Một Số Quy ước Về Sóng điện Tim Bình Thường

Một số quy ước về sóng điện tim bình thường, nếu chỉ số nằm trong các ngưỡng này sau khi đo thì người đó ở trạng thái khỏe mạnh.

Mục lục

  • 1 Phức bộ QRS
  • 2 Sóng T
  • 3 Đoạn ST
  • 4 Phức bộ QRS ở chuyển đạo ngoại biên
  • 5 Đoạn ST và sóng P ở chuyển đạo ngoại biên

Phức bộ QRS

  • Phức bộ QRS ở các chuyển đạo trước tim
  • Toàn bộ chiều rộng của QRS không quá 0,10s (2,5 ô vuông nhỏ).
  • Phải có ít nhất một chuyển đạo có R cao trên 8mm.
  • Sóng R cao nhất không vượt quá 27 mm.
  • Sóng S sâu nhất không quá 30 mm.
  • Tổng giá trị tuyệt đối của sóng S sâu nhất và sóng R cao nhất không quá 40 mm.
  • Thời gian hoạt động thất (temps d’activation ventriculaire) tính từ điểm bắt đầu của QRS đến đỉnh sóng R ở các chuyển đạo có phức bộ qR không vượt quá 0,04s (1 ô vuông nhỏ).
  • Sóng Q không sâu quá 1/4 chiều cao của sóng R tiếp sau.
  • Bề rộng của sóng q không quá 0,04s.

Sóng T

Sóng T ở các chuyển đạo trước tim

  • V1: sóng T có thể dương, đảo ngược, hai pha hoặc dẹt (trừ khi trước đây sóng T của bệnh nhân đó dương thì sóng T ở V1 phải luôn luôn dương).
  • V2: sóng T có thể dương, đảo ngược, hai pha hoặc dẹt (trừ khi a/ sóng T trước đó là dương hoặc b/ sóng T dương ở V1 thì ở V2 sóng T cũng phải luôn luôn dương). Thông thường, sóng T dương ở V2.
  • V3 – V6: sóng T luôn luôn dương. Nói chung từ V3-V6 chiều cao của sóng T > 1/8 – nhưng < 2/3 chiều cao của sóng R ở cùng một chuyển đạo.

Đoạn ST

Đoạn ST ở các chuyển đạo trước tim

  • ST không chênh lên hoặc chênh xuống quá 1mm so với đường đẳng điện.
  • Quy ước này không nên áp dụng cứng nhắc cho các chuyển đạo V1 và V2 vì đoạn ST ở các chuyển đạo này có thể nằm lẫn vào phức bộ QRS.

Phức bộ QRS ở chuyển đạo ngoại biên

Phức bộ QRS ở các chuyển đạo ngoại biên

  • Sóng Q: không sâu quá 1/4 chiều cao của sóng R kế tiếp và không rộng quá 0,04s ở aVL, I, II hoặc aVF.Nếu trục QRS nằm từ + 75o hoặc chuyển phải thì aVL, aVR trở thành các chuyển đạo buồng tim thì q có thể có ở bất kỳ kích thước nào.
  • Sóng R: không vượt quá 13 mm ở aVl và 29 mm ở aVF.
  • Trục QRS: từ  – 30o → + 900.Sóng T ở chuyển đạo ngoại biên• Sóng T ở các chuyển đạo ngoại biên

Trục của sóng T trong mặt phẳng chắn không dao động quá ± 450 so với trục của QRS.

Nếu có sóng q bất thường ở II, aVF thì sóng T đảo ngược ở các chuyển đạo này được coi là bất thường cho dù trục của T và QRS chênh nhau không quá 45o.

Đoạn ST và sóng P ở chuyển đạo ngoại biên

Đoạn ST ở các chuyển đạo ngoại biên: Không chênh lên hoặc chênh xuống quá 1 mm so với đường đẳng điện

Sóng P

  • Không rộng quá 0,12s và không cao quá 2,5 mm ở DII
  • Bề rộng của pha âm (nếu có) ở V1 không bao giờ rộng hơn pha dương.

Ts. Tạ Mạnh Cường – Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ

Từ khóa » Hình ảnh Sóng điện Tim Bình Thường