Một Số Thể Loại Văn Học: Kịch, Văn Nghị Luận - Ngữ Văn 11 - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 11 Tuần 32 Ngữ Văn 11 Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận - Ngữ văn 11 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 15 FAQ

Qua bài học này, giúp các em hiểu được đặc điểm của một số loại hình văn bản: kịch và văn nghị luận về khái niệm, đặc trưng, yêu cầu và những thể loại của chúng. Bên cạnh đó, giúp các em vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Kịch

a. Khái niệm

b. Đặc trưng của kịch

c. Phân loại

d. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

1.2. Văn nghị luận

a. Khái niệm

b. Đặc điểm

c. Phân loại

d. Yêu cầu đọc văn nghị luận

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Tóm tắt bài

1.1. Kịch

a. Khái niệm

  • Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, trong đó đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống.

b. Đặc trưng của kịch

  • Tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.

c. Phân loại

  • Căn cứ vào tính chất: hài kịch, bi kịch, chính kịch.
  • Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại: kịch dân gian, kịch hiện đại, kịch cổ điển.
  • Căn cứ vào ngôn ngữ diễn đạt: kịch câm, kịch nói, kịch hát múa…

d. Yêu cầu về đọc kịch bản văn học

  • Gồm 4 bước
    • Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn.
    • Chú ý lời thoại của các nhân vật.
    • Phân tích hành động kịch.
    • Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.

1.2. Văn nghị luận

a. Khái niệm

  • Nghị luận là thể loại văn học đặc biệt, dùng lập luận, luận điểm, luận cứ để bàn luận về một vấn đề xã hội, chính trị hay văn học nghệ thuật.

b. Đặc điểm

  • Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm
  • Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ
  • Lập luận thuyết phục.
  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao.

c. Phân loại

  • Xét nội dung: Văn chính luận, văn phê bình văn học.
  • Theo trung đại: Chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần…
  • Hiện đại: Tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận…

d. Yêu cầu đọc văn nghị luận

  • Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm
  • Chú ý đến luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận của bài nghị luận.
  • Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.
  • Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức; rút ra bài học và tác dụng của tác phẩm với cuộc sống.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề 1: Chỉ ra các xung đột kịch trong đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" của Nguyễn Huy Tưởng (trích Vũ Như Tô, SGK Ngữ văn lớp 11, tập 1, trang 185- 192).

  • Qua diễn biến của vở kịch, ta thấy thể hiện hai mâu thuẫn.
    • Mâu thuẫn thứ nhất
      • Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cơ cực, thống khổ của nhân dân lao động (nói gọn lại là mâu thuẫn giữa lợi ích của bậc chúa với quyền sống của dân chúng, tất yếu sẽ dẫn đến việc dân chúng nổi dậy diệt trừ tên bạo chúa và tất cả những kẻ bị xem là cùng phe cánh của hắn ở hồi cuối của vở kịch).
    • Mâu thuẫn thứ hai
      • Mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân.

Đề 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong đoạn trích "Một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh (SGK Ngữ văn lớp 11, tập 2, trang 101- 103).

  • Lời văn của Hoài Thanh tự nhiên, biến hoá có sức thuyết phục cao,vừa sắc sảo lại vừa tinh tế.
  • Ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc, dung dị, dễ hiểu mà vẫn xúc tích, giàu hình ảnh, mang sắc thái biểu cảm cao đã tạo một phong vị riêng cho lời bình của tác giả.
    • Ví dụ: "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu...Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" là một đoạn văn đặc sắc về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật.
      • Cách diễn đạt móc xích ở những câu đầu tiên đã tạo ra sự liền mạch trong cảm xúc của đoạn văn "trong vòng chữ tôi" - mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh".
      • Khẳng định cái "tôi" cô đơn của các thi nhân thơ mới, tác giả đã mượn cách nói lặp lại cấu trúc ngữ pháp như phát triển điệp khúc: "ta thoát lên tiên", "ta điên cuồng cùng", "ta phiêu lưu với", "ta đắm say cùng"...
      • Các câu văn giàu tính nhạc đã tạo ra các vế câu nhịp nhàng, cân chỉnh đều đặn: "động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ".
  • Ở phần kết, vẫn là cách sử dụng hình thức điệp ngữ "chưa bao giờ" (được lặp lại ba lần), cùng với hình thức câu phủ định đã tạo hiệu quả diễn đạt cao. Phủ định để khẳng định niềm tin mãnh liệt của tác giả vào sự phát triển của thơ mới trong văn mạch của dân tộc.
  • Đoạn trích có lập luận chặt chẽ đảm bảo tính logic của tư duy có khả năng thuyết phục cao, khẳng định một ưu thế của văn nghị luận phê bình.
  • Cách dẫn dắt mạch văn tự nhiên, linh hoạt, độc đáo.
  • Lối diến đạt giàu hình ảnh, cảm xúc được đan cài tinh tế, uyển chuyển.

3. Soạn bài Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận

Để nắm được kịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

  1. Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận
  2. Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận tóm tắt

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Ngữ văn 11 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11

Toán 11

Toán 11 Kết Nối Tri Thức

Toán 11 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 11 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 11 KNTT

Giải bài tập Toán 11 CTST

Trắc nghiệm Toán 11

Ngữ văn 11

Ngữ Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 11 Cánh Diều

Soạn Văn 11 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 11 Chân Trời Sáng Tạo

Văn mẫu 11

Tiếng Anh 11

Tiếng Anh 11 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 11 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 11 CTST

Tài liệu Tiếng Anh 11

Vật lý 11

Vật lý 11 Kết Nối Tri Thức

Vật Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 11 Cánh Diều

Giải bài tập Vật Lý 11 KNTT

Giải bài tập Vật Lý 11 CTST

Trắc nghiệm Vật Lý 11

Hoá học 11

Hoá học 11 Kết Nối Tri Thức

Hoá học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Hoá Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Hoá 11 KNTT

Giải bài tập Hoá 11 CTST

Trắc nghiệm Hoá học 11

Sinh học 11

Sinh học 11 Kết Nối Tri Thức

Sinh Học 11 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh Học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh học 11 KNTT

Giải bài tập Sinh học 11 CTST

Trắc nghiệm Sinh học 11

Lịch sử 11

Lịch Sử 11 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Sử 11 KNTT

Giải bài tập Sử 11 CTST

Trắc nghiệm Lịch Sử 11

Địa lý 11

Địa Lý 11 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Địa 11 KNTT

Giải bài tập Địa 11 CTST

Trắc nghiệm Địa lý 11

GDKT & PL 11

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập KTPL 11 KNTT

Giải bài tập KTPL 11 CTST

Trắc nghiệm GDKT & PL 11

Công nghệ 11

Công nghệ 11 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 11 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 11 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 11

Tin học 11

Tin học 11 Kết Nối Tri Thức

Tin học 11 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 11 KNTT

Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 11

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 11

Tư liệu lớp 11

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK2 lớp 11

Đề thi HK1 lớp 11

Đề thi giữa HK1 lớp 11

Đề thi HK2 lớp 12

Tôi yêu em - Pu-Skin

Đề cương HK1 lớp 11

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Công nghệ 11 Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi

Chí Phèo

Chữ người tử tù

Hạnh phúc một tang gia

Cấp số cộng

Cấp số nhân

Văn mẫu và dàn bài hay về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Các Tác Phẩm Kịch Lớp 12