Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai 45 năm xây dựng và phát triển
VKSND huyện, thị xã, thành phố
Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
Bản tin kiến nghị phòng ngừa tội phạm
Công tố - Kiểm sát
Công tác xây dựng Đảng, Đoàn thể
Nghiên cứu - Trao đổi
Chúng tôi là Kiểm sát viên
Học tập làm theo lời Bác
Tải về
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Sơ đồ TTĐT
Trang nhất
Tuyên truyền về Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
Một số nội dung trọng tâm về bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 Thứ ba - 11/05/2021 09:571.6340 I. Mục đích, ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc Hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 1 Mục đích: Mục đích của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhằm bầu ra đại diện cho nhân dân tại Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, các đại diện cho nhân dân địa phương tại HĐND các cấp - là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong nhiệm kỳ 2021 - 2026. 2. Ý nghĩa chính trị: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn sau 36 năm đổi mới và sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhưng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19. II. Vị trí, vai trò của Quốc Hội, Đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân; chức năng của Quốc Hội; trách nhiệm của Đại biểu Quốc Hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân1. Quốc hội:1.1. Vị trí, vai trò của Quốc hội Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 1.2. Chức năng của Quốc hội Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội nước ta có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 2. Đại biểu Quốc hội:2.1. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội. 2.2. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp toàn thể của Quốc hội; tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội mà mình là thành viên. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có trách nhiệm tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập. 3. Hội đồng nhân dânVị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân ở địa phương: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND. 4. Đại biểu Hội đồng nhân dân4.1. Vị trí, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. Đại biểu HĐND bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. 4.2. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu HĐND có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND; Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri nơi mình thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó; Đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu HĐND có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. III. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp (Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 và các quy định khác của pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. IV. Một số nội dung cần lưu ý về bầu cử tại tỉnh Gia Lai1. Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG, ngày 03/3/2021 của Hội đồng bầu cử quốc gia về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, tỉnh Gia Lai có số đơn vị bầu cử là ba; số đại biểu Quốc hội được bầu là tám. Đơn vị số 1: Gồm thành phố Pleiku và các huyện: Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông - số đại biểu Quốc hội được bầu là ba. Đơn vị số 2: Gồm thị xã An Khê và các huyện: Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Mang Yang, Đak Đoa - số đại biểu Quốc hội được bầu là hai; Đơn vị số 3: Gồm thị xã Ayun pa và các huyện: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh - Số đại biểu Quốc hội được bầu là ba. 2. Nghị quyết số 17/NQ-UBBC ngày 23/02/2021 của Uỷ ban Bầu cử tỉnh Gia Lai về việc ấn định và công bố số lượng đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII nhiệm kỳ 2021 – 2026 được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử. Trong đó tập trung thông tin về số lượng đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai, số lượng đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai được bầu, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai. Cụ thể: 1. Số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2021-2026 là: 21 (hai mươi mốt) đơn vị bầu cử; số đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu là: 71 đại biểu. 2. Danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai, nhiệm kỳ 2021 – 2026: - Đơn vị bầu cử số 1: Thành phố Pleiku: Gồm các phường: Yên Thế, Thắng Lợi, Đống Đa và các xã Tân Sơn, Biển Hồ, Trà Đa, Chư Á, An Phú- Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là bốn. - Đơn vị bầu cử số 2: Thành phố Pleiku: Gồm các phường: Diên Hồng, Ia Kring, Hội Phú, Trà Bá, Chi Lăng và các xã Diên Phú, Ia Kênh, Gào - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là bốn. - Đơn vị bầu cử