Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Luật Dân Quân Tự Vệ Năm 2019
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Thứ Năm, 02/01/2025, 23:07 (GMT+7)
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệmGiáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
QPTD -Thứ Sáu, 17/04/2020, 09:38 (GMT+7)Một số nội dung cơ bản của Luật Dân quân tự vệ năm 2019Sau hơn 09 năm thực hiện, Luật Dân quân tự vệ năm 2009 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Dân quân tự vệ chưa được thể chế và cụ thể hóa trong Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Một số quy định của Luật chưa thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng và pháp luật có liên quan. Nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn liên quan đến Dân quân tự vệ chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập trong xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ, v.v.
Để xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 22/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, thay thế Luật Dân quân tự vệ năm 2009.
I. Sự cần thiết phải ban hành Luật Dân quân tự vệ 2019
Việc xây dựng, ban hành Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) là cần thiết, thể hiện ở một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, để phù hợp với chủ trương, quan điểm mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc. Từ năm 2009 đến nay, Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị với nhiều chủ trương, quan điểm mới về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh liên quan đến Dân quân tự vệ cần được thể chế, như: Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã có phát triển mới về xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng; trong đó xác định: “sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc”; “xây dựng Dân quân tự vệ rộng khắp, có chất lượng cao”; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược quốc phòng Việt Nam, đã chỉ rõ: khi xảy ra chiến tranh xâm lược chủ động thực hiện phương châm “làng giữ làng, bản giữ bản, xã giữ xã, huyện giữ huyện, tỉnh giữ tỉnh, xây dựng Dân quân tự vệ rộng khắp, chất lượng cao, hiệu quả thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, loại hình tổ chức kinh tế, xã hội, v.v. Tập trung xây dựng dân quân thường trực các tỉnh biên giới, địa bàn trọng điểm và Dân quân tự vệ biển”; Kết luận số 31-KL/TW, ngày16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược quân sự Việt Nam, xác định “Xây dựng đồng bộ, phù hợp giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ”, v.v.
Thứ hai, để phù hợp với Hiến pháp và pháp luật mới. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”; “ xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”. Từ năm 2009 đến nay, Quốc hội đã ban hành một số luật liên quan đến Dân quân tự vệ1; trong khi đó, Luật Dân quân tự vệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật có nhiều quy định không còn phù hợp, thiếu thống nhất, chưa đầy đủ, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
Thứ ba, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Qua tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân quân tự vệ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này. Một trong những nguyên nhân chính là do một số quy định của Luật Dân quân tự vệ năm 2009 và các văn bản thi hành Luật chưa thể chế đầy đủ quan điểm, chủ trương mới của Đảng, chưa cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về Dân quân tự vệ và chưa phù hợp với thực tiễn đất nước.
Thứ tư, xuất phát từ vai trò của lực lượng Dân quân tự vệ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thực tiễn trong chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây và dự báo chiến tranh nếu xảy ra trong tương lai, ở bất kỳ quy mô, hình thái, phương thức chiến tranh nào thì Dân quân tự vệ luôn là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở. Vì vậy, xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp là vấn đề có ý nghĩa chiến lược cần phải thực hiện ngay từ thời bình, góp phần củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, sẵn sàng chuyển sang thế trận chiến tranh nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
II. Một số nội dung cơ bản của Luật Dân quân tự vệ năm 2019
Luật Dân quân tự vệ năm 2019, gồm: 08 chương, 50 điều (so với Luật năm 2009, giảm 01 chương, 16 điều). Trong phạm vi bài viết, xin giới thiệu những điểm sửa đổi, bổ sung so với Luật Dân quân tự vệ năm 2009, tập trung vào một số nội dung sau:
1. Về vị trí, chức năng. Điều 3, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 đã bổ sung hoàn chỉnh địa vị pháp lý về vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.
2. Về thành phần Dân quân tự vệ. Điều 6, Luật quy định, gồm Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân tự vệ cơ động; Dân quân thường trực; Dân quân tự vệ biển; Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Như vậy, Luật này đã quy định dân quân thường trực là một trong những thành phần của Dân quân tự vệ, không luân phiên trong dân quân cơ động để khẳng định địa vị pháp lý của dân quân thường trực, phù hợp với thực tế hiện nay các địa phương đã và đang thực hiện.
3. Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Điều 4, Luật Dân quân tự vệ năm 2019, đã bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, đó là: sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và người chỉ huy đơn vị Quân đội vào trong nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ để bảo đảm chặt chẽ nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Dân quân tự vệ và phù hợp với thực tế.
4. Về nhiệm vụ của Dân quân tự vệ. So với Luật Dân quân tự vệ năm 2009, tại Điều 5 của Luật này kế thừa và bổ sung nhiệm vụ “Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền” để thống nhất với Luật Quốc phòng (năm 2018), đáp ứng yêu cầu hoạt động của Dân quân tự vệ trong tình hình mới, các hình thái chiến tranh mới trong tương lai, phù hợp với khả năng của Dân quân tự vệ. Vì đây là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ nên có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ trên.
5. Về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình. Điều 8 của Luật năm 2019, quy định thời hạn tham gia dân quân thường trực là 02 năm; đồng thời, bổ sung quy định đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ để khắc phục tình trạng một số địa phương, cơ quan tổ chức thiếu người để tổ chức hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ. Tại Điều 9, bổ sung quy định lồng ghép đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ với đăng ký nghĩa vụ quân sự, nhằm cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, nguồn lực của công dân và cơ quan, tổ chức.
6. Về tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình; thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn; các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ. So với Luật Dân quân tự vệ năm 2009, Điều 11 của Luật này mở rộng đối tượng được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình, để tương thích với Luật Nghĩa vụ quân sự, phù hợp với thực tế và bảo đảm bình đẳng giới, như: nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; công nhân quốc phòng; có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra; vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài, v.v. Đồng thời, Luật cũng mở rộng một số đối tượng được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, như: quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; người làm công tác cơ yếu.
Điều 12, Luật năm 2019 đã bổ sung quy định thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp, như: Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài, v.v. Đồng thời, quy định đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ, để khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật năm 2009, nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Dân quân tự vệ.
Điều 14, của Luật bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ, như: thành lập, tham gia, tài trợ Dân quân tự vệ trái pháp luật và cấm phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
8. Về tổ chức Dân quân tự vệ. Điều 15, Luật Dân quân tự vệ năm 2019, bổ sung quy định các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển tổ chức hải đội dân quân thường trực, nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước thực hiện đối sách đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Đồng thời, quy định thôn đội trưởng kiêm tiểu đội trưởng hoặc trung đội trưởng dân quân tại chỗ ở thôn, để thể chế Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động của dân quân ở thôn. Qua đó, đã giảm trên 130.000 dân quân ở thôn.
9. Về tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp. Chỉ thành lập tự vệ trong các doanh nghiệp khi có yêu cầu của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong khu vực phòng thủ của địa phương và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Điều 17, quy định: xem xét, quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây: (1). Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện. (2). Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (3). Đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên. (4). Có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.
10. Về hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ; về chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ; ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng; ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức (từ Điều 18 đến Điều 21). Trong đó, Mục 1, Điều 20, quy định: Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã; gồm: Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã; Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm; Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm; Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Để bảo đảm chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, Điều 26, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định: Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã phải được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại nhà trường Quân đội.
11. Hoạt động của Dân quân tự vệ, được quy định tại Chương IV, gồm 04 điều (từ Điều 29 đến Điều 32), quy định gọn hơn và cụ thể hơn về: Hoạt động sẵn sàng chiến đấu; Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu; Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ; Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ. Trong đó, Hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Dân quân tự vệ, tại Mục 3 và Mục 4, Điều 29, quy định: Làm nòng cốt xây dựng thôn, xã, phường, thị trấn chiến đấu; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, khu vực phòng thủ, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở địa phương. Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng và hoạt động khác.
12. Về chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ. Được quy định tại Chương V, gồm 07 điều (từ Điều 33 đến Điều 39), quy định về: chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ; chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ; chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh, v.v. Đây là một trong những chính sách mới được bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới, phù hợp với thực tế các địa phương đã và đang thực hiện. Theo đó, từ ngày 01/7/2020, dân quân thường trực sẽ được: trợ cấp ngày công lao động; bảo đảm tiền ăn (trước đây chỉ bố trí nơi ăn, nghỉ); hưởng chế độ khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; trợ cấp ngày công lao động tăng thêm trong trường hợp kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ; hưởng trợ cấp 01 lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình; hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội đang tại ngũ.
Ngoài những nội dung cơ bản nêu trên, Điều 49, quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quốc phòng.
Để triển khai thi hành Luật, thực hiện Quyết định số 1811/QĐ-TTg, ngày 16/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Dân quân tự vệ năm 2019, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, trình Chính phủ 02 nghị định, ban hành các thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, theo đúng thẩm quyền, quy định2.
Triển khai thực hiện Đề án số 14300/ĐA-BQP, ngày 20/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Dân quân tự vệ năm 2019. Theo đó, từ nay đến năm 2022, các cơ quan, đơn vị toàn quân triển khai thực hiện 06 nhiệm vụ, đó là: biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Dân quân tự vệ; tập huấn cán bộ; xây dựng mô hình điểm tuyên truyền pháp luật về Dân quân tự vệ ở cấp xã; hội thi pháp luật về Dân quân tự vệ; làm phim tuyên truyền; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở và lồng ghép thông qua các hoạt động khác.
Sự ra đời của Luật Dân quân tự vệ năm 2019 là cơ sở pháp lý quan trọng, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng này, góp phần thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
NGUYỄN ĐÌNH BẰNG _____________
1 - Luật Biển Việt Nam năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018, Luật Công an nhân dân năm 2018 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, v.v.
2 - Nghị định: 1) Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ chính sách đối với Dân quân tự vệ. 2) Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ.
- Thông tư: 1) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ. 2) Thông tư quy định và hướng dẫn về trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật của Dân quân tự vệ. 3) Thông tư quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ. 4) Thông tư quy định một số điều của Luật Dân quân tự vệ về huấn luyện Dân quân tự vệ. 5) Thông tư quy định chế độ hoạt động và kế hoạch về Dân quân tự vệ. 6) Thông tư hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng đối với lực lượng Dân quân tự vệ.
TAGLuật Dân quân tự vệ
Huyện Gia Lâm đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 16/12/2024
Hiệu quả giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn ở Lữ đoàn Công binh 25 09/12/2024
Tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 18/11/2024
Lữ đoàn Pháo binh 675 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 07/11/2024
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lữ đoàn Công binh 543 30/10/2024
Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh 07/10/2024
Vùng Cảnh sát biển 3 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 09/09/2024
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội đẩy mạnh đổi mới, phát triển toàn diện 05/09/2024
Tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 28/08/2024
Sư đoàn 308 nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 26/08/2024
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Hòa Bình đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninhCùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh luôn chú trọng tăng cường quốc phòng và an ninh (QP&AN), trong đó, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) được Tỉnh hết sức quan tâm,... Tin, bài xem nhiềuHiệu quả giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn ở Lữ đoàn Công binh 25
Huyện Gia Lâm đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh
- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Nội Dung Xây Dựng Dân Quân Tự Vệ Là Gì Immersive Reader
-
Dân Quân Tự Vệ Việt Nam - Bộ Quốc Phòng
-
Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Luật Dân Quân Tự Vệ Năm 2019
-
Lực Lượng Dân Quân Tự Vệ Có Những Nhiệm Vụ Gì?
-
1.Tìm Câu Trả Lời đúng Nhất. Nội Dung Xây Dựng Dân Quân Tự Vệ Là Gì ...
-
Giải đáp Pháp Luật Về Dân Quân Tự Vệ (09/06/2021)
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Dân Quân Tự Vệ - Bạn ...
-
7 Nhiệm Vụ Của Dân Quân Trong Luật Dân Quân Tự Vệ 2019
-
Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Việt Nam - Wikipedia
-
Quan điểm Của Đảng Trong Chiến Tranh Nhân Dân Bảo Vệ Tổ Quốc
-
CÂU HỎI ÔN THI HẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
-
Xây Dựng Dân Quân Tự Vệ Vững Mạnh, Rộng Khắp đáp ứng Yêu Cầu ...
-
[PDF] Câu 1: Chiến Lược Diễn Biến Hòa Bình” được Tiến Hành Bằng
-
Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Giữ Vững Nguyên Tắc Đảng Lãnh đạo Tuyệt đối, Trực Tiếp Về Mọi Mặt ...