Một Số Vấn đề Về Thuế đối Với Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Kinh ...
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh nông sản, hải sản là DN hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, liên qan đến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngư nghiệp, một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Pháp luật Thuế trong lĩnh vực này, một mặt phải đảm bảo tính định hướng của Đảng, Nhà nước trong chiến lược chung và trong từng thời kỳ; mặt khác phải đảm bảo việc thực hiện trong tổng thể các chính sách đã được Nhà nước ban hành (và riêng từng sắc thuế) vì thế nên khá phức tạp và biến động. Với cơ quan Thuế, đòi hỏi cán bộ Thuế có nắm chắc và cập nhật các căn cứ, quy định, hướng dẫn thì việc quản lý thuế mới đảm bảo thành công.
Qua thực tiễn quản lý, chúng tôi có một số ý kiến bàn về nhận diện, hệ thống hóa và xử lý vấn đề có liên quan.
Các cơ sở pháp lý hiện hành
- Các quy định, hướng dẫn chi tiết về từng sắc thuế và quản lý thuế như:
* Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Thông tư (TT) 219/2013/TT- BTC, hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT; TT26/2015/TT-BTC, ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại NĐ12/2015/NĐ-CP, ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế; TT130/2016/TT-BTC, ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính, hướng dẫn sửa đổi bổ sung các Luật về Thuế;
* Thuế thu nhập DN (TNDN): TT78/2014/TT-BTC, ngày 18/6/2014, hướng dẫn thi hành NĐ218/2013/NĐ-CP, ngày 26/12/2013 của Chính phủ, quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNDN; TT96/2015/TT-BTC, hướng dẫn về thuế thu nhập DN tại NĐ12/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của một số TT do Bộ trưởng, Bộ Tài chính ban hành;
* Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): TT số TT111 /2013/TT-BTC, ngày 15/8/2013 của BTC, hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân; TT 92/2015/TT-BTC, ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế 71/2014/QH13 và NĐ 12/2015/NĐ-CP, ngày 12/02/2015 của Chính phủ;
* Về Quản lý thuế:
TT156/2013/TT-BTC, ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế và các văn bản pháp quy liên quan khác,…
- Các quy trình quản lý Thuế hiện hành như: Quy trình thanh tra, kiểm tra; Quy trình hoàn Thuế; Quy trình xử lý hóa đơn, ấn chỉ,…
Một số sắc thuế, phí hiện hành
Thứ nhất, Về thuế GTGT
Tại Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định như sau:
"Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT:
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác."
Khoản 5, Điều 5, TT 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
"DN, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho DN, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp DN, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại Khoản 5, Điều 10, TT này,...”.
Tập hợp các hướng dẫn chi tiết nêu trên thì:
(1) DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho DN, HTX ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
(2) Trường hợp DN, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
(3) Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho DN, HTX đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định.
(4) Các DN xuất khẩu hàng hóa là nông hải sản thì thuộc diện chịu thuế 0% theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Đối với khấu trừ, hoàn thuế GTGT:
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá là mặt hàng nông sản như sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC, thì thuế GTGT đầu vào này không được khấu trừ.
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá là mặt hàng nông sản như sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 5, TT 219/2013/TT-BTC, thì thuế GTGT đầu vào này được khấu trừ (quy định tại Khoản 11, Điều 14, TT 219/2013/TT-BTC): "Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5, TT này (trừ Khoản 2, Khoản 3, Điều 5) được khấu trừ toàn bộ".
- Về hoàn thuế: Hàng hóa là sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt (diện không chịu thuế GTGT) khi xuất khẩu thì chịu thuế suất 0% và được hoàn thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 18, TT 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1, TT 130/2016/TT-BTC, ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính), cụ thể:
“Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng /quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.”
Thứ hai, Về thuế Thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 6T, TT96/2015/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 8, TT78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4, TT 151/2014/TT-BTC) về ưu đãi thuế đối với thu nhập thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thì:
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của DN từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Thu nhập từ trồng trọt T (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của DN được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại TT này là thu nhập từ sản phẩm do DN, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, DN mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại TT này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Thứ ba, Về thuế thu nhập cá nhân:
Được quy định cụ thể tại TT111 /2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, TT 92/2015/TT-BTC, ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính: Thuế TNCN được tính trên phần thu nhập chịu thuế từ các cá nhân là người lao động tại DN, tổ chức.
