Một Số Trò Chơi Tổ Chức Cho Trẻ Em đêm Trung Thu - Vntrip

Nội dung chính

  • 1. Múa lân
  • 2. Rước đèn
  • 3. Bịt mắt đập niêu
  • 4. Trò hóa trang các nhân vật
  • 5. Làm đèn Trung thu
  • 6. Truy tìm báu vật
  • 7. Múa hát mừng Trung thu
  • 8. Trò chơi tiếng Anh Trung thu

Tết Trung thu 2020 sắp đến, nhiều người đang băn khoăn không biết nên đưa con đến các địa điểm vui chơi nào vừa an toàn vừa có không khí rộn ràng. Một số cha mẹ có con nhỏ thường tìm đến nơi có một số trò chơi tổ chức cho trẻ em đêm Trung thu như ủy ban phường xã, nhà thờ..để các bạn nhỏ có cơ hội tiếp xúc và tăng khả năng hòa đồng hơn. Trong bài viết dưới đây, Vntrip sẽ gợi ý một số trò chơi thiếu nhi Tết trung thu có thể tổ chức ngoài trung tâm, công viên hoặc tại nhà.

1. Múa lân

Có lẽ múa lân là một trong những trò chơi linh đình, có nhiều nét linh thiêng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Đây không hẳn là trò chơi mà đã là một bộ môn múa nghệ thuật có nguồn gốc từ thời xa xưa.

Múa lân thường được biểu diễn vào các dịp lễ lớn như đón năm mới, trung thu, khai trương… nhằm rước may mắn, tài lộc về cho mọi người dân, gia chủ.

Múa lân đêm Trung thu. Ảnh: Internet

Múa lân đêm Trung thu. Ảnh: Internet

Nếu ngày Tết, múa lân phổ biến ở rất nhiều gia đình, cửa hàng thì ngày Tết Trung thu, bộ môn múa cổ truyền này đa số được biểu diễn tại các buổi văn nghệ, trung tâm thương mại, đêm nhạc giao lưu dành cho các bé.

Những chú lân rực rỡ múa lượn đầy lý thú là một sự lựa chọn tuyệt vời trong một số trò chơi tổ chức cho trẻ em đêm trung thu được lựa chọn nhiều nhất.

2. Rước đèn

Tất nhiên, đêm trăng rằm tháng 8 âm lịch sẽ chẳng còn không khí nữa nếu không có trò chơi rước đèn. Trước đây, rước đèn rất phổ biến ở các con hẻm nhỏ, khắp đường làng ngỏ xóm, nhưng khi xã hội đã dần phát triển, xe cộ đông đúc nên các cấp chính quyền thường tổ chức rước đèn tại trung tâm văn hóa hoặc một nơi tập trung nào đó.

Đây là một trong các trò chơi tổ chức cho thiếu nhi rất hữu ích vì mang đến không khí cái Tết Trung thu truyền thống cho trẻ nhỏ.

Trên thực tế, những vùng nông thôn hẻo lánh, trẻ em trong cả xóm tụ tập cùng nhau cầm đèn lông đi khắp các con hẻm, ngỏ ngách vẫn là tập tục diễn ra mỗi đêm Trung thu. Có lẽ, đây sẽ là nét văn hóa truyền thống của đêm rằm tháng 8 mà người Việt nên cố gắng lưu giữ ở các thế hệ sau.

Tổ chức rước đèn Trung thu. Ảnh: Internet

Tổ chức rước đèn Trung thu. Ảnh: Internet

3. Bịt mắt đập niêu

Đây là một trò chơi dân gian quen thuộc với người lớn nhưng đối với trẻ em vẫn còn rất xa lạ, nhất là các bé ở thành phố. Việc tập cho các bé làm quen với trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ có tinh thần đồng đội, hòa nhập hơn cùng bạn bè đồng trang lứa.

Bịt mắt đập niêu có cách thức chơi rất đơn giản, mỗi đội sẽ bao gồm hai thành viên, người bị bịt mắt sẽ nghe theo hướng dẫn của người còn lại để di chuyển đến chiếc niêu phía trước và đập để nó. Đội nào đập bể chiếc niêu đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

Niêu được thay bằng trống để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ảnh: Internet

Niêu được thay bằng trống để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ảnh: Internet

Ngoài bịt mắt đập niêu, trong dân gian Việt Nam còn có rất nhiều các trò chơi lý thú đêm Trung thu dành cho trẻ em khác như: Rồng rắn lên mây, kéo co, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê…

Đây đều là những trò chơi thiếu nhi Tết trung thu tuyệt vời và thú vị mà ban tổ chức lễ hội hay các bậc phụ huynh nên tham khảo ngay.

4. Trò hóa trang các nhân vật

Hóa thân thành các nhân vật trong truyện cổ tích, siêu anh hùng, nhân vật truyện tranh hay hoạt hình là một gợi ý tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một số trò chơi tổ chức cho trẻ em đêm Trung thu.

Khác với các trò chơi khác, hóa trang đòi hỏi thời gian, đầu tư phục trang, trang điểm kỹ lưỡng hơn. Nhưng bù lại, trò chơi này rất phù hợp để tổ chức trung thu cho trẻ em mầm non, thiếu nhi vì các bé vẫn còn nhỏ rất khó để tham gia các hoạt động khác.

Sau khi hóa trang, các em nhỏ có thể cầm đèn lồng để rước đèn, ca hát cùng quản trò là chị Hằng hay chú Cuội.

