Một Số Sai Lầm Thường Gặp Trong điều Trị Bệnh Lao
Có thể bạn quan tâm
22/03/2007
Thuốc chữa lao có thuốc chủ yếu; thứ yếu, có thuốc mạnh và có thuốc yếu.
Thuốc có tác dụng mạnh (thuốc chủ yếu), như isoniazid (INH), rifampicin, streptomycin... Thuốc có tác dụng yếu như ethambutol, PAS, ethionamid...
Công thức chữa lao mạnh là công thức gồm nhiều thứ thuốc chữa lao mạnh như công thức gồm các thuốc RHZ (rifampicin, isoniazid, pyrazinamid) SHRZ (streptomycin, isoniazid, rifampicin, pyrazinamid).
Công thức chữa lao yếu là công thức chỉ có các thuốc chữa lao thứ yếu.
Điều trị sai lầm là:
- Điều trị bằng một thứ thuốc (đơn trị liệu). Ví dụ chỉ dùng một thứ thuốc như chỉ uống INH, chỉ tiêm streptomycin mặc dù các thuốc đó thuộc loại thuốc chống lao chủ yếu, có tác dụng mạnh đối với trực khuẩn lao. Trong điều trị lao điều tối kỵ là điều trị chỉ bằng một thứ thuốc.
Thường thì phải dùng 3 thứ thuốc ví dụ SHZ (streptomycin, INH, pyrazinamid) hoặc RHZ (rifampicin, INH, pyrazinamid) hoặc 4 thứ thuốc ví dụ RHZE (rifampicin, INH, pyrazinamid, ethambutol) hoặc SHRZ (streptomycin INH, rifampicin, pyrazinamid) có thể dùng 5 thứ thuốc như SHRZE (streptomycin, INH, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol).
Điều trị chỉ bằng một thứ thuốc là sai lầm vì sẽ gây ra các chủng kháng thuốc, thuốc không còn tác dụng chữa trị , bệnh không thể khỏi.
- Điều trị bằng 2 hoặc 3 thứ thuốc nhưng trong các thuốc đó trực khuẩn lao của người bệnh đã kháng với 1 hoặc 2 loại thuốc. Như vậy tuy điều trị cho người bệnh 2 - 3 loại thuốc nhưng thực tế chỉ là điều trị một thứ thuốc vì các thuốc khác trực khuẩn lao đã kháng thuốc rồi. Đây cũng là điều tối kỵ trong việc chữa bệnh và là điều cực kỳ nguy hiểm vì ngoài việc thuốc không có tác dụng đầy đủ với trực khuẩn lao (đơn trị liệu) nó còn làm cho trực khuẩn lao dễ dàng kháng với loại thuốc có tác dụng còn lại này.
- Điều trị bằng các công thức chữa lao không phù hợp ví dụ người mắc bệnh lao do loại trực khuẩn lao không điển hình gây ra lại chữa trị cho họ bằng loại thuốc không có tác dụng với loại trực khuẩn này như chữa cho họ bằng pyrazinamid là thuốc loại trực khuẩn lao này không nhạy cảm hoặc chữa cho người mắc lao bằng các thuốc có thể gây tai biến cho họ.
Ví dụ người mắt kém lại chữa bằng ethambutol là thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến thần kinh thị giác người nghễnh ngãng lại chữa cho họ bằng streptomycin là loại thuốc có tác dụng xấu trên thần kinh thính giác, người dị ứng với pyrazinamid lại chữa cho họ bằng loại thuốc này, người chức năng gan suy giảm do xơ gan, viêm gan, nghiện rượu v.v... lại được chữa bằng rifampicin có thể có ảnh hưởng không tốt đối với chức năng gan, người viêm khớp, đau khớp lại chữa trị cho họ bằng pyrazinamid v.v...
- Điều trị không đủ thời gian quy định.
Thường thì người mắc bệnh lao sau 1 - 2 tháng điều trị bệnh sẽ thuyên giảm hẳn: đờm giảm hoặc hết, không còn sốt, ăn uống trở nên ngon miệng, lên cân, không còn đau tức ngực, sức khoẻ trở lại gần như bình thường, có thể làm việc mà không thấy mệt v.v... Khi đó người bệnh thường tự cho là đã khỏi (vì không có bệnh nhiễm khuẩn nào phải điều trị kéo dài như vậy) nên tự ngừng điều trị.
Các lý do khác khiến người bệnh chữa không đủ thời gian còn là do hoàn cảnh sinh sống khó khăn, không đủ tiền tiếp tục chữa bệnh, do phải đi làm để kiếm sống (người mắc lao thường là người nghèo) do muốn dấu người thân, dấu người xung quanh... nên chữa thất thường, dấu diếm, lúc có lúc không, do bận rộn công việc v.v...
Điều trị thuốc không đủ liều lượng.
Do thầy thuốc không chuyên khoa, cho không đủ liều lượng theo cân nặng người bệnh, do người bệnh tự ý điều trị không biết dùng thuốc theo đúng cân nặng.
- Do điều trị bằng các thuốc chống lao kém phẩm chất, thuốc đã hỏng, đã quá hạn...
-Do điều trị không đúng công thức, không đúng phác đồ không có giai đoạn điều trị tấn công (điều trị hàng ngày liên tục), giai đoạn duy trì (điều trị cách quãng theo thời điểm quy định).
-Thường chính trong giai đoạn điều trị duy trì người bệnh hay quên, không nhớ ngày phải dùng thuốc vv...
Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội bài lao và bệnh phổi thế giới đã nêu phương châm "Thà không chữa bệnh lao còn hơn là chữa không đúng".
Từ khóa » Thuốc Rhze
-
Cập Nhật Phác đồ điều Trị Lao Năm 2015
-
Những Nguyên Tắc Tránh Kháng Thuốc Khi điều Trị Lao
-
[PDF] CẨM NANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO
-
Table: Liều Dùng Thuốc Chống Lao Hàng Thứ Nhất đường Uống
-
Phác đồ điều Trị Lao Và Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
ĐIỀU TRỊ LAO - SlideShare
-
Điều Trị Bệnh Lao
-
Điều Trị Bệnh Lao
-
QUYẾT ĐỊNH 2760/QĐ-BYT NGÀY 03/6/2021 BAN HÀNH HƯỚNG ...
-
Khi Bệnh Lao Kháng Thuốc... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Điều Trị Bệnh Lao Kháng Thuốc Như Thế Nào? - Báo Nhân Dân
-
Thông Tin Pyrazinamid | Nhà Thuốc An Khang
-
Quản Lý Bệnh Lao – Wikipedia Tiếng Việt