Một Số Sự Thật Về Câu Chuyện Ma Gà Lạng Sơn Mà Bạn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
“Ma Gà Lạng Sơn” hay còn được biết đến với nhiều cái tên như ma Chài, ma Ngũ Hải… có xuất xứ từ một số dân tộc thiểu số như Tày, Nùng cư ngụ ở miền núi tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Từ xa xưa tới bây giờ, Ma Gà là một cái gì đó vô hình dù chưa ai hình dung được hình dáng “ma Gà” như thế nào, nhưng nỗi ám ảnh về nó vẫn còn tồn tại trong đời sống tâm linh người Tày, Nùng từ đời này qua đời khác.
- Ma gà Lạng Sơn là gì?
- Cái chết của cô hoa khôi người Tày
- Luyện bùa ngải ma gà Lạng Sơn như thế nào?
- Thực hư những chuyện rùng rợn về ma gà Lạng Sơn
- Ma gà có tác dụng gì?
- Lời kết
Ma gà Lạng Sơn là gì?
Ma gà là 1 cái gì đó rất đáng sợ trong con mắt những người dân tộc vùng cao. Những câu chuyện về ma gà Lạng Sơn thường được lan truyền phổ biến với dân tộc Tày và Nùng ở vùng núi phía Bắc hay Tây Nguyên,
Ngoài cái tên Ma gà, nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như Ma chài, Ma ngũ hải… Và tương truyền rằng, ma sẽ giúp chủ nhân, tức người nuôi ma trông nhà trông của. Theo lời kể lại từ xa xưa thì ma gà thường sẽ ám vào các cô gái xinh đẹp, như 1 lời nguyền truyền kiếp. Nếu nhà nào mà đã có ma gà thì ma gà đời này chết đi sẽ có ma gà đời sau thế vào.
Khi nhắc đến ma gà, nó khiến cho bao người khiếp sợ nhưng để nói rõ ma gà là gì, ma gà có hình dạng ra sao thì có lẽ chẳng ai rõ. Đến các thầy mo có tài trừ ma gà Lạng Sơn cũng không xác định được chính xác hình dáng của ma.
Trong quan niệm của người dân tộc Tày xứ Lạng (Lạng Sơn), “ma Gà” là một thứ gì đó vô hình, thường được nuôi trong chum, đặt ở những xó nhà, nhằm trông nhà, giữ của. Người nào vào ăn cắp là nó sẽ đi theo ăn hết ruột gan hoặc làm cho kẻ đó trở nên điên loạn.
Đọc thêm Địa điểm du lịch Hàn Quốc và bí kíp đặt vé máy bay giá rẻCái chết của cô hoa khôi người Tày
Gần 40 năm an cư lạc nghiệp nơi đất khách, ông Hà Dân (56 tuổi) cho biết đã chứng kiến vô số chuyện đau lòng về cơn ác mộng “ma gà” nhập vào những cô gái ở độ tuổi xuân thì, gây ra không biết bao cái chết oan ức. Ông Dân nhớ lại, vào những thập niên 80 của thế kỷ trước, buôn này bị “ma gà” hoành hành rất dữ.
Buổi lễ trục “ma gà” vào khoảng năm 1982 mà ông tận mắt chứng kiến đến bây giờ ông còn nhớ như in. Đó là Nông Hinh (18 tuổi), cô gái đẹp nhất nhì ở xã Ea Tam lúc bấy giờ bị cộng đồng cho là đã bị “ma gà” nhập, bởi thời gian đó cô hay nói lung tung và ở hai bên nách có trồi lên hai cục thịt. Sợ hãi, gia đình đã nhờ thầy mo đến trục con “ma gà”.
Sau khi xem qua bệnh tình, thầy mo yêu cầu người nhà lấy thần sa (cát đỏ giống như thiên thạch nghiền nát) và hồng hoàng để kẹp vào hai bên nách của cô gái. Kẹp cả tuần mà vẫn không hết, hai nách đã sưng tấy lên thì thầy mo chữa bằng cách “lên đồ” nặng hơn, lấy diêm sinh thầy tự bào chế tiếp tục kẹp vào nách nhưng Anh vẫn không hết bệnh.
Thế là ông thầy mo cùng người nhà đè nạn nhân xuống đất, rồi cả chục người, trai gái lớn bé, họ hàng nội ngoại thi nhau trét phân gà và tiểu lên người cô. Ông thầy mo dùng một bó nhang to đùng, khấn vái, quơ qua quơ lại khắp nhà ngoài sân.
Sau đó, dùng từng cây nhang cháy đỏ rực, chích vào hai cục hạch ở nách co Hinh. Thấy con “ma gà” đau đớn giãy giụa, gào thét, cả đám thay nhau dùng roi đánh khắp thân thể cô. Cô chết đi sống lại mấy lần, đến ngày thứ ba thì cô qua đời.
Ông Dân cho biết, lệ tục “ma gà” của người Tày tại Ea Tam gần như không còn phổ biến nữa. Bởi cũng nhờ sự quan tâm, tuyên truyền, giải thích của các cán bộ xã, huyện về những hủ tục lạc hậu, ấu trĩ nên bà con người Tày khi thấy người nhà có biểu hiện không ổn về thần kinh và sức khỏe, họ đã biết đưa người nhà xuống bệnh viện huyện, tỉnh tìm cách chữa trị.