Thứ tư, Về lệ phí môn bài:
Các DN, tổ chức, cá nhân ra đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp lệ phí môn bài dựa vào số vốn đăng ký kinh doanh, theo NĐ139/2016/NĐ-CP, ngày 04/10/2016 của Chính phủ, quy định về lệ phí môn bài và TT302 /2016/TT-BTC ngày, 15/11/2016 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chi tiết thi hành.
Một số hành vi vi phạm về Thuế:
Qua theo dõi, quản lý, kiểm tra thuế, có thể rút ra một số hiện tượng chưa được nhận diện rõ hoặc thực hiện chưa đúng quy định về thuế như sau:
Thứ nhất, xác định sai đối tượng chịu thuế GTGT. Một số DN, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (nông trường, HTX,…) có giao khoán cho các nông trường viên, xã viên để họ sản xuất ra các mặt hàng nông sản và được các nông trường, HTX này thu gom hầu hết các sản phẩm sản xuất ra. Trên thực tế, qua cam kết, các đơn vị này vẫn thu một số tiền theo định kỳ gọi là quản lý phí (thực chất là dịch vụ quản lý), số tiền này có phiếu thu đầy đủ nhưng do quan niệm không đúng là liên quan đến nông sản thuộc đối tượng không chịu thuế nên không kê khai nộp thuế GTGT theo quy định hiện hành, dẫn đến thất thu thuế. Thực tế trên địa bàn, cơ quan thuế đã truy thu số thuế hàng tỷ đồng đối với một số đơn vị như vậy.
Thứ hai, DN thương mại bán hàng nông sản, hải sản (sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng như hộ, cá nhân kinh doanh hoặc các tổ chức không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhưng không kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% như quy định hiện hành.
Thứ ba, DN xuất khẩu khi phân bổ thuế GTGT để tính số thuế GTGT được hoàn theo hướng dẫn tại TT26 /2015/TT-BTC, ngày 27/02/2015, TT130/2016/TT-BTC, ngày 12/8/2016 của BTC chưa chính xác, dẫn đến đề nghị hoàn thuế không đúng quy định, DN phải giải trình và có trường hợp phải truy hoàn thuế.
Thứ tư, không loại trừ một số DN lợi dụng quy định không chịu thuế của hàng nông sản, hải sản và tính phức tạp của chính sách thuế GTGT hiện hành, có hiện tượng thành lập các DN đánh bắt hải sản riêng, DN thương mại riêng (nhưng đều cùng một chủ sở hữu) để nhằm né thuế và hưởng khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ. Mặt khác, cách phân bổ thuế GTGT được khấu trừ theo quy định chưa chính xác, cần phải có hướng dẫn, điều chỉnh.
Một số lưu ý và kiến nghị
Một là, như trên đã đề cập, đây là một trong những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Trong điều kiện chính sách liên quan khá phức tạp, không những các DN mà ngay cả cán bộ thuế nếu không nắm vững hoặc nắm không hết, không cập nhật và hiểu rõ bản chất của vấn đề thì không thể thực hiện chính xác, đúng pháp luật được.
Hai là, Với các DN, cần chú ý thỏa đáng đến việc hỗ trợ, cập nhật chính sách cho đội ngũ điều hành và hạch toán tại DN, đặc biệt là DN kinh doanh trong lĩnh vực nông sản, hải sản. Bởi từ khâu xác định đối tượng nộp thuế, phân loại đối tượng bán hàng theo sự điều chỉnh của chính sách thuế đến khâu phát hành hóa đơn đều có sự phân biệt rõ ràng để phải thực hiện một cách chính xác, đúng quy định.
