MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh tế - Quản lý >>
- Kế toán
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.64 KB, 14 trang )
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNGNGHIỆP.I.VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆPTRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.1.Khái niệm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp . * Khái niệm công nghiệp .Công nghiệp là nghành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất một bộphận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạtđộng chủ yếu; khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyênthuỷ; sản xuất và chế biển sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệpthành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôiphục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trongsinh hoạt. Thực hiện 3 hoạt động cơ bản đó, dưới sự phân công của lao động xã hộitrên cơ sở tiến bộ của khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hìnhthành hệ thống các nghành công nghiệp; khai thác tài nguyên khoáng sản, độngvật, thực vật, các nghành sản xuất và chế biến sản phẩm và các nghành côngnghiệp dịch vụ sửa chữa. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộquá trình sản xuất công nghiệp . tính chất hoạt động của sản phẩm này là cắt đứtcác đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Chế biến là cá hoạt động làmthay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra các sảnphẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêudùng trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống. Quá trình chế biến từ một nguyênliệu có thể tạo ra một loại sản phẩm tương ứngvà cũng có thể là một loại sản phẩmnào đó được tạo ra từ các nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian được coi lànguyên liệu của quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng làsản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào trong sản xuất vàtiêu dùng trong đời sống.Sửa chữa là một hoạt động không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài tuổi thọcủa các tư liệu lao động trong các nghành sản xuất và kéo dái thời gian sử dụngcủa các sản phẩm dùng trong đời sống . công nghiệp sữa chữa là hình thức có sauso với công nghiệp khai thác và chế biến. Lúc đấu các hoạt động này được thựchiện ngay trong các nghành công nghiệp khai thác, chế biến và trong đời sống sinhhoạt của dân cư, do lực lượng lao động chính trong các nghành và lĩnh vực đó thựchiện. Sau đó, do sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật trong các ngành sản xuất, dịchvụ, do sự phát triển đa dạng hoá của sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt, hoạt độngsửa chữa được tách ra thành một ngành chuyên môn hoá thực hiện dịch vụ sửachữa có tính chất xã hội. * Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằngthủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thường gắn liền vớithời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp vì vậymà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cho nêntiểu thủ công nghiệp phát triển manh ở nông thôn thường gắn liền với các làngnghề truyền thống-Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về làng nghề nhưng cóthể thấy rằng làng nghề là nơi có trên 50% hộ dân làm nghề đó với tổng thu nhậptừ nghề đó phải chiếm trên 50% tổng thu nhập cả làng. 2. Vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế xã hội.Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vậtchất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý dochủ yếu sau: - Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu côngnghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trìnhphát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trởthành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó. - Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhucầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất,công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp không những chỉ là ngành khai thác tài nguyên,mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sảnxuất từ các loại tài nguyên, khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trunggian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinhthần cho con người. - Sự phát triển của công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là một yếu tố có tính chấtquyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tếquốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trìnhđộ phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốcdân, xuất phát từ những điều kiện đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cầnphải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinhtế quốc dân hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ vàđịnh hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một nhiệm vụquan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của đất nước.Ở nước ta, cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp đang là cơ cấu kinh tế quantrọng nhất, Đảng ta đang có chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta có cơ cấucông nghiệp-nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu đó theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tếViệt nam định hướng xã hội chủ nghĩa.Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế lênnền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó xuất pháttừ bản chất, những đặc điểm vốn có của công nghiệp.Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủnghĩa, công nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của công nghiệpđược hiểu là: Trong quá trình phát triển nền kinh tế, công nghiệp là ngành có khảnăng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển cuả các ngành kinh tế khác lênnền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo đó được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: - Do đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, công nghiệp có những điều kiệntăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa họccông nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đólực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác.Do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển củalực lượng sản xuất, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến.Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các môhình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho cácngành kinh tế khác tổ chức đi lên nền sản xuất lớn theo “hình mẫu”, kiểu “côngnghiệp”. - Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc điểm là đặc điểm về công nghệsản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duynhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đómà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào đểxây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹthuật và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao độngcó tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạtđộng sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp phần quan trọngvào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn để phát triển nền kinh tế, từ đó,công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ cótính chiến lược của nền kinh tế xã hội như tạo việc làm cho lực lượng lao động,xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi,… - Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng có chủ trương“coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực,cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuấtkhẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá.Để thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọngcung cấp các yếu tố đầu vào “nước, phân, cần, giống” bằng những công nghệ ngàycàng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nôngnghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hànghoá.
Tài liệu liên quan
- Báo cáo tổng hợp về một số vần đề chung tại Công ty vietel, tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty
- 43
- 559
- 0
- 190 Báo cáo tổng hợp về một số vần đề chung tại Công ty vietel, tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty
- 52
- 515
- 0
- Một số vấn đề chung về công ty bánh kẹo Hải Châu
- 62
- 591
- 0
- Mot so van de chung ve cong tac tuyen truyen
- 117
- 841
- 5
- Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- 15
- 518
- 0
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC TIÊU THỤ NHỮNG SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
- 20
- 762
- 0
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
- 25
- 786
- 0
- Một số vấn đề chung về công táchuy động vốn ở ngân hàng thương mại
- 20
- 416
- 0
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
- 17
- 1
- 12
- GIỚI THIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY GANG THÉP THÁI NGUYÊN
- 4
- 690
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(25.18 KB - 14 trang) - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ngành Thủ Công Nghiệp Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "thủ Công Nghiệp" - Là Gì?
-
Tìm Hiểu Về Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp Là Gì Và Một Số Ví Dụ Có Liên ...
-
Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp (Cottage Industry) Là Gì? Đặc điểm
-
Https:///portal/page/portal/chin...
-
Nghĩa Của Từ Thủ Công Nghiệp - Từ điển Việt
-
Tìm Hiểu Về Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp - HALANA
-
NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG-Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh ...
-
Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp Là Gì Và Một Số Ví Dụ Có Liên Quan
-
Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp Là Gì, Tiểu Thủ Công Nghiệp Gồm ...
-
Tìm Hiểu Về Ngành Tiểu Thủ Công Nghiệp Là Gì Và Một ... - Blog Hỏi Đáp
-
Tiểu Thủ Công Nghiệp Là Gì - TTMN
-
Nghề Thủ Công Và Bảo Tàng - KHOA DI SẢN VĂN HÓA
-
Khái Niệm Tiểu Thủ Công Nghiệp Là Gì
-
Tiểu Thủ Công Nghiệp - Mimir