Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý đất đai
Có thể bạn quan tâm
Về chính sách pháp luật đất đai
Luật Đất đai, đây là Luật có phạm vi điều chỉnh rộng điều chỉnh quan hệ về sở hữu đất đai, sử dụng đất đai. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật các Luật có liên quan có xu hướng quy định điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến đất đai dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan, ví dụ như: Luật Đầu tư, Doanh nghiệp quy định chồng lấn về các vấn đề liên quan đến đầu tư trên đất; Luật Đấu thầu quy định về các vấn đề đấu thầu dự án có sử dụng đất; Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Lâm nghiệp quy định chồng lấn về các vấn đề tài sản gắn liền với đất; Luật Công chứng quy định chồng lấn, quy định khác với Luật Đất đai về các vấn đề công chứng, chứng thực giao dịch đất đai; Luật quản lý và sử dụng tài sản công quy định chồng lấn về đất đai là trụ sở cơ quan nhà nước…;
Những mâu thuẫn, chồng chéo nêu trên đã gây khó khăn cho tổ chức thực hiện và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định của pháp luật, dẫn tới chưa khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
Về quy hoạch sử dụng đất
Công tác dự báo nhu cầu sử dụng đất một số ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư chất lượng thấp, chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên khi có các công trình dự án đầu tư còn bị động.
Về giao đất, cho thuê đất
Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư. Tình trạng dự án Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng tuy đã được khắc phục nhưng vẫn còn xảy ra gây lãng phí nguồn lực đất đai; quy định chuyển sang thuê đất của các tổ chức sự nghiệp công lập vẫn chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, cả nước còn 2.795 tổ chức kinh tế đang sử dụng 655.056 ha đất tại 36 tỉnh, thành phố được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất mà chưa chuyển sang thuê đất theo quy định; trong đó có 1.369 doanh nghiệp nhà nước sử dụng 100.113 ha đất, 113 hợp tác xã sử dụng 335.881 ha đất và 413 tổ chức khác đang sử dụng 219.062 ha đất.
Việc phân cấp mạnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho địa phương qua thực tế triển khai thực hiện đã nảy sinh tình trạng Trung ương không kiểm soát chặt chẽ được việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại các vị trí xung yếu, chiến lược về quốc phòng, an ninh và quyết định đối với việc sử dụng đất của các dự án có tầm quan trọng quốc gia. Việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai rất khó khăn, nhất là các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng; việc quản lý, điều tiết đất đai trong các khu kinh tế, khu công nghiệp còn hạn chế, bất cập, nhiều khu công nghiệp tỷ lệ lấp đầy thấp.
Về tài chính đất đai
Việc xác định giá đất cụ thể còn có vướng mắc trong quy định của pháp luật cũng như triển khai trong thực tế, như theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất thì những thửa đất có giá trị theo bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dưới 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh, thành phố còn lại thì thuộc trách nhiệm của ngành tài chính; đối với trường hợp thửa đất có giá trị bằng hoặc cao hơn các mức trên thì thuộc trách nhiệm của ngành tài nguyên và môi trường. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh là chủ tịch Hội đồng thẩm định giá nhưng hầu hết các địa phương đều phân cấp hoặc ủy quyền cho Phó chủ tịch tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài chính. Việc phối hợp giữa cơ quan xác định giá đất cụ thể và cơ quan thẩm định giá đất chưa tốt, để kéo dài thời gian.
Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số địa phương còn chậm, nhất là các dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường trong giai đoạn thay đổi cơ chế, chính sách. Một số dự án lớn thực hiện kéo dài đã nhiều năm nhưng chưa hoàn thành, vừa ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vừa tác động không tốt đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Một số địa phương chưa xây dựng khu tái định cư trước khi quyết định thu hồi đất hoặc đã xây dựng nhưng vị trí không thuận lợi, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, không phù hợp với phong tục, tập quán của người có đất thu hồi.
Về công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức thi hành pháp luật đất đai
Qua công tác kiểm tra và chỉ đạo trong thời gian vừa qua cho thấy công tác tổ chức thi hành pháp luật đất đai ở nhiều địa phương còn hạn chế, chưa quyết liệt mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể và theo phân cấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng chưa quyết liệt. Cùng một quy định nhưng có địa phương làm tốt, có địa phương làm chưa tốt vẫn còn tình trạng đùn đẩy lên cấp trên.
Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai đã có xu hướng giảm so với trước đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Các vụ việc đông người, phức tạp chủ yếu liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch, dịch vụ. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền của địa phương vẫn còn chậm, tình trạng công dân gửi đơn khiếu nại vượt cấp lên các cơ quan Trung ương vẫn còn nhiều.
Về tổ chức, bộ máy ngành quản lý đất đai
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai rất nặng nề, phức tạp. Bộ máy tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai và điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều địa phương chưa tương xứng với yêu cầu tổ chức triển khai thi hành pháp luật trên thực tế. Tổ chức bộ máy ở cấp xã chỉ duy trì một công chức địa chính địa chính; ở cấp huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ có khoảng 3 - 5 cán bộ trong khi đó xử lý cả các nhiệm vụ liên quan đến môi trường, xây dựng, quản lý đô thị, dẫn đến quá tải trong thực thi công vụ, chưa thực hiện tốt được vai trò phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp ở một số tỉnh còn chậm kiện toàn, Tổ chức phát triển quỹ đất mặc dù đã được thành lập nhưng chưa được quan tâm bố trí nguồn lực đầy đủ để thực hiện chức năng tạo quỹ đất; năng lực cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.
Từ khóa » Những Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý đất đai
-
Giải Pháp Tháo Gỡ Nhiều Tồn Tại, Hạn Chế Trong Lĩnh Vực đất đai
-
Thực Trạng Và Giải Pháp để Tăng Cường Công Tác đánh Giá Quản Lý ...
-
Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về đất đai Trên địa Bàn Tỉnh
-
Một Số Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý đất đai Trong Tình Hình ...
-
Một Số Sai Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về đất đai Thông Qua Thực ...
-
Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý, Sử Dụng đất Công ích 5% Tại Thăng Bình
-
Đánh Giá Những Kết Quả Quan Trọng Trong Công Tác Quản Lý đất đai
-
Xã Tân An - Huyện Thanh Hà - UBND Tỉnh Hải Dương
-
Giải Quyết Những Khó Khăn, Vướng Mắc Phát Sinh Trong Công Tác ...
-
Công Tác Quản Lý đất đai Cấp Xã - Phamlaw
-
Nhìn Lại Kết Quả Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Lĩnh Vực đất đai ...
-
Chính Sách, Pháp Luật Về đất đai Còn Nhiều Hạn Chế, Bất Cập, Chồng ...
-
Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường đề Ra Một Số Giải Pháp Tăng Cường ...
-
Thực Trạng Quản Lý đất Công - BacLieu