Ba là, Với cơ quan thuế thì khâu phân tích thông tin cũng như phân tích kịp thời các tờ khai tại trụ sở cơ quan thuế là việc cần coi trọng: Chú ý phân tích về tính logic của các số liệu như: Giá trị hàng không chịu thuế; trị giá hàng chịu thuế; trị giá hàng hóa không phải khai, nộp thuế, … Đối với đơn vị xuất khẩu thì phân tích số thuế GTGT được khấu trừ đề nghị hoàn thuế. Đây là khâu rất quan trọng, nó sẽ góp phần uốn nắn kịp thời (nếu Người nộp thuế (NNT) có dấu hiệu vi phạm), đồng thời góp phần tạo ra ý thức chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế một cách rõ rệt trong quá trình NNT thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Ngoài ra, cần phân tích kỹ thông tin trước khi ra quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT để đảm bảo kết quả kiểm tra và thời gian xử lý.
Thứ tư, từ thực tiễn, kiến nghị với BTC, Tổng cục Thuế nên rà soát và tổng hợp thành văn bản riêng về chính sách thuế liên quan đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng nông, hải sản để những người thực hiện tại cơ sở dễ tra cứu, áp dụng và quản lý. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chính sách phù hợp theo hướng đơn giản, minh bạch, thống nhất, thuận lợi hơn trong thực hiện./.
Tài liệu tham khảo
1. NĐ 209/2013/NĐ-CP, ngày 18/12/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng;
2. NĐ 100/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý Thuế;
3. NĐ 218/2013/NĐ-CP, ngày 26/12/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập DN;
4. TT 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 của BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng và NĐ209/2013/NĐ-CP, ngày 18/12/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng;
5. TT 78/2014/TT-BTC, ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành NĐ218/2013/NĐ- CP, ngày 26/12/2013 của Chính phủ, quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập DN;
6. TT 151/2014/TT-BTC, ngày 10/10/2014 của BTC, hướng dẫn thi hành NĐ91/2014/NĐ- CP, ngày 01/10/ 2014 của Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các NĐ quy định về Thuế;
7. TT 26/2015/TT-BTC, ngày 27/02/2015 của BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại NĐ12/2015/NĐ-CP, ngày 12/02/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế;
8. TT 96/2015/TT-BTC, ngày 22/6/2015 của BTC, hướng dẫn về thuế thu nhập DN tại NĐ12/2015/NĐ-CP, ngày 12/2/2015 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các NĐ về Thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của TT78 /2014/TT- BTC, ngày 18/6/2014;
9. TT 130/2016/TT-BTC, ngày 12/8/2016 của BTC hướng dẫn NĐ100/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các TT về Thuế.
10. TT 302/2016/TT-BTC, ngày 15/11/2016 hướng dẫn thi hành NĐ139/2016/NĐ-CP, ngày 04/10/ 2016 của Chính phủ, quy định về lệ phí môn bài;
11. Các Quy trình kiểm tra, thanh tra của ngành Thuế
Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA)
Từ khóa » Hàng Nông Sản Có Chịu Thuế Gtgt Không
-
Hóa đơn đầu Vào Hàng Nông Sản: Một Số Vấn đề Kế Toán Cần Nắm ...
-
Thuế Suất GTGT Hàng Nông Sản, Thủy Sản, Trồng Trọt Chăn Nuôi
-
Thuế GTGT Hàng Nông Sản - AZLAW
-
Thuế Suất Thuế Giá Trị Gia Tăng Khi Bán Sản Phẩm Nông Sản ?
-
CHÍNH SÁCH THUẾ GTGT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN / SẢN ...
-
Những đối Tượng Không Chịu Thuế GTGT Mới Nhất
-
Thuế Giá Trị Gia Tăng đối Với Hàng Nông Sản Là Bao Nhiêu %?
-
Hàng Nông Sản Bán Ra Có Chịu Thuế Không, Thuế Suất Bao Nhiêu
-
04 Vấn đề Về Hóa đơn đầu Vào Hàng Nông Sản Mà Kế Toán Cần Lưu ý
-
CHÍNH SÁCH THUẾ GTGT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG NÔNG SẢN
-
Trường Hợp Nào Hàng Nông Sản Không Chịu Thuế GTGT?
-
Công Văn 2976/CT-TTHT Thuế Suất Thuế Giá Trị Gia Tăng Mặt Hàng ...
-
Công Văn 1291/CT-TTHT Thuế Suất Thuế Giá Trị Gia Tăng đối Với Sản ...
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính