Một Số Quy định Mới Về Kỷ Luật Công Chức Có Hiệu Lực Thi Hành Từ ...
Có thể bạn quan tâm
Quốc hội ban hành Luật số: 52/2019/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH 12 và Luật Viên chức số 58/2010/QH12 (Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019). Theo đó, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 đã bổ sung thêm rất nhiều quy định mới, trong đó có nhiều chính sách mới tác động trực tiếp đến cán bộ, công chức, nổi bật là các quy định mới về kỷ luật công chức, cụ thể như sau:
1. Bổ sung thêm hình thức kỷ luật với công chức về hưu
Tại khoản 3 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008, khi công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì không giải quyết thôi việc. Theo đó, những quy định về kỷ luật tại Luật hiện hành chỉ áp dụng với công chức đang công tác, làm việc.
Theo đó, khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019 đã bổ sung hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu được quy định như sau:
- Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật.
- Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức kỷ luật. Như vậy, khi cán bộ, công chức đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị áp dụng các hình thức kỷ luật như vừa nêu trên.
2. Xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ
Hiện nay, căn cứ vào kết quả đánh giá, tiêu chuẩn không hoàn thành nhiệm vụ là một trong những tiêu chí đánh giá công chức. Theo đó, nếu công chức có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải quyết thôi việc (khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). Do đó, tại khoản 12 Điều 1 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã quy định cụ thể hình thức xử lý công chức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:
- Cho thôi việc: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc đối với công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại: Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có 02 năm không liên tiếp trong thời hạn bổ nhiệm được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì bố trí công tác khác hoặc không bổ nhiệm lại.
- Bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn: Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong 03 năm có 02 năm không liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ở vị trí việc làm đang đảm nhận thì bố trí vào vị trí việc làm có yêu cầu thấp hơn.
3. Công chức tham nhũng đương nhiên bị buộc thôi việc
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung : “Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm”. Có thể thấy việc bổ sung quy định mới này là hợp lý. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 thì: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Do đó, quy định mới này của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi thể hiện được sự thống nhất về mặt đấu tranh phòng chống tham nhũng với các Luật khác. Qua đó, giúp cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được quyết liệt, nghiêm minh hơn. Ngoài ra, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi cũng nhấn mạnh, hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (hiện nay hình thức này áp dụng chung đối với tất cả công chức vi phạm).
4. Công chức bị kỷ luật vẫn được xem xét bổ nhiệm lại
Theo Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Hết thời hạn này, chỉ công chức không vi phạm đến mức bị kỷ luật mới tiếp tục được bổ nhiệm. Điều này đồng nghĩa với việc, dù vi phạm ở mức độ nào thì công chức cũng sẽ không được bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Theo đó, căn cứ tại khoản 17, Điều 1 Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019 đã quy định rõ từng hình thức kỷ luật kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, cụ thể như:
Công chức bị khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương: Không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng;
Công chức bị giáng chức hoặc cách chức: Không bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng.
Công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử : Không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
5. Bốn trường hợp công chức không áp dụng thời hiệu kỷ luật
Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn này, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét kỷ luật (theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008). Tuy nhiên, nhiều hành vi có mức độ vi phạm quá nghiêm trọng, nếu vẫn áp dụng thời hiệu thì sẽ không có hiệu quả trong công tác quản lý công chức.
Do đó, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi 2019 đã bổ sung thêm các hành vi không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật. Điều này đồng nghĩa, dù vi phạm xảy ra tại thời điểm nào công chức đều bị kỷ luật nếu thuộc các trường hợp sau:
- Công chức là đảng viên có vi phạm đến mức bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
- Có hành vi xâm hại lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp
6. Kéo dài thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật công chức vi phạm
Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức 2008 thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật.
Tuy nhiên, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 đã quy định tăng thời hiệu xử lý đối với tính chất từng loại hành vi vi phạm gắn với hệ quả pháp lý (theo thứ tự 2 năm, 5 năm và không tính thời hiệu đối với một số hành vi cụ thể). Tăng thời hạn xử lý vi phạm kỷ luật từ 60 ngày và 90 ngày (đối với các vụ việc phức tạp) lên thành 90 ngày và 150 ngày. Quy định rõ việc bổ nhiệm khi bị kỷ luật (không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng đối với trường hợp bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương. Không bổ nhiệm chức vụ trong thời hạn 24 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức./.
Từ khóa » Hình Thức Kỷ Luật Cbcc
-
Quy định Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ Công Chức
-
Các Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức
-
Các Hình Thức Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức Mới Nhất
-
Điểm Mới Của Nghị định 112/2020/NĐ-CP Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ ...
-
Căn Cứ Xét Hình Thức Kỷ Luật Cán Bộ Cấp Xã - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Những điểm Mới, Sửa đổi, Bổ Sung Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công ...
-
Quy định Mới Về Xử Lý Kỷ Luật Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Cán Bộ, Công Chức Bị Kỷ Luật Thì Xử Lý Như Thế Nào? - Báo Lao Động
-
Hình Thức Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức
-
Nghị định 97/1998/NĐ-CP - Bộ Nội Vụ
-
Bàn Về Khiếu Nại Và Giải Quyết Khiếu Nại Quyết định Kỷ Luật Cán Bộ ...
-
Các Hành Vi Bị Xử Lý Kỷ Luật đối Với Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
Trường Hợp Nào Công Chức Bị Kỷ Luật Khiển Trách? - Chi Tiết Tin Tức
-
Hình Thức Kỷ Luật Cảnh Cáo đối Với Cán Bộ, Công Chức - Báo Hòa Bình