số 3: Thành phố Pleiku: Gồm các phường: Yên Đỗ, Hội Thương, Phù Đổng, Hoa Lư, tây Sơn, Thống Nhất - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là bốn. - Đơn vị bầu cử số 4: Huyện Đak Đoa: Gồm Thị trấn Đak Đoa và các xã: Hneng, Nam Yang, Kon Gang, Hải Yang, Đak Krong, Hà Đông, Hà Bầu, Đak Sơmei – Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 5: Huyện Đak Đoa: Gồm các xã: Kdang, Tân Bình, Glar, Adơk, Trang, Hnol, Ia Pết, Ia Băng - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 6: Huyện Chư Prông: Gồm Thị trấn Chư Prông và các xã: Ia Kly, Ia Drang, Ia Púch, Ia O, Ia Boòng, Thăng Hưng, Bình Giáo, Bàu Cạn, Ia Phìn - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 7: Huyện Chư Prông: Gồm các xã: Ia Băng, Ia Tôr, Ia Me, Ia Vê, Ia Bang, Ia Pia, Ia Ga, Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Mơ – Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 8: Huyện Chư Sê: Gồm Thị trấn Chư Sê và các xã: Dun, Al Bă, Chư Pơng, Bờ Ngoong, Bar Maih, Ia Tiêm, Ia Ko, Ia Hlốp, Ia Blang, Ia Pal, Kông Htok, Ayun, Hbông, Ia Glai - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là năm. - Đơn vị bầu cử số 9: Huyện Ia Grai: Gồm thị trấn Ia Kha và các xã: Ia Khai, Ia Chiă, Ia Krăi, Ia Grăng, Ia Dêr, Ia Tô, Ia Sao, Ia Pếch, Ia Bă, Ia Yok, Ia O, Ia Hrung - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là năm. - Đơn vị bầu cử số 10: Huyện Krông Pa: Gồm Thị trấn Phú Túc và các xã Phú Cần, Chư Gu, Chư Rcăm, Ia Sươm, Uar, Ia Rmok, Chư Ngọc, Ia Rsai, Chư Drăng, Ia Dreh, Krông Năng, Ia Mlah, Đất Bằng - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là bốn. - Đơn vị bầu cử số 11: Huyện Phú Thiện: Gồm Thị trấn Phú Thiện và các xã: Ayun Hạ, Ia Ake, Ia Sol, Ia Piar, Ia Yeng, Ia Peng, Ia Hiao, Chư a Thai, Chrôh Pơnan - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 12: Huyện Chư Pưh: Gồm Thị trấn Nhơn Hòa và các xã: Ia Phang, Ia Hrú, Ia Dreng, Chư Don, Ia Bluws, Ia Le, Ia Hla, Ia Rong - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 13: Huyện Chư Păh: Gồm Thị trấn Ia Ly, Thị trấn Phú Hòa và các xã: Ia khuwowl, Ia Kreng, Ia Ka, Ia Nhin, Hòa Phú, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Đăk Tơ Ver, Hà Tây, Ia Phí, Ia Mơ Nông, Chư Đăng Ya - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 14: Huyện Đức Cơ: Gồm Thị trấn: Chư Ty và các xã: Ia Nan, Ia Dowk, Ia Lang, Ia Krêl, Ia Kla, Ia Kriêng, Ia Din, Ia Dom, Ia Pnôn - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 15: Huyện Mang Yang: Gồm Thị trấn Kon Downg và các xã: H’ra, Đak Ta Ley, Đak Jơ Ta, Đak Yă, Đak Djrăng, Kon Thụp, Kon Chiêng, A Yun, Lơ Pang, Đê Ar, Đak Trôi - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 16: Thị xã An Khê: Gồm các Phường: An Bình, Tây Sơn, An Phú, An Phước, An Tân, Ngô Mây và các xã: Cửu An, Song An, Thành An, Tú An, Xuân An - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 17: Huyện Kbang: Gồm Thị trấn Kbang và các xã: Sơn Lang, Đông, Nghĩa An, Sơ Pai, Đak Rong, Krong, Lơ Ku, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Đăk Hlow, Kông Bờ La, Đak Smar, Kon Pne - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 18: Huyện Ia Pa: Gồm các xã: Kim Tân, Ia Mrơn, Ia Trok, Chư Mố, Ia Kdăm, Pờ Tó, Ia Broăi, Ia Tul - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 19: Huyện Kông Chro: Gồm Thị trấn Kông Chro và các xã: Kông Yang, Yang Trung, an trung, Chơ Glong, Ya Ma, Yang Nam, Đăk Tơ Pang, Đăk Kơ Ning, Đăk Pơ Pho, Chư Krey, Sró, Đăk Pling, Đăk Song - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 20: Huyện Đăk Pơ: Gồm Thị trấn Đăk Pơ và các xã: Hà Tam, An Thành, Tân An, Cư An, Phú An, Yang Bắc, Ya Hội - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. - Đơn vị bầu cử số 21: Thị xã Ayun Pa: Gồm các xã: Chư Băh, Ia Sao, Ia Rbol, Ia Rtô và các Phường Hào Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ, Cheo Reo - Số đại biểu HĐND tỉnh được bầu là ba. V. MỘT SỐ MỐC THỜI GIAN BẦU CỬ THEO KẾ HOẠCH 42/KH-HĐBCQG, NGÀY 19/01/2021 CỦA HĐBC QUỐC GIA
STT
Mốc thời gian (chậm nhất)
Công việc phải hoàn thành
1
07/02/2021 (105 ngày trước ngày bầu cử)
Thành lập Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố
Thành lập Ủy ban bầu cử cấp huyện, Ủy ban bầu cử cấp xã
2
17/02/2021 (95 ngày trước ngày bầu cử)
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất
3
Khoảng 22/02/2021 đến 27/02/2021 (85 - 90 ngày trước ngày bầu cử)
Địa phương gửi dự kiến danh sách đơn vị bầu cử ở địa phương mình về Hội đồng bầu cử quốc gia
4
04/3/2021 (80 ngày trước ngày bầu cử)
Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử
Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử
5
14/3/2021 (70 ngày trước ngày bầu cử)
Thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội
Thành lập Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã
6
17 giờ ngày 14/3/2021 (70 ngày trước ngày bầu cử)
Kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử
7
19/3/2021 (65 ngày trước ngày bầu cử)
Hội nghị hiệp thương lần thứ 2
8
03/4/2021 (50 ngày trước ngày bầu cử)
Thành lập Tổ bầu cử
9
13/4/2021 (40 ngày trước ngày bầu cử)
Niêm yết danh sách cử tri
10
18/4/2021 (35 ngày trước ngày bầu cử)
Hội nghị hiệp thương lần thứ 3
11
28/4/2021 (25 ngày trước ngày bầu cử)
Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp
12
13/5/2021 (10 ngày trước ngày bầu cử)
Ngừng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử
13
22/5/2021 (trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ)
Kết thúc vận động bầu cử
14
23/5/2021
Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
15
02/6/2021 (10 ngày sau ngày bầu cử)
Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã
16
12/6/2021 (20 ngày sau ngày bầu cử)
Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội
VI. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân (viết tắt là VKSND) trong công tác phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 VKSND các cấp có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, song bên cạnh đó, ngành Kiểm sát nhân dân cũng là một bộ phận của Hệ thống chính trị, có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ chung của toàn Hệ thống chính trị, hoàn thành các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Điều 2, Hiến pháp 2013 quy định: "… Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và người dân thực hiện quyền làm chủ của mình qua các phương thức khác nhau, trong đó, trọng tâm chính là việc người dân bằng chính lá phiếu của mình, giới thiệu, bầu cử ra những người đại biểu có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trách nhiệm là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đại diện cho ý chí và nguyện vọng nhân dân, tham gia vào quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và đất nước". Chính vì vậy, bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XV, Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là hoạt động chính trị có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong đó, ngành Kiểm sát nhân dân nói chung và Ngành KSND tỉnh Gia Lai cũng phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình cùng với cấp ủy và chính quyền nhân dân các cấp thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử năm 2021. Để công tác kiểm sát của ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai đáp ứng kịp thời, toàn diện nhiệm vụ chính trị địa phương, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Giai Lai, đồng thời góp phần tích cực cho thành công của cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp sắp tới, trong đó, Ngành KSND tỉnh Gia Lai tập trung thực hiện các hoạt động sau: - Ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hưởng ứng, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa bầu cử; - Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành hướng tới phục vụ công tác bầu cử HĐND các cấp, gồm: + Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri; + Kiểm sát việc bảo đảm thực hiện quyền bầu cử đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân trong Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam và những người chấp hành án tại cộng đồng;+ Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến danh sách cử tri và danh sách bầu cử; + Thực hiện quyền kiến nghị, kiến nghị phòng ngừa đối với các vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác bầu cử. Ngoài các nhiệm vụ trên, ngành KSND tỉnh Gia Lai còn tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về Luật bầu cử, tiến trình bầu cử, danh sách bầu cử đến toàn thể công chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn, cụ thể: Ngày 15/01/2021, Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch công tác số 01/KH-VKS về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai năm 2021, trong đó có nội dung bám sát định hướng công tác tuyên truyền được nêu trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao: “Tuyên truyền định hướng thông tin về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, xây dựng hình ảnh người cán bộ Kiểm sát trong xây dựng, phát triển đất nước” và Kế hoạch số 09/KH-VKSTC ngày 22/01/2021 của Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền VKSND tối cao nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền, góp phần tích cực vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu công tác năm 2021 của VKSND tỉnh Gia Lai. Đồng thời chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Tổ chức VKSND, Luật tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Hướng dẫn số 13-HD/UBKTTW ngày 02/12/2020 của Ủy ban kiểm tra Trung ương về việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 của cấp ủy, tổ chức Đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 28/7/2017 về việc Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao; Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC ngày 08/01/2021 của VKSND tối cao về công tác kiểm sát giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2021. Kiểm tra, rà soát, nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo về tư pháp diễn ra trên địa bàn; phân công lãnh đạo, Kiểm sát viên giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm; chủ động phối hợp với các cơ quan tư pháp cùng cấp giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp phức tạp, kéo dài, không để phát sinh thành điểm nóng, bảo đảm giữ ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa bàn. Tích cực tham gia phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan nhà nước, đơn vị chức năng trong giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, nổi cộm; nhất là các khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự giới thiệu ứng cử Đại biểu HĐND các cấp, việc tổ chức thực hiện quy trình bầu cử, kết quả bầu cử… theo yêu cầu của cấp ủy và chính quyền địa phương. Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp nắm chắc và xử lý nghiêm, kịp thời các đối tượng lợi dụng chính quyền dân chủ có hành vi xúi giục khiếu kiện, cản trở phá rối việc bầu cử, chống người thi hành công vụ, vi phạm pháp luật hình sự. Ngoài ra, ở một số địa bàn huyện trong tỉnh Gia Lai, đồng chí Viện trưởng Viện KSND huyện được Ủy ban Bầu cử huyện phân công làm Ủy viên Tổ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bầu cử thì theo sự phân công của Tổ trưởng cần tích cực, chủ đổng thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác giải quyết khiếu nại tố cáo cho các Tổ bầu cử ở cơ sơ. Thông qua công tác kiểm tra, hướng dẫn không chỉ kịp thời giúp cấp cơ sở giải quyết những đơn thư đúng quy định mà còn nắm bắt được tình hình dư luận quần chúng nhân dân liên quan đến công tác bầu cử, cũng đồng thời nắm bắt các thông tin hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, từ đó phối hợp cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, góp phần cho cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc Hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thành công tốt đẹp./.
Tác giả bài viết: Lang Thị Dung
Tags: ý nghĩa, nhân dân, hội đồng, nhiệm kỳ, mục đích, quốc hội
Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 14 đánh giá
Xếp hạng: 3.5 - 14 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Viện KSND tỉnh Gia Lai tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phát động
(12/05/2021)
Viện trưởng VKSND huyện Chư Prông kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong bầu cử tại địa bàn cấp xã
(13/05/2021)
Giữ vững niền tin hướng về ngày hội của non sông
(13/05/2021)
Điểm mới trọng tâm của Cuộc Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND
(13/05/2021)
Quốc hội Việt Nam qua các bản Hiến pháp
(13/05/2021)
Tìm hiểu quy định về Phiếu bầu cử hợp lệ và không hợp lệ
(17/05/2021)
Mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2021-2026
(17/05/2021)
Cử tri “sáng suốt” là đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 trong bầu cử
(17/05/2021)
Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Cơ tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử đại biểu HĐND huyện Nhiệm kỳ 2021-2026
(17/05/2021)
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
(20/05/2021)
Viện KSND thị xã An Khê tổ chức tuyên truyền pháp luật về bầu cử tại Nhà tạm giữ Công an thị xã An Khê
(11/05/2021)
Các nguyên tắc bầu cử và điểm mới đáng chú ý trong công tác bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026
(11/05/2021)
Cảnh giác với những âm mưu, thủ đoạn chống phá bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
(11/05/2021)
Viện KSND huyện Chư Păh góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương trong nhiệm kỳ 2016 – 2021 Hội đồng nhân dân huyện
(07/05/2021)
VKSND huyện Chư Păh quán triệt, tuyên truyền pháp luật về bầu cử
(07/05/2021)
Viện KSND huyện Chư Prông hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị tại địa phương trong nhiệm kỳ 2016-2021 Hội đồng nhân dân huyện Chư Prông
(05/05/2021)
Những đóng góp của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kông Chro vào công tác chung của Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 2016-2021
(23/04/2021)
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân đối với cơ quan Dân cử cùng cấp
(23/04/2021)
Những đóng góp quan trọng của VKSND huyện Chư Pưh vào nhiệm kỳ 2016-2021 HĐND huyện khoá IX
(23/04/2021)
Viện KSND huyện Mang Yang góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kì 2016-2021
(23/04/2021)
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Cán bộ Ngành Kiểm sát tỉnh Gia Lai
TRUYỀN HÌNH KIỂM SÁT
Sau
Trước
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập25
Hôm nay1,937
Tháng hiện tại176,406
Tổng lượt truy cập19,239,679
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây