
- Ẩm thực
- Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
- Ảnh
- Biển đảo quê hương
- Quảng cáo
- Euro 2024
Y tế
Một số nơi đang hiểu không đúng về khái niệm “vùng có dịch bệnh”
- Cập nhật: Chủ nhật, 7/2/2021 | 7:32:45 AM
Trong trường hợp lạm dụng các biện pháp phòng dịch không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến việc đi lại, cư trú, làm việc của công dân thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Một chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Hải Phòng. |
Dịch Covid-19 đã xuất hiện ở 12 tỉnh, thành phố. Nhiều tỉnh, thành phố khác cũng đã yêu cầu người trở về từ các vùng dịch phải cách ly tập trung 14-21 ngày hoặc cách ly tại nhà. Hiện đang có những cách hiểu khác nhau về việc người dân ở những địa phương có ca mắc Covid-19 về quê đón Tết phải cách ly, khai báo y tế... Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng luật sư Chính pháp cho biết, pháp luật quy định chỉ có người cư trú tại "vùng có dịch bệnh” hoặc đi qua vùng có dịch đã được cơ quan có thẩm quyền công bố thì mới bắt buộc phải cách ly y tế. Còn những người sinh sống ở địa phương có vùng dịch nhưng vùng có dịch đó không bao trùm toàn bộ địa phương đó, nơi sinh sống không thuộc vùng có dịch thì không bắt buộc phải cách ly y tế. "Có thể nói rằng, đối với các bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm cho người (từ người sang người) thì việc "cách ly y tế” là biện pháp phòng dịch đầu tiên và hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Với bệnh truyền nhiễm covid-19 thì việc cách ly y tế đã được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thực hiện ngay từ khi dịch mới bùng phát và sẽ phải tiếp tục duy trì biện pháp này cho đến khi nào khống chế hoàn toàn được loại dịch bệnh này”- luật sư Cường nói. Theo luật sư Cường, đây là biện pháp được tất cả các nước có dịch áp dụng chứ không gì riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp cách ly y tế phải trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật, việc cách ly phải căn cứ vào quy định của pháp luật để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế, xã hội, phiền hà cho người dân và đảm bảo hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động phòng chống dịch được thực hiện trên cơ sở Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Nghị định 101/2010/NĐ-CP, của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về cách ly y tế, cách cưỡng chế cách ly y tế... Nghị định số 103/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan”. "Để thực hiện hoạt động cách ly y tế thì phải căn cứ vào các trường hợp bắt buộc phải cách ly y tế theo quy định của luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và nghị định hướng dẫn thi hành. Đối với những người di chuyển từ vùng có dịch đã được cơ quan có thẩm quyền công bố sang khu vực khác bắt buộc phải cách ly. Tuy nhiên một số nơi đang hiểu không đúng về khái niệm "vùng có dịch bệnh” và khái niệm "địa phương có dịch bệnh” nên có thể sẽ đưa ra những quyết định không đúng đắn”- Luật sư Cường thông tin thêm. Như vậy, với những văn bản pháp luật nêu trên thì có thể hiểu rằng "vùng có dịch” là vùng có người mắc bệnh dịch covid-19 và đã được công bố là khu vực nguy hiểm, cần phải thực hiện các biện pháp phòng dịch như; Phong tỏa, cách ly, phun khử trùng, khử khuẩn... Những người đi qua vùng này, sinh sống ở vùng này mà di chuyển đến nơi khác (trước khi có lệnh phong toả) thì bắt buộc phải cách ly y tế tập trung hoặc cách ly tại nhà. Việc "công bố dịch” thuộc nhóm A như covid-19 này sẽ được thực hiện ở từng cấp hành chính như cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo thẩm quyền pháp luật quy định. Bởi vậy nếu địa phương nào hiểu sai tinh thần của văn bản pháp luật thì cần phải xem xét lại. Ví dụ: khi mà Cơ quan có thẩm quyền chưa công bố toàn tỉnh Hải Dương có dịch, chưa thực hiện các biện pháp phong tỏa toàn tỉnh thì chỉ có những người ở các xã, quận, huyện đã được công bố có dịch, đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly (như thành phố Chí Linh hoặc một số phường, tổ dân phố thuộc tỉnh Hải Dương..) thì mới được xác định là vùng dịch và những người ở những vùng dịch đi đến nơi khác mới phải áp dụng các biện pháp khai báo y tế, cách ly y tế theo quy định. Còn những khu vực (xã, huyện..) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền theo Điều 38 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm công bố là có dịch, chưa áp dụng các biện pháp chống dịch là cách ly y tế thì người dân vẫn được đi lại, tiếp xúc nhưng phải khai báo y tế khi cơ quan nhà nước có yêu cầu. Bởi vậy, hiện nay các địa phương có những thông báo và các mức độ chống dịch khác nhau tuy nhiên phải phù hợp với quy định của pháp luật. Việc yêu cầu những người dân từ Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh hoặc một số địa phương khác đến địa phương mình phải cách ly y tế tập trung hoặc cách ly y tế tại nhà là thiếu cơ sở pháp lý, vi phạm quyền tự do đi lại của công dân, ảnh hưởng đến đời sống của công dân và không đạt được hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh. Việc đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh phải trên cơ sở Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ y tế và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc công bố dịch bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp để phòng và chống dịch cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép mà chính phủ đã đưa ra là phòng chống dịch bệnh hiệu quả và phát triển kinh tế xã hội. Trong trường hợp lạm dụng các biện pháp phòng dịch không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến việc đi lại, cư trú, làm việc của công dân thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Bởi vậy, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và các cơ quan chức năng cần kiểm tra rà soát những quy định ở các địa phương để thống nhất áp dụng trên cơ sở pháp luật, đảm bảo phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả và hạn chế thấp nhất những thiệt hại, phiền hà có thể xảy ra đối với người dân./. (Theo VOV)
Các tin khác
Thêm 4 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng tại Gia Lai và Hải Dương
Tính từ 18h ngày 6/2 đến 6h sáng 7/2, Việt Nam phát hiện thêm 4 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng (BN1982-BN1985), gồm 1 ca tại Gia Lai và 3 ca tại Hải Dương.
Yên Bái: Xử lý 2 trường hợp lái xe không chấp hành kiểm tra y tế phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 6/2, tại chốt kiểm dịch y tế số 1 trên nút giao IC 12, cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thôn Đồng Danh, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên,lực lượng làm nhiệm vụ đã phát hiện hai trường hợp lái xe không chấp hành kiểm tra y tế phòng, chống dịch COVID-19.
Chiều 6/2, có 4 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở Bắc Ninh và 3 địa phương khác
Bản tin 18h ngày 6/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 5 ca mắc mới COVID-19, trong 4 ca ở cộng đồng ghi nhận tại Bắc Ninh, Bình Dương, Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh; 01 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Long An.
Thông cáo báo chí của Sở Y tế Yên Bái về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh ngày 6/2: 2 trường hợp F1 hôm qua đã có kết quả âm tính lần 1 với COVID-19
2 trường hợp F1 ngày hôm qua tại huyện Văn Chấn đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, hiện đang cách ly tập trung tại cơ sở 2, sức khỏe ổn định.