Đọc thêm Cùng Việc Làm Tốt tìm hiểu về thị trường việc làm Hà NộiMột vài thầy mo đã bị pháp luật trừng trị vì kiểu trục “ma gà” phản khoa học khiến nhiều nạn nhân tử vong. Nhưng theo ông Dân, ở một số nơi, thầy mo vẫn còn lén lút trục “ma gà” vì vẫn có người tin vào lời đồn thổi từ xa xưa.
Luyện bùa ngải ma gà Lạng Sơn như thế nào?
Theo quan niệm của người dân tộc thiểu số vùng cao, ma gà là thứ bùa phép bí ẩn có quyền năng rất lớn.
Thường người ta nuôi ma gà là để trông nhà, giữ của trong nhà. Nếu trong nhà có ma này trông coi thì chẳng bao giờ sợ mất đồ mất của bởi hễ có kẻ nào lẻn vào trộm cắp thì dù có hoá trang ra sao, nhanh nhẹn thế nào, ma gà cũng có cách để đi theo. Nhẹ thì khiến cho kẻ đó lên cơn điên dại, thần kinh, nặng thì mất mạng do bị con ma ăn hết ruột gan mà chết.
Gia đình nào mà nuôi ma gà ngoài ban thờ tổ tiên thì phải có thêm ban thờ ma đặt ở nơi khuất tối trong nhà, ít người qua lại. Riêng ma gà thì phải nuôi trong chum, đậy kín, để ở xó nhà kín đáo, tránh để người ngoài nhìn thấy.
Vào các dịp lễ Tết, trước tiên gia chủ phải làm lễ cúng ở ban thờ ma gà rồi sau đó mới được cúng ở ban thờ tổ tiên. Trước khi tổ chức việc trọng đại trong nhà như xây nhà sửa cửa, cưới hỏi thì phải làm lễ báo với con ma đang được nuôi trong nhà, nếu nó cho phép thì mọi việc mới được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.
Đọc thêm Top 10 bài hát then Lạng Sơn hay nhất và được nghe nhiều nhấtVà hàng tháng gia chủ nuôi ma gà phải làm lễ cho ma ăn. Gia chủ nên chọn 1 ngày nhất định trong tháng, tắm rửa sạch sẽ rồi khấn vái làm lễ, dâng đồ ăn cho ma.
Gia chủ cần phải nhớ ngày cho ma ăn, bởi chỉ cần ma đói thì gia đình sẽ xảy ra những chuyện không thể lường trước được. Có thể ma sẽ nhập vào người trong nhà đòi ăn, nặng hơn là bắt chính chủ nhà làm thức ăn.
Thực hư những chuyện rùng rợn về ma gà Lạng Sơn
Mọi người thường truyền tai nhau những câu chuyện tâm linh đậm chất kinh dị, bí ẩn về loài ma này. Những chuyện kinh dị như là ma bắt gà vịt ăn sống, bắt người ăn hết ruột gan. Hay kinh dị nhất là ma làm cho người trong bản, trong làng trở nên điên dại.
Tuy nhiên mọi chuyện đều là lời đồn đại chứ chẳng ai dám khẳng định những bi kịch xảy ra là do ma gà gây nên. Và lý do màn người ta tin vào những câu chuyện thực thực hư hư vì họ chẳng tìm được những lời giải thích nào hợp lý mỗi khi lợn gà trong nhà gặp dịch lăn đùng ra chết hay người trong nhà đang khoẻ mạnh bỗng dưng ốm đau bệnh tật.
Người ta cho rằng vật nuôi hay người thân trong nhà của mình đang bị 1 thế lực vô hình nào đó đe doạ, bị bỏ bùa hoặc đã bị ma ám… Thay vì tìm đến thầy thuốc để chữa bệnh, người dân lại đến nhờ thầy mo, thầy cúng để làm lễ trừ con ma đang quấy phá.
Ma gà có tác dụng gì?
Người nuôi ma gà với mục đích bảo vệ của cải trong nhà, tránh bị các tên đạo tặc trộm cắp mất tài sản.
Lời kết
Một số sự thật về câu chuyện ma gà Lạng Sơn xin được khép lại tại đây. Trân trọng cảm ơn các bạn đã đồng hành và theo dõi bài viết của chúng tôi. Theo dõi trang web để biết thêm nhiều thông tin mới nhất từ chúng tôi nhé.
Từ khóa » Cúng Ma Gà
-
MA GÀ Là Gì? Nuôi Ma Gà để Làm Gì? - Lịch Ngày TỐT
-
Bí ẩn Chuyện “ma Gà”
-
Top 15 Cúng Ma Gà
-
MA GÀ Là Gì? Nuôi Ma Gà để Làm Gì?
-
Đi Tìm Sự Thật Về “ma Gà” - Tiền Phong
-
Ma Gà Là Gì? Làm Thế Nào để Luyện Bùa Ngải Ma Gà? - Kèo Bóng đá
-
Các Câu Chuyện Về Bùa Ngải - Ma Gà - Wattpad
-
Ma Gà Là Gì? Giải Mã Sự Thật Ma Gà Cho Ai Chưa Biết
-
"Ma Gà" Và Những Vụ án đau Lòng - An Ninh Thủ đô
-
MA GÀ "Ma Gà" Tiếng Dân Tộc... - Văn Hóa Tày - Nùng Xứ Lạng
-
Bùa Ngải Ma Gà Là Gì? Thực Hư Chuyện Rùng Rợn Ma Gà Hại Người
-
Cúng “Gà Ma Dó” - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Câu Chuyện Có Thật Về Cô Gái Bị Ma Gà Nhập MC Đình Soạn Kể ...
-
MA GÀ Là Gì? Nuôi Ma Gà để Làm Gì? - Blog Chia Sẻ AZ