MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TIẾT 56 BÀI 37: AXIT, BAZƠ, MUỐI

Đăng nhập / Đăng ký
  • Trang chủ
  • Thành viên
  • Trợ giúp
  • Liên hệ

Đăng nhập

Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

Thông tin

  • Giới thiệu bản thân
  • Thành tích
  • Chia sẻ kinh nghiệm
  • Lưu giữ kỉ niệm
  • Hình ảnh hoạt động
  • Soạn bài trực tuyến

Tài nguyên dạy học

Các ý kiến mới nhất

  • XT xin chào chủ nhà!...
  • Cảm ơn sự đóng góp của thanhtung....
  • " Cảm ơn sakin402 " " Rất mong được giao lưu ,học hỏi...
  • " Chào mừng bạn đã gia nhập . " " Mong được sự...
  • DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HỮU NHÂN Địa...
  • Mời chủ nhà ghé thăm gia lưu ...
  • Chúc mừng bạn có trang riêng! Hướng dẫn làm banner...
  • TVM XIN GIA NHẬP TRANG! ...
  • TVM XIN GIA NHẬP. Chúc mừng thầy cô có trang...
  • SAKIN402 gia nhập trang chủ nhà.... Mong chúng ta là...
  • Hỗ trợ trực tuyến

    • (Nguyễn Văn Hà)

    Điều tra ý kiến

    Bạn thấy trang này như thế nào? Đẹp Đơn điệu Bình thường Ý kiến khác

    Thống kê

  • 33017 truy cập (chi tiết) 1 trong hôm nay
  • 42121 lượt xem 1 trong hôm nay
  • 34 thành viên
  • Thành viên trực tuyến

    1 khách và 0 thành viên

    Chào mừng quý vị đến với website của Nguyễn Văn Hà

    Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Gốc > Bài viết > Chia sẻ kinh nghiệm >

    Tạo bài viết mới MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TIẾT 56 BÀI 37: AXIT, BAZƠ, MUỐI

