Một Số Vấn đề Cần Lưu ý Khi Nuôi Dưỡng, Chăm Sóc Vịt Con

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Thư viện khuyến nông
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
Chủ nhật, 01/12/2024, 08:38
  • Trang nhất
  • Chăn nuôi
Một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con Thứ hai - 23/05/2022 10:03 25.239 0 Hiện nay, vịt được nuôi khá phổ biến trong các hộ dân cư với quy mô rất khác nhau từ những hộ nuôi vài chục con đến hàng trăm con/lứa trở lên tùy thuộc vào mùa vụ, mục đích chăn nuôi, chuồng trại và điều kiện đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi người nuôi vịt chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm mà chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề về kỹ thuật dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, rủi ro còn nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi vịt con.
Một số vấn đề cần lưu ý khi nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con
Vì vây, để có được đàn vịt con khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống và độ đồng đều cao người nuôi vịt cần chú ý làm tốt một số vấn đề sau đây: - Về chuồng nuôi: Vịt con trong giai đoạn này sử dụng quây úm bằng cót ép, hoặc có thể dùng bạt, gạch để ghép thành từng ô để úm vịt, đảm bảo chiều cao 0,5m. Nền chuồng lát gạch hoặc láng xi-măng; sử dụng trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ, đảm bảo khô sạch và không bị hôi mốc.Trước khi đưa vịt vào nuôithì quây úm phải được sưởi ấm, đảm bảo không có gió lùa. Người chăn nuôi nên dùng các chụp sưởi, bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho vịt. Để đảm bảo cho vịt con khoẻ mạnh nhiệt độ chuồng nuôi đối với vịt 1 tuần tuổi phải đạt 31 - 32oC và thời gian chiếu sáng là 24 giờ; tuần thứ 2: 30 – 31 oC, thời gian chiếu sáng 24 giờ; tuần thứ 3: 29 – 30 oC, thời gian chiếu sáng từ 16 – 18 giờ; tuần thứ 4: 26 - 27 oC, thời gian chiếu sáng 16 -18; sau 4 tuần sử dụng ánh sáng tự nhiên để vịt thích nghi với môi trường bên ngoài. - Về độ ẩm không khí, thông thoáng chuồng nuôi:Độ ẩm thích hợp cho vịt con là 60 - 70 %, song ở nước ta độ ẩm không khí rất cao có khi lên tới 80 - 90%. Nếu độ ẩm cao, nền chuồng ướt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn vịt con. Người chăn nuôi cần thường xuyên thay chất độn chuồng và tạo thông thoáng chuồng nuôi tốt để giữ cho vịt ấm chân và sạch lông -Vềcung cấp nước uống:Vịt là thuỷ cầm cần rất nhiều nước uống, đảm bảo nước phải sạch và thường xuyên. Khi nuôi vịt theo phương thức nuôi khô không có nước bơi lội chỉ dùng nước cho vịt uống nhưng bản tính của vịt vẫn sử dụng nước uống để vẩy lên tắm khô cho nên lượng nước phải tăng gấp đôi so với nhu cầu nước uống và nước trong máng uống sẽ nhanh bẩn do vậy phải cấp đủ và thay nước thường xuyên để đảm bảo nước uống luôn sạch sẽ. Lưu ý vịt ở tuần tuổi thứ nhất không cho uống nước lạnh dưới 10oC, tuần tuổi thứ 2 và 3 không cho uống nước lạnh dưới 6oC và cũng cần hạn chế vịt uống nước trên 25oC. Nhu cầu nước uống trung bình: vịt 1 - 7 ngày tuổi: 120 ml/con/ngày; vịt 8 - 14 ngày tuổi: 250 ml/con/ngày; 15 - 28 ngày tuổi: 350 ml/con/ngày. - Về thức ăn:Thức ăn đóng vai trò quan trọng để có sản phẩm an toàn. Cho nên thức ăn sử dụng cho vịt phải có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng và đảm bảo chất lượng tốt. Không sử dụng thức ăn có chất kích thích tăng trọng, có các hoá chất cấm trong chăn nuôi. Nuôi vịt trong giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên cho ăn trực tiếp hoặc dùng thức ăn đậm đặc phối trộn với nguyên liệu tại địa phương theo hướng dẫn của Nhà sản xuất, hoặc người chăn nuôi có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại gia đình như: ngô, thóc, đậu tương, cám, cá, bã rượu…cho vịt ăn để hạ giá thành sản phẩm. - Về nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con: Vịt sau khi nở khô lông cho ăn uống càng sớm càng tốt theo khẩu phần ăn tự do. Có thể sử dụng máng nhựa dài, khay nhựa, hoặc trải các tấm bạt, bao bì sạch để đổ thức ăn cho vịt con ăn. Mỗi lần đổ thức ăn cho vịt không nên đổ quá nhiều, mà chia thành nhiều lần để đảm bảo thức ăn luôn mới, không bị ẩm ướt hay dính bẩn.Vịt con từ lúc mới nở đến 1 tháng tuổi là thời gian "gột vịt", người chăn nuôi cần chú ý chọn nguồn thức ăn tốt, nước uống sạch. Giai đoạn vịt con từ 1- 3 ngày tuổi cho vịt con ăn 4 - 5 bữa/ngày, chú ý không nên cho vịt xuống nước nhiều để chúng không bị nhiễm trùng rốn. Khi vịt được 4 - 10 ngày tuổi tập cho vịt ăn thêm rau xanh, nên trộn lẫn với cơm, bổ sung thêm thức ăn giàu đạm từ ít đến nhiều, đồng thời phải tập cho vịt xuống nước tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước từ 5 - 10 phút, sau đó tăng dần lên 30 phút và ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do. Hàng ngày cần quan sát các hoạt động của đàn vịt, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe, dịch bệnh để có biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tỷ lệ còi cọc và hao hụt ở đàn vịt nuôi. - Về công tác thú y phòng bệnh: Hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi úm vịt con, khi thấy có chất thải nhiều và chất độn chuồng bị ướt, hôi thối nặng mùi phải thu gom để xử lý và tiến hành thay mới. Đối với máng ăn, máng uống phải được kiểm tra hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ loại bỏ thức ăn thừa dính bẩn, phân và chất độn chuồng rơi vào trước khi cho vịt con ăn uống; sau mỗi đợt chăn nuôi phải được vệ sinh làm sạch và khử trùng trước khi tái sử dụng cho lứa nuôi mới.Định kỳ khử trùng khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột và các loại hóa chất như: Benkocid, Omnicide, Han Iodine, Virkon, Povi dine…Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vịt nuôi để có hiệu quả chăn nuôi bền vững. Lịch phòng bệnh cho vịt.

Ngày tuổi

Vaccin , thuốc kháng sinh và cách dùng

1-3 Phòng chống nhiễm trùng rốn , các loại bệnh đường ruột và chống các stress bằng các loại kháng sinh như Ampi-Coly, Amox Colis. . . Bổ sung vitamin như : GlucoKC, điện giải, Bcomlex , ADE
7 - 10 - Phòng Vắc xin viêm gan siêu vi trùng : uống hoặc nhỏ hoặc tiêm - Tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh)
15-18 - Phòng vắc xin H5N1 lần 1 - Bổ sung vitamin, GlucoKC chống stress sau tiêm phòng
28-46 - Phòng bệnh Ecoli , tụ huyết trùng , phó thương hàn vịt bằng các loại kháng sinh và bổ sung vitamin, điện giải - Tiêm phòng vaccin tụ huyết trùng cho vịt - Phòng vắc xin H5N1 lần 2
56-60 Tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt lần 2 Tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi trùng lần 2
Có thể nói chăn nuôi vịt cũng là một hướng đi có nhiều tiềm năng và lợi thế giúp người chăn nuôi phát triển kinh tế nông hộ, nâng cao thu nhập. Vì vậy,trong giai đoạn nuôi vịt con người chăn nuôi cần quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề nêu trên để nhằm giảm thiểu những rủi ro; nâng cao tỷ lệ sống, độ đồng đều và đảm bảo cho khả năng sinh trưởng phát triển của đàn vịt một cách tốt nhất. Văn Thắng Trung tâm KN - nguồn TSKN

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn an toàn sinh học

    (13/06/2022)
  • Nghiệm thu mô hình vịt Bầu Quỳ thương phẩm

    (22/06/2022)
  • Hội thảo dự án “ Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại khai thác mật trên thùng kế theo hướng VietGAHP”

    (20/07/2022)
  • Hưng Hòa TP Vinh: Khấm khá nhờ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp

    (28/07/2022)
  • Hướng đi mới tạo sinh kế bền vững cho người dân Quỳ Hợp

    (09/06/2022)
  • Biện pháp phòng chống nắng nóng cho gia súc, gia cầm vào mùa Hè

    (09/06/2022)
  • Phát triển kinh tế từ gia trại

    (06/06/2022)
  • Làm giàu từ mô hình tổng hợp

    (07/06/2022)
  • Hiệu quả từ mô hình kinh tế trang trại

    (08/06/2022)
  • Cần chăm sóc tốt lợn nái trước và sau khi sinh

    (24/05/2022)
  • Thành công từ mô hình liên kết chăn nuôi gà thịt

    (18/05/2022)
  • Phát triển kinh tế từ chăn nuôi trâu, bò

    (16/05/2022)
  • Lãnh đạo Sở NN&PTNT Nghệ An kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

    (29/04/2022)
  • Trung tâm khuyến nông Nghệ An  tổ chức giao giống vịt bầu Quỳ và thức ăn hỗn hợp cho mô hình “Chăn nuôi vịt bầu Quỳ thương phẩm”  

    (29/03/2022)
  • Hội nghị: Giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

    (23/03/2022)
  • Làm giàu với mô hình phát triển chăn nuôi

    (17/03/2022)
  • Đại Thành- Yên Thành:  Chăn nuôi dê hướng thịt đạt hiệu quả kinh tế cao      

    (21/02/2022)
  • Hiệu quả chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học sử dụng chế phẩm sinh học propiotic năm 2021

    (14/02/2022)
  • Hiệu quả từ mô hình nuôi Đà điểu thương phẩm ở Thành phố Vinh - Nghệ An.

    (09/02/2022)
  • Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An kiểm tra mô hình nuôi đà điểu thương phẩm

    (13/01/2022)
Văn bản mới

Chủ động phòng, chống đói rét trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025

lượt xem: 33 | lượt tải:25

Đề án: Tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân năm 2025

lượt xem: 76 | lượt tải:60

THÔNG BÁO: Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

lượt xem: 189 | lượt tải:103

Công văn chỉ đạo: V/v khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3 - YAG

lượt xem: 177 | lượt tải:81

Công điện: Về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lỡ đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian tới

lượt xem: 222 | lượt tải:88 Xem tiếp Tin nổi bật
  • Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông
  • Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024. Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024.
  • Lễ kết nạp Đảng viên mới Lễ kết nạp Đảng viên mới
  • Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP” Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP”
  • Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An. Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An.
  • Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học
  • Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
  • Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng Nghiệm thu, trao chứng nhận VietGAP mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Thư viện ảnh mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Vịt Con Mới Nở Bị Yếu