Trò chơi hóa trang trong đêm Trung thu. Ảnh: Internet

Trò chơi hóa trang trong đêm Trung thu. Ảnh: Internet

5. Làm đèn Trung thu

Mùa Tết Trung thu sẽ càng thêm ý nghĩa nếu bạn đưa bé đến các buổi dạy làm lồng đèn tại nhà. Trong quá trình học làm chiếc đèn lồng theo sở thích, bé sẽ tăng cao khả năng sáng tạo, học tính kiên trì, cẩn thận và có cơ hội quen thêm nhiều bạn mới.

Thay vì ra ngoài cửa hàng mua cho bé các kiểu lồng đèn điện tử, hãy giúp con hiểu được không khí của mùa Tết Trung thu cổ truyền mang nhiều nét đẹp của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình tự mày mò làm chiếc đèn lồng, trẻ em sẽ có cơ hội trau dồi thêm nhiều kỹ năng sống thực tế mà trên sách vở chẳng thể nào có.

Hiện nay, tại các trung tâm văn hóa, ban tổ chức lễ hội trăng rằm Trung thu cũng thường thêm trò chơi tự làm đèn lồng cho trẻ em vào ngày 14 âm lịch, tức là trước đêm Trung thu một ngày.

Trẻ cùng người lớn học làm đèn ông sao. Ảnh: Internet

Trẻ cùng người lớn học làm đèn ông sao. Ảnh: Internet

6. Truy tìm báu vật

Nếu đang thắc mắc Trung thu này chơi gì, hãy nghĩ ngay đến trò chơi truy tìm báu vật đầy thú vị và đòi hỏi trí tuệ. Đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời dành cho các bé đang là học sinh cấp 2 nhằm mục đích tăng cường khả năng tư duy và phân tích.

Theo đó, báu vật sẽ được cất giấu ở một nơi không ai biết đến, mỗi nhóm gồm 3 – 4 thành viên sẽ phân tích và vượt qua từng chướng ngại vật bằng cách giải câu đó hoặc mạo hiểm để đến với đích cuối cùng. Đây cũng là nơi cất giữ vật báu.

Trò chơi này không đòi hỏi không gian quá rộng, các bậc phụ huynh có thể tổ chức Trung thu tại nhà cũng rất hợp lý.

7. Múa hát mừng Trung thu

Thông thường, ở mỗi địa phương trong đêm rằm tháng 8 âm lịch đều sẽ tổ chức các buổi diễn văn nghệ với chị Hằng và chú Cuội để các bé đến cùng giao lưu. Đây là chương trình tổ chức thường niên mỗi năm với các tiếc mục biểu diễn ca múa nhạc, chơi trò chơi, giải câu đố nhận quà…

Ngoài ra, nhiều ban tổ chức còn tổ chức từ rất sớm bằng cách tập luyện những vở kịch hài hước, vui nhộn nhằm tạo sân chơi Trung thu thú vị cho thiếu nhi.

Văn nghệ đêm Trung thu. Ảnh: Internet

Văn nghệ đêm Trung thu. Ảnh: Internet

8. Trò chơi tiếng Anh Trung thu

Ngoài các trò chơi dân gian, các buổi diễn văn nghệ truyền thống, ngày nay, nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi hay trò chơi tiếng Anh trong đêm Trung thu. Điều này ra đời với mục đích giúp trẻ vừa chơi vừa tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ.

Một số trò chơi tổ chức cho trẻ em đêm Trung thu bằng tiếng Anh phải kể đến như: Học từ vựng nhanh, đoán từ vựng theo hình ảnh, viết lời chúc bằng tiếng Anh cho người thân và bạn bè, thi nhau ghi nhớ và viết từ vựng nhanh nhất…

Đây đều là những trò chơi tiếng Anh rất đơn giản, những người tổ chức có thể tăng cấp độ khó lên tùy thuộc vào lứa tuổi trung bình của các bé tham gia. Tuy nhiên, theo một số phụ huynh, trò chơi dân gian và tập thể vẫn nên được ưu tiên trong dịp Tết Trung thu vì đây là lễ hội truyền thống.

Tổ chức các trò chơi tiếng Anh liên quan đến Trung thu cho trẻ. Ảnh: Internet

Tổ chức các trò chơi tiếng Anh liên quan đến Trung thu cho trẻ. Ảnh: Internet

Hy vọng gợi ý về một số trò chơi tổ chức cho trẻ em đêm Trung thu trên từ Vntrip sẽ giúp bạn có được kế hoạch vui chơi cho con em chỉn chu, hoàn hảo và an toàn nhất trong dịp rằm tháng 8 âm lịch sắp đến. Vì Trung thu năm 2020 này chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19 nên các bậc phụ huynh cần quan tâm theo dõi thông báo từ các cấp chính quyền để kịp thời chuẩn bị kế hoạch vui chơi an toàn cho con trẻ.

Xem thêm:

  • Những bài thơ vui và ý nghĩa về tết Trung Thu
  • Tết trung thu: Nguồn gốc và Ý nghĩa không phải ai cũng biết
  • Đi chơi phố Lồng Đèn rực rỡ tại Quận 5 đêm Trung Thu
  • Top 10 địa điểm đi chơi trung thu ở Hà Nội không thể bỏ qua
  • 6 địa điểm vui chơi Trung Thu lý tưởng ở Sài Gòn

Từ khóa » Trò Chơi Trong Dịp Tết Trung Thu