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI DẠY TIẾT 56 BÀI 37: AXIT, BAZƠ, MUỐII) ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong chương trình hóa học 8, bài Axit, bazơ, muối nằm ở vị trí hết sức quan trọng, đây là phần kiến thức khá rộng, liên quan đến nhiều vấn đề trong hóa học. Axit, bazơ, muối trong hóa học 8 là cơ sở cho học sinh nắm vững các tính chất của axit, bazơ, muối khi lên học hóa học 9. Việc nhận biết các hợp chất thuộc nhóm axit, bazơ, muối tương đối phức tạp. Bài này chỉ được phân bổ trong hai tiết nên khối lượng công việc là rất lớn trong mỗi tiết học. Để học tốt được bài axit, bazơ, muối thì yêu cầu học sinh cần năm vững nhiều kiến thức liên quan như: những kim loại nào có nhiều hòa trị, tên gốc axit, quy tắc hóa trị ....Để hoàn thành khối lượng công việc như thế giáo viên cần biết cách hướng dẫn học sinh làm việc một cách hợp lý, tích cực thì học sinh mới có thể nắm vững, hiểu sâu và vận dụng tốt kiến thức của bài axit, bazơ, muối . Để hoàn thành tốt mục tiêu của bài học đưa ra ngoài việc giáo viên cần có một hệ thống câu hỏi hợp lý, sự phân bổ thời gian hợp lý ...thì giáo viên củng cần biết vận dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác giảng dạy. Một vấn đề hiện nay trong học tập của phần lớn học sinh hiện nay đó là : học sinh chỉ biết chép lại nguyên văn những gì giáo viên viết trên bảng, vì vậy khá năng học tập độc lập của học sinh càng ngày càng giảm sút. Bên cạnh đó vì tất cả kiến thức cần thiết đều được giáo viên viết lên bảng nên trong các tiết học nhiều học sinh rất hay mất tập trung. Thế nên đổi mới cách trình bày bảng của giáo viên sao cho kích thích tính độc lập, sáng tạo của học sinh, đồng thời nâng cao tính tập trung của học sinh trong mỗi tiết học là vấn đề hết sức quan trọng hiện nay, mà trong đó giáo viên đống vai trò người hướng dẫn. Trong bài axit, bazơ, muối thì việc nắm vững kiến thức của phần I "Muối" sẻ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt phần III "Axit" Qua quá trình nghiên cứu, giảng dạy bộ môn hóa học nói chung và bài axit, bazơ, muối nói riêng, tôi nhận thấy để hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Để phân phối đủ thời gian cho tiết học tôi phân chia bài này như sau : Tiết 56: Dạy phần Axit và bazơ Tiết 57: Dạy phần muối 1)MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHÍ DẠY PHẦN AXIT. Giáo giới thiệu vào phần I bằng cách cho một mẫu quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dich HCl, rồi cho học sinh nhận xét sự thay đổi màu sắc của quỳ tím. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài.1.1) Khái niệm.Khí hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần này khi đưa ra câu hỏi:Hãy kể tên 3 chất là axit mà em biết? Học sinh trả lời thì giáo viên viết CTHH các axit lên bảng. Sau đó học sinh nhận xét về thành phần phân tử, nêu định nghĩa như yêu cầu của sách giáo khoa, giáo viên đưa thêm câu hỏi:Em có nhận xét gì về số nguyên tử hiđro và hóa trị của gốc axit trong phân tử axit? Từ nhận xét về thành phần phân tử của axit giáo viên yêu cầu học sinh tự ghi chép phần nhận xét.Cuối cùng giáo viên đưa ra câu hỏi kết luận.Axit là gì?Học sinh trả lời, nhận xét bổ sung rồi tự ghi khái niệm vào vở.Nội dung viết bảng phần này như sau:
    Hóa Học Tiết : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXIT1. Khái niệm:- VD: HCl, H2SO4, H2S, HNO3... - Một hay nhiều nguyên tử hiđro.- Phân tử axit: - Gốc axit: VD(HS tự ghi)- Trong phân tử axit số nguyên tử hiđro bằng hóa trị của gốc axit.- Khái niệm : HS tự ghi.
    1.2) Công thức hóa học.Giáo viên đưa ra câu hỏi :Trong phân tử axit gồm những thành phần nào?Nếu kí hiệu gốc axit là B, em hãy viết công thức hóa học tổng quát cho axit?Sau khi học sinh trả lời câu hỏi thì giáo viên đưa lên màn hình một số gốc axit (- Cl, - NO3, - HSO4, = SO3, = HPO4, ≡ PO4) yêu cầu học sinh viết công thức hóa học tương ứng với các gốc axit trên.Nội dung viết bảng phần này như sau:
    Hóa Học Tiết : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXIT1. Khái niệm2. Công thức hóa học H: Hiđro HxA x: Số nguyên tử hiđro A: Gốc axit (VD: HS tự ghi) VD: HS tự ghi
    1.3) Phân loạiGiáo viên đưa ra câu hỏi:Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?Sau khi học sinh trả lời, nhận xét bổ sung cho nhau và lấy ví dụ minh họa. Giáo viên ghi bảng như sau:
    Hóa Học Tiết : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXIT1. Khái niệm2. Công thức hóa học3. Phân loại - Có oxi:VD (HS tự ghi) Axit - Không có oxi:VD (HS tự ghi)
    1.4) Tên gọia) Axit không có oxiGiáo viên yêu cầu học sinh sử dụng thông tin trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi:Tên của axit không có oxi được gọi như thế nào?Sau khi cho học sinh trả lời giáo viên viết nội dung lên bảng, giáo viên đưa ra một số ví dụ như HCl, H2S, HF... yêu cầu học sinh đọc tên từng loại axit.Sau khi học sinh tự ghi tên axit, giáo viên chỉ vào các axit, yêu cầu học sinh xác đinh gốc axit của các axit trên là đâu .Giáo viên ghi và gọi tên một số gốc,Sau đó đưa ra câu hỏi:Tên của gốc axit không có oxi được gọi như thế nào ?Giáo viên đưa một số gốc axit lên màn hình và yêu cầu học sinh gọi tên của chúng

    GỌI TÊN CÁC GỐC AXIT SAU

    - Cl

    - HSO4

    = SO3

    = HPO4

    Nội dung ghi bảng phần này như sau:
    Hóa Học Bài 37 Tiết : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXIT1. Khái niệm2. Công thức hóa học3. Phân loại4. Tên gọia. Axit không có oxi Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric Ví dụ: HCl : Tên(HS tự ghi) ; HF : Tên(HS tự ghi) Tên gốc axit: tên phi kim + ua Ví dụ: - Cl : Tên(HS tự ghi) ; - F : Tên(HS tự ghi)
    b) Axit có oxi- Axit có nhiều oxiGiáo viên đưa ra câu hỏi:Tên của axit có nhiều oxi được gọi như thế nào?(Học sinh đọc sách giáo khoa, giáo viên ghi lên bảng)Giáo viên đưa ra một số axit có nhiều oxi như H3PO4, H2SO4, HNO3 HClO4....rồi yêu cầu học sinh đọc tên của các axit trên. sau khi học sinh tự ghi chép tên các axit vào ví dụ, giáo viên đưa ra câu hỏi(vừa chỉ lên ví dụ vừa hỏi)Hãy xác định gốc axit của các axit trên?(GV đặt vấn đề"Vậy gốc axit có nhiều oxi được gọi như thế nào?"). GV chỉ lên bảng và gọi tên một số gốc, đưa ra câu hỏiHãy nêu cách gọi tên gốc axit của axit có nhiều oxi?Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi rồi rút ra kết luận và tự ghi chép. Nội dung ghi bảng phần này như sau:
    Hóa Học Bài 37 Tiết : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXIT1. Khái niệm2. Công thức hóa học3. Phân loại4. Tên gọia. Axit không có oxi b. Axit có oxi - Axit có nhiều nguyên tử oxiTên axit: axit + tên phi kim + ic Ví dụ: H3PO4 :Tên(HS ghi) , H2SO4................ HNO3............. , HClO4........... Tên gốc axit: tên phi kim + at Ví dụ: :- ClO4Tên(HS tự ghi) ; = SO4 ...........: ≡ PO4 ............., - NO3...........
    giáo viên đặt vấn đề sang phần axit có ít oxi.- Axit có ít oxiGiáo viên đưa ra câu hỏi:Tên của axit có ít oxi được gọi như thế nào?Giáo viên đưa ra một số axit có ít oxi như H2SO3, HNO2, HClO2....rồi yêu cầu học sinh đọc tên của các axit trên. sau khi học sinh tự ghi chép tên các axit vào ví dụ, giáo viên đưa ra câu hỏi(vừa chỉ lên ví dụ vừa hỏi)Chỉ rỏ đâu là gốc của các axit trên?Tên gốc axit có ít oxi được gọi như thế nào?GV gọi tên vài gốc rồi cho học sinh rút ra quy luật và gọi tên một số gốc.

    GỌI TÊN CÁC GỐC AXIT SAU

    - NO2

    - ClO2

    = SO3

    Nội dung ghi bảng phần này như sau:
    Hóa Học Bài 37 Tiết : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXIT1. Khái niệm2. Công thức hóa học3. Phân loại4. Tên gọia. Axit không có oxi b. Axit có oxi - Axit có nhiều nguyên tử oxiTên axit: axit + tên phi kim + ơ Ví dụ: H2SO3: Tên(HS tự ghi) , HNO2................., HClO2 ..................: ; Tên gốc axit: tên phi kim + it Ví dụ: - NO2: Tên(HS tự ghi) ; - ClO2:................, =SO3.................
    1.5) củng cố phần axit Để củng cố phần này tôi sử dụng phần mềm Power point để xây dựng một bài tập như sau :
    AXIT TÊN AXIT GỐC AXIT TÊN GỐC AXIT LOẠI AXIT
    Axit clohiđric ─ Cl
    H2CO3 Cacbonat
    Axit Flohiđric ─ F
    HBr Bromua
    Axit sufurơ = SO3
    HNO3 Nitrat
    Axit Photphoric = HPO4
    HI Iotua
    Axit sunfuric - HSO4

    H2S

    sunfua

    Để học sinh hoàn thành bài tập thì giáo viên phát cho mỗi nhóm học sinh một bản (trên 1/2 tờ giấy A4). Sau khi học sinh hoàn thành, cho học sinh nêu ý kiến, giáo viên viết lên bảng phụ (treo trên bảng). Sau khi học sinh nhận xét, bổ sung giáo viên chiếu đáp lên màn hình, học sinh đối chiếu với bảng của nhóm mình và sữa chữa sai sót (nêu có) Đáp án như sau:
    AXIT TÊN AXIT GỐC AXIT TÊN GỐC AXIT LOẠI AXIT
    HCl Axit clohiđric ─ Cl Clorua Không có oxi
    H2SO3 Axit cacbonic = CO3 Cacbonat Có ít ng. tử oxi
    HF Axit Flohiđric ─ F Florua Không có oxi
    HBr Axit Bromhiđric ─ Br Bromua Không có oxi
    H2CO3 Axit sufurơ = SO3 Sufit Có nhiều ng. tử oxi
    HNO3 Axit Nitơric ─ NO3 Nitrat Có nhiều ng. tử oxi
    H3PO4 Axit Photphoric = HPO4 Hiđrophotphat Có nhiều ng. tử oxi
    HI Axit iothiđric ─ I Iotua Không có oxi
    H2SO4 Axit sunfuric - HSO4 Hiđrosunfat Có nhiều ng. tử oxi

