Một Số Thiết Lập Khẩu độ Chụp Chân Dung - Shop Nhiếp Ảnh

Thiết lập khẩu độ f-stop trong chụp ảnh chân dung cần sử dụng là một quyết định quan trọng của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khi chụp chân dung. Sau đây là 3 số f thường được sử dụng cho các ý định nhiếp ảnh khác nhau. Việc ghi nhớ chúng có thể giúp bạn chụp được những tấm ảnh có vẻ chuyên nghiệp!

Một số thiết lập khẩu độ chụp chân dung

EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.2L USM/ FL: 85mm/ f/2.8/ 1/125 giây/ EV±0/ ISO 320/ WB: Auto

3 thiết lập khẩu độ hữu dụng

Chân dung chụp với f/2.8 ở 85mm, bằng EOS 5D Mark III

EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.2L USM/ FL: 85mm/ f/2.8/ 1/125 giây/ EV±0/ ISO 200/ WB: Auto

*Thủ Tục Chụp 1: Xác định ý định chụp của bạn, và quyết định các yếu tố hậu cảnh. 2: Xác định độ dài tiêu cự của ống kính. 3: Cài đặt chế độ thành Aperture-Priority AE. 4: Thay đổi số f theo ý định chụp của bạn.

Hiệu ứng bokeh hậu cảnh là một yếu tố quan trọng cần sử dụng khi chụp ảnh người, vì mở khẩu sẽ cho phép bạn nhấn mạnh sự hiện diện của một người trong ảnh. Tuy nhiên, điều này tạo ra hiệu ứng nhòe lớn, có thể khiến cho bạn không chụp được những chi tiết trong một số trường hợp.

Ở đây, chúng tôi giới thiệu 3 số f mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng để có được những hiệu ứng họ mong muốn khi chụp chân dung. Với các số f này làm điểm bắt đầu, sau đó bạn có thể tinh chỉnh chúng theo điều kiện chụp và ý định chụp của bạn.

1. f/2.8 – Để có hiệu ứng bokeh hậu cảnh mờ mịn làm cho đối tượng nổi bật

Chân dung có hiệu ứng bokeh mờ mịn ở f/2.8. Chụp bằng EOS 5D Mark III

EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.2L USM/ FL: 85mm/ f/2.8/ 1/125 giây/ EV±0/ ISO 100/ WB: Auto

Sử dụng f/2.8 làm cho một người hoàn toàn nổi bật, trong khi làm nhòe các yếu tố hậu cảnh. Nếu bạn có thể sử dụng một ống kính có số f nhỏ, hãy thử bắt đầu bằng f/2.8 để tham chiếu. Thủ thuật bổ sung: Đây cũng là một thiết lập khẩu độ rất phù hợp để làm nổi bật nét mặt trong ảnh cận mặt.

2. f/5.6 – Để có hiệu ứng bokeh hậu cảnh vừa phải

Chân dung cận mặt ở f/5.6. Hiệu ứng bokeh không mờ mịn lắm, chỉ vừa phải đối với độ dài tiêu cự.

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ f/5.6/ 1/160 giây/ EV±0/ ISO 250/ WB: Auto

Khi sử dụng tầm tele của ống kính, hoặc trong các cảnh trong đó bạn chụp cận cảnh, bạn có thể thấy rằng f/2.8 tạo ra hiệu ứng bokeh quá mạnh. Vào những lúc như thế, hãy thử sử dụng f/5.6.

3. f/11 – Để có ảnh sắc nét khi lấy nét sâu Chân dung chụp ở góc rộng với nét sâu, chụp ở f/11 để có độ sắc nét

EOS 760D/ EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 20mm (tương đương 12,5mm)/ f/11/ 1/80 giây/ EV±0/ ISO 100/ WB: Auto

Ở các cảnh trong đó bạn muốn bao gồm phần còn lại của cảnh trong khung hình, và chụp mọi thứ sắc nét bao gồm hậu cảnh (có nghĩa là lấy nét sâu), hãy thử dùng f/8 đến f/11. Ví dụ, sử dụng f/8 như quy tắc căn bản khi bạn muốn đảm bảo rằng các chi tiết quần áo được chụp sắc nét trong khi chụp ảnh thời trang trong studio.

Thủ thuật: 85mm là độ dài tiêu cự thường được sử dụng trong chụp ảnh chân dung

Chụp ở 85mm (độ dài tiêu cự thông dụng để chụp chân dung)

EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.2L USM/ FL: 85mm/ f/2.8/ 1/125 giây/ EV±0/ ISO 200/ WB: Auto

Một thiết bị thiết yếu để chụp ảnh chân dung là ống kính tele, giúp dễ dàng tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh. Điều này cho phép bạn chụp một người từ xa một cách dễ dàng, đồng thời cũng giúp tạo ra hiệu ứng bokeh lớn. Nếu bạn sử dụng máy ảnh EOS có cảm biến full-frame, sử dụng một ống kính trong tầm 80mm đến 100mm, trong khi đối với máy ảnh EOS có cảm biến APS-C, hãy sử dụng ống kính 50mm đến 60mm.

Ngoài ra, lưu ý rằng đầu tele của ống kính zoom tiêu chuẩn đối với máy ảnh APS-C là 55mm, hay 88mm ở mức tương đương phim 35mm. Bắt đầu bằng cách lập bố cục ảnh ở đầu tele của ống kính zoom tiêu chuẩn để làm quen với cảm giác khoảng cách trong chụp ảnh chân dung. Nếu bạn có một cảnh với không gian rộng lớn phía sau đối tượng, bạn cũng sẽ có thể chụp được ảnh có hiệu ứng bokeh rất mờ mịn.

Từ khóa » Chụp ảnh đẹp Với 5d Mark 2