    H2S

    Axit sunfuhiđric

    ─ S

    sunfua

    Không có oxi

    2) MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHÍ DẠY PHẦN BAZƠ. Giáo giới thiệu vào phần II bằng cách cho một mẫu quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dich NaOH, rồi cho học sinh nhận xét sự thay đổi màu sắc của quỳ tím. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài.2.1) Khái niệm Phần này giáo viên đưa ra các câu hỏi như trong sách giáo khoa để học sinh trao đổi, trả lời rồi rút ra kiến thưc cần ghi chép vào vở.2.2) Công thức hóa học Giáo viên cho học sinh viết công thức tổng quát của bazơ : M(OH)nGiáo viên đưa ra câu hỏi:Công thức hóa học của bazơ gồm những thành phần nào?Em có nhận xét gì về hóa trị của kim loại M so với chỉ số của nhóm (OH)?Phần này giáo viên ghi bảng như sau:
    Hóa Học Bài 37 Tiết 56 : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXITII - BAZƠ1. Khái niệm2. Công thức hóa học M: Nguyên tử kim loại M(OH)n n = hóa trị của kim loại
    2.3) Tên gọiGiáo viên đưa ra câu hỏi học sinh trả lời rồi tự ghi chép .Tên bazơ được gọi như thế nào? Sau khi học sinh ghi chép xong phần cách gọi tên, giáo viên đưa ra thên câu hỏi:Nêu một số kim loại có nhiều hóa trị mà em biết? kim loại đó có những hóa trị nào?(Học sinh có thể tham khảo ở bảng "MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC" ở trang 42 sách giáo khoa)Phần này giáo viên ghi bảng như sau:
    Hóa Học Bài 37 Tiết 56 : AXIT - BAZƠ - MUỐII - AXITII - BAZƠ1. Khái niệm2. Công thức hóa học3. Tên gọi- Tên bazơ: ........................- Ví dụ: ..............................- Kim loại nhiều hóa trị: Fe(II,III); Cu(I,II); Cr(II,III); Hg(I,II);Pb(II,IV)
    2.4) Phân loạiGiáo viên đưa ra câu hỏi :Dựa vào tính tan. Bazơ được chia thành mấy loại?Học sinh trả lời rồi tự ghi chép vào vở.2.5) Củng cố phần bazơĐể củng cố phần này tôi đã sử dung phần mềm power point xây dựng một bài tập trắc nghệm dạng nối kiến thức ở cột A sang cột B sao cho phù hợp như sau:
    A B
    1. NaOH2. Fe(OH)33. Cu(OH)24. Al(OH)3 a. Sắt(III) hiđroxitb. Nhôm(III) hiđroxitc. Sắt(II) hiđroxitd. Đồng(II) hiđroxite. Nhôm hiđroxit
    Học sinh làm việc cá nhân. Khi học sinh đưa ra đáp án giáo viên viết nhanh lên bảng. Sau khi cho một vài học sinh nhận xét, giáo viên đưa ra đáp án trên màn hình.3. CỦNG CỐ Để củng cố cho tiết học này lần lượt tôi sử dụng phần mềm power point đưa ra hai bài tập trên máy chiếu:Bài tập 1: Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:
    TT OXIT BAZƠ TƯƠNG ỨNG
    1 Na2O
    2 Li2O
    3 FeO
    4 BaO
    5 CuO
    6 Al2O3
    Đáp án:
    TT OXIT BAZƠ TƯƠNG ỨNG
    1 Na2O NaOH
    2 Li2O LiOH
    3 FeO Fe(OH)2
    4 BaO Ba(OH)2
    5 CuO Cu(OH)2
    6 Al2O3 Al(OH)3
    Bài tập 2: Đọc tên, xác định thành phần phân loại của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây.
    CTHH TÊN PHÂN LOẠI
    1 HBr
    2 H2SO3
    3 H2SO4
    4 H3PO4
    5 Mg(OH)2
    6 Fe(OH)3
    7 Cu(OH)2
    Đáp án:

    Từ khóa » Cách Nhận Biết Axit Có Nhiều Oxi

    CTHH TÊN PHÂN LOẠI
    1 HBr Axit bromhi đric Axit không có oxi
    2 H2SO3 Axit sunfurơ Axit có ít oxi
    3 H2SO4 Axit sunfuric Axit có nhiều oxi
    4